Nằm trên đồi Khau Cả ở trung tâm TP Sơn La, nhà tù Sơn La là một trong những nhà tù khét tiếng nhất Việt Nam trong giai đoạn thuộc địa. Ảnh: Cổng vào nhà tù Sơn La.Nhà tù này do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2, ban đầu chỉ là nhà tù hàng tỉnh mang tên "Prison de Vạn Bú" với chức năng là giam giữ từ thường phạm. Ảnh: Khu trại giam chính trong nhà tù.Do phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng dâng cao, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào năm 1930 và 1.700m2 vào năm 1940 và đổi tên nhà tù thành "Penitencier de Son La". Ảnh: Tàn tích các trại giam đã bị phá hủy do chiến tranh.Nhà tù cũng thay đổi hẳn tính chất, trở thành nơi giam giữ tù chính trị thuộc các đảng phái khác nhau, trong đó chủ yếu là tù Cộng Sản. Vào giai đoạn này, nhà tù Sơn La đã trở thành trung tâm giam cầm đày ải những người yêu nước ở miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Lối xuống hầm ngầm của nhà tù Sơn La.Song song với miệc mở rộng quy mô nhà tù, thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người tù chính trị. Ảnh: Bên trong một phòng giam.Chúng đã thực hiện một âm mưu hết sức thâm độc là lợi dụng khí hậu khắc nghiệt, kết hợp với chế độ ăn uống kham khổ, chế độ lao tù hà khắc, lao động khổ sai cực nhọc… để giết dần, giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần của tù nhân. Ảnh: Bộ cùm chân trong một phòng giam.Điều đó đã thể hiện đầy đủ trong các các báo cáo của Công Sứ Sơn La Xanh - Pu - Lốp gửi Thống sứ Bắc kỳ: "Chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu diệt chúng một cách êm thấm …". Ảnh: Dấu tích của một ổ cùm chân.Nhưng cũng chính tại nhà tù Sơn La, khí tiết của những người chiến sĩ yêu nước đã toả sáng, biến nhà tù khét tiếng này trở thành một trường học cách mạng vĩ đại.Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của những người tù Cộng sản đã diễn ra ở Nhà tù Sơn La, tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh "Chống tên toàn quyền Đông Dương PátSkiê".Trải qua các cuộc đấu trah, nhà tù Sơn La đã rèn luyện và bổ sung cho cách mạng Việt Nam những chiến sỹ Cộng sản kiên trung như các đồng chí Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân...Trong đó, tên tuổi nhà cách mạng Tô Hiệu (1912 - 1944) gắn bó mật thiết với nhà tù Sơn La. Tại đây, ông được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, tham gia công tác tuyên truyền cách mạng và đấu tranh cải thiện chế độ nhà tù. Ông mất tại nhà tù Sơn La sau một thời gian bị lao phổi. Ảnh: Phòng giam nhà cách mạng Tô Hiệu.Ông đã để lại nhà tù Sơn La một di sản lịch sử, đó là cây đào mang tên Tô Hiệu. Cây đào này do chính tay ông trồng và chăm bón, trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản tại nhà tù Sơn La. Ảnh: Cây đào Tô Hiệu trong khuôn viên nhà tù.Năm 1952, khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom phá hủy nhà tù nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng. Đền năm 1965, đế quốc Mỹ đã đánh phá thị xã Sơn La tiếp tục phá hủy một phần của nhà tù. Ảnh: Tường bao của nhà tù.Vào các năm 1980 và 1994, tỉnh Sơn La tiến hành phục chế lại nhiều hạng mục của nhà tù như xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, khôi phục 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ... Ảnh: Một tháp canh.Ngày nay, nhà tù Sơn La nay đã trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau... Ảnh: Toàn cảnh nhà tù nhìn từ tháp canh.
Nằm trên đồi Khau Cả ở trung tâm TP Sơn La, nhà tù Sơn La là một trong những nhà tù khét tiếng nhất Việt Nam trong giai đoạn thuộc địa. Ảnh: Cổng vào nhà tù Sơn La.
Nhà tù này do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2, ban đầu chỉ là nhà tù hàng tỉnh mang tên "Prison de Vạn Bú" với chức năng là giam giữ từ thường phạm. Ảnh: Khu trại giam chính trong nhà tù.
Do phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng dâng cao, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào năm 1930 và 1.700m2 vào năm 1940 và đổi tên nhà tù thành "Penitencier de Son La". Ảnh: Tàn tích các trại giam đã bị phá hủy do chiến tranh.
Nhà tù cũng thay đổi hẳn tính chất, trở thành nơi giam giữ tù chính trị thuộc các đảng phái khác nhau, trong đó chủ yếu là tù Cộng Sản. Vào giai đoạn này, nhà tù Sơn La đã trở thành trung tâm giam cầm đày ải những người yêu nước ở miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Lối xuống hầm ngầm của nhà tù Sơn La.
Song song với miệc mở rộng quy mô nhà tù, thực dân Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người tù chính trị. Ảnh: Bên trong một phòng giam.
Chúng đã thực hiện một âm mưu hết sức thâm độc là lợi dụng khí hậu khắc nghiệt, kết hợp với chế độ ăn uống kham khổ, chế độ lao tù hà khắc, lao động khổ sai cực nhọc… để giết dần, giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần của tù nhân. Ảnh: Bộ cùm chân trong một phòng giam.
Điều đó đã thể hiện đầy đủ trong các các báo cáo của Công Sứ Sơn La Xanh - Pu - Lốp gửi Thống sứ Bắc kỳ: "Chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu diệt chúng một cách êm thấm …". Ảnh: Dấu tích của một ổ cùm chân.
Nhưng cũng chính tại nhà tù Sơn La, khí tiết của những người chiến sĩ yêu nước đã toả sáng, biến nhà tù khét tiếng này trở thành một trường học cách mạng vĩ đại.
Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của những người tù Cộng sản đã diễn ra ở Nhà tù Sơn La, tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh "Chống tên toàn quyền Đông Dương PátSkiê".
Trải qua các cuộc đấu trah, nhà tù Sơn La đã rèn luyện và bổ sung cho cách mạng Việt Nam những chiến sỹ Cộng sản kiên trung như các đồng chí Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân...
Trong đó, tên tuổi nhà cách mạng Tô Hiệu (1912 - 1944) gắn bó mật thiết với nhà tù Sơn La. Tại đây, ông được bầu làm Bí thư chi bộ Đảng, tham gia công tác tuyên truyền cách mạng và đấu tranh cải thiện chế độ nhà tù. Ông mất tại nhà tù Sơn La sau một thời gian bị lao phổi. Ảnh: Phòng giam nhà cách mạng Tô Hiệu.
Ông đã để lại nhà tù Sơn La một di sản lịch sử, đó là cây đào mang tên Tô Hiệu. Cây đào này do chính tay ông trồng và chăm bón, trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản tại nhà tù Sơn La. Ảnh: Cây đào Tô Hiệu trong khuôn viên nhà tù.
Năm 1952, khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã ném bom phá hủy nhà tù nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng. Đền năm 1965, đế quốc Mỹ đã đánh phá thị xã Sơn La tiếp tục phá hủy một phần của nhà tù. Ảnh: Tường bao của nhà tù.
Vào các năm 1980 và 1994, tỉnh Sơn La tiến hành phục chế lại nhiều hạng mục của nhà tù như xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, khôi phục 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ... Ảnh: Một tháp canh.
Ngày nay, nhà tù Sơn La nay đã trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau... Ảnh: Toàn cảnh nhà tù nhìn từ tháp canh.