Có lối vào nằm dưới chân núi Thủy Sơn, động Âm Phủ được xem là hang động lớn và huyền bí nhất trong quần thể hang động ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn của Đà Nẵng.Theo các tư liệu, động Âm Phủ có tên từ thời vua Minh Mạng, vào đầu thế kỷ 19, khi nhà vua vi hành đến ngọn núi này và yêu cầu binh lính thám sát động.
Theo lý giải của dân gian,, tên động được đặt theo thuyết âm dương, vì trong đời sống con người và vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối lập. Vì thế, trên ngọn Thủy Sơn có đường lên Thiên Giới thì dưới chân sẽ có lối xuống Âm Phủ.Đến những năm 2000 động Âm Phủ đã được khảo sát và cải tạo thành một địa điểm du lịch thú vị của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.Cảnh trí trong động được bài trí theo thế giới quan Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian về cõi Âm Phủ.Theo giáo lý của đạo Phật, chết không phải là hết mà là sự chuyển tiếp để đầu thai về cảnh giới khác.Người tích thiện nhiều sẽ được siêu thoát, kẻ gây nên tội ác sẽ bị đọa đày. Thiện và ác đến đây sẽ được phân minh.Dựa trên niềm tin này, nhiều hình tượng mô phỏng những cảnh giới mà con người sẽ được thọ hưởng hoặc bị quả báo sau khi chết được bố trí trong động.Những hình ảnh này khiến những người yếu bóng vía không khỏi "lạnh người".Tuy nhiên, mục đích của những điều này không phải để tạo cảm giác mạnh đối với người xem mà nhằm răn dạy, chuyển đổi tâm tính con người, hướng đến một cuộc sống thiện lành.Động Âm Phủ cũng tái hiện một truyền thuyết nổi tiếng của đạo Phật, đó là truyền thuyết Mục Kiền Liên cứu mẹ là Bà Thanh Đề.Chuyện kể, Bà Thanh Đề khi sống gây nhiều tội ác nên lúc chết bị đày xuống những cảnh giới khủng khiếp ở Âm Phủ.Con trai bà là Mục Kiền Liên, một chân tu đắc đạo, không thể cứu thoát được mẹ do nghiệp chướng của bà quá nặng. Song, Mục Kiền Liên vẫn tâm nguyện luyện tu để chuộc tội cho mẹ.Từ câu chuyện Mục Kiền Liên tìm mẹ để báo hiếu đầy cảm động này, nên rằm tháng 7 hằng năm được gọi là ngày báo hiếu, là đại lễ Vu Lan của Phật giáo ngày nay.Rằm tháng 7 cũng là dịp ý nghĩa nhất để ghé thăm động Âm Phủ.Với giá trị độc đáo về tự nhiên, về lịch sử và các truyền thuyết dân gian, động Âm Phủ là điểm đến đầy ấn tượng của mọi du khách trong và ngoài nước khi đến Ngũ Hành Sơn.
Có lối vào nằm dưới chân núi Thủy Sơn, động Âm Phủ được xem là hang động lớn và huyền bí nhất trong quần thể hang động ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn của Đà Nẵng.
Theo các tư liệu, động Âm Phủ có tên từ thời vua Minh Mạng, vào đầu thế kỷ 19, khi nhà vua vi hành đến ngọn núi này và yêu cầu binh lính thám sát động.
Theo lý giải của dân gian,, tên động được đặt theo thuyết âm dương, vì trong đời sống con người và vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối lập. Vì thế, trên ngọn Thủy Sơn có đường lên Thiên Giới thì dưới chân sẽ có lối xuống Âm Phủ.
Đến những năm 2000 động Âm Phủ đã được khảo sát và cải tạo thành một địa điểm du lịch thú vị của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Cảnh trí trong động được bài trí theo thế giới quan Phật giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian về cõi Âm Phủ.
Theo giáo lý của đạo Phật, chết không phải là hết mà là sự chuyển tiếp để đầu thai về cảnh giới khác.
Người tích thiện nhiều sẽ được siêu thoát, kẻ gây nên tội ác sẽ bị đọa đày. Thiện và ác đến đây sẽ được phân minh.
Dựa trên niềm tin này, nhiều hình tượng mô phỏng những cảnh giới mà con người sẽ được thọ hưởng hoặc bị quả báo sau khi chết được bố trí trong động.
Những hình ảnh này khiến những người yếu bóng vía không khỏi "lạnh người".
Tuy nhiên, mục đích của những điều này không phải để tạo cảm giác mạnh đối với người xem mà nhằm răn dạy, chuyển đổi tâm tính con người, hướng đến một cuộc sống thiện lành.
Động Âm Phủ cũng tái hiện một truyền thuyết nổi tiếng của đạo Phật, đó là truyền thuyết Mục Kiền Liên cứu mẹ là Bà Thanh Đề.
Chuyện kể, Bà Thanh Đề khi sống gây nhiều tội ác nên lúc chết bị đày xuống những cảnh giới khủng khiếp ở Âm Phủ.
Con trai bà là Mục Kiền Liên, một chân tu đắc đạo, không thể cứu thoát được mẹ do nghiệp chướng của bà quá nặng. Song, Mục Kiền Liên vẫn tâm nguyện luyện tu để chuộc tội cho mẹ.
Từ câu chuyện Mục Kiền Liên tìm mẹ để báo hiếu đầy cảm động này, nên rằm tháng 7 hằng năm được gọi là ngày báo hiếu, là đại lễ Vu Lan của Phật giáo ngày nay.
Rằm tháng 7 cũng là dịp ý nghĩa nhất để ghé thăm động Âm Phủ.
Với giá trị độc đáo về tự nhiên, về lịch sử và các truyền thuyết dân gian, động Âm Phủ là điểm đến đầy ấn tượng của mọi du khách trong và ngoài nước khi đến Ngũ Hành Sơn.