Nhà máy Konouz (có nghĩa là "Kho báu" trong tiếng Ả Rập) của chính phủ Ai Cập nằm ở Obour, phía đông thủ đô Cairo. Khuôn viên nhà máy có diện tích rộng 10.000 m2. Tại đây, các nghệ nhân tập trung sản xuất hàng nghìn bản sao cổ vật từ nhiều loại nguyên liệu, có thể kể đến như thạch cao, gỗ, đá, gốm, vàng...Thị trường đồ lưu niệm của Ai Cập nhiều năm bị áp đảo bởi hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Chính phủ quốc gia này đang tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về các sản phẩm chất lượng tốt.Nhà máy Konouz sản xuất đồ nội thất, tượng và tranh vẽ về 4 thời kỳ chính của di sản Ai Cập: Pharaonic, Greco - Roman, Coptic và Hồi giáo. Các bản sao, theo tỷ lệ 1:1 hoặc thu nhỏ, được lưu hành kèm theo chứng chỉ xác thực chính thức do chính phủ cấp.Nhà máy được điều hành bởi một vị tướng về hưu. Ông giám sát khoảng 150 công nhân, họa sĩ, nhà sản xuất tủ, nhà điêu khắc và nhà thiết kế.Một nhà thiết kế đồ họa chỉnh sửa hình ảnh vi tính hóa mặt nạ của Pharaoh Tutankhamun.Kỹ thuật viên chế tác bản sao tượng bán thân của Nữ hoàng Nefertiti.Bản sao của đôi dép được tìm thấy tại lăng mộ Tutankhamun, được chế tạo tại nhà máy Konouz.Năm 2019, trước khi đại dịch xảy ra, du lịch chiếm khoảng 12% GDP của Ai Cập. Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng từ bất ổn chính trị, doanh thu từ lĩnh vực này đạt 13 tỷ USD trong năm đó.Bộ trưởng Du lịch Ai Cập Khaled el-Enani đã hoan nghênh sự phục hồi một phần số lượng du khách trong thời gian gần đây. Kể từ tháng 4, ngành hàng không ghi nhận khoảng 500.000 du khách hàng tháng, nhiều hơn gấp đôi so với con số vào tháng 1 và tăng lên đáng kể so với mức trung bình 200.000 khách du lịch mỗi tháng trong năm 2020.Vào năm 2015, Bộ Công nghiệp Ai Cập cấm "nhập khẩu hàng hóa và sản phẩm có tính chất nghệ thuật phổ biến", bao gồm cả các mô hình cổ vật nước này, như một biện pháp để bảo vệ ngành thủ công nội địa trước sự cạnh tranh về giá của các sản phẩm nước ngoài.Hầu hết đồ vật bản sao của nhà máy Konouz được đúc bằng polyester, thạch cao hoặc kim loại. Một số mặt hàng rẻ của nhà máy có nguy cơ lấn át những người thợ thủ công địa phương vốn không có tiềm lực sản xuất số lượng lớn.Trong ảnh là khu vực chợ bán đồ lưu niệm Khan el-Khalili ở Cairo. Chợ bày bán đa dạng vật phẩm như các bức tượng Ai Cập cổ đại, tượng nhỏ và những chiếc lọ, hàng thủ công truyền thống khác... Sau khi các chuyến bay bị hủy và hoạt động di chuyển gặp hạn chế trên khắp thế giới, hàng trăm chủ doanh nghiệp nhỏ và nghệ nhân buộc phải đóng băng hoạt động kinh doanh của họ.
Nhà máy Konouz (có nghĩa là "Kho báu" trong tiếng Ả Rập) của chính phủ Ai Cập nằm ở Obour, phía đông thủ đô Cairo. Khuôn viên nhà máy có diện tích rộng 10.000 m2. Tại đây, các nghệ nhân tập trung sản xuất hàng nghìn bản sao cổ vật từ nhiều loại nguyên liệu, có thể kể đến như thạch cao, gỗ, đá, gốm, vàng...
Thị trường đồ lưu niệm của Ai Cập nhiều năm bị áp đảo bởi hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Chính phủ quốc gia này đang tìm cách đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về các sản phẩm chất lượng tốt.
Nhà máy Konouz sản xuất đồ nội thất, tượng và tranh vẽ về 4 thời kỳ chính của di sản Ai Cập: Pharaonic, Greco - Roman, Coptic và Hồi giáo. Các bản sao, theo tỷ lệ 1:1 hoặc thu nhỏ, được lưu hành kèm theo chứng chỉ xác thực chính thức do chính phủ cấp.
Nhà máy được điều hành bởi một vị tướng về hưu. Ông giám sát khoảng 150 công nhân, họa sĩ, nhà sản xuất tủ, nhà điêu khắc và nhà thiết kế.
Một nhà thiết kế đồ họa chỉnh sửa hình ảnh vi tính hóa mặt nạ của Pharaoh Tutankhamun.
Kỹ thuật viên chế tác bản sao tượng bán thân của Nữ hoàng Nefertiti.
Bản sao của đôi dép được tìm thấy tại lăng mộ Tutankhamun, được chế tạo tại nhà máy Konouz.
Năm 2019, trước khi đại dịch xảy ra, du lịch chiếm khoảng 12% GDP của Ai Cập. Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng từ bất ổn chính trị, doanh thu từ lĩnh vực này đạt 13 tỷ USD trong năm đó.
Bộ trưởng Du lịch Ai Cập Khaled el-Enani đã hoan nghênh sự phục hồi một phần số lượng du khách trong thời gian gần đây. Kể từ tháng 4, ngành hàng không ghi nhận khoảng 500.000 du khách hàng tháng, nhiều hơn gấp đôi so với con số vào tháng 1 và tăng lên đáng kể so với mức trung bình 200.000 khách du lịch mỗi tháng trong năm 2020.
Vào năm 2015, Bộ Công nghiệp Ai Cập cấm "nhập khẩu hàng hóa và sản phẩm có tính chất nghệ thuật phổ biến", bao gồm cả các mô hình cổ vật nước này, như một biện pháp để bảo vệ ngành thủ công nội địa trước sự cạnh tranh về giá của các sản phẩm nước ngoài.
Hầu hết đồ vật bản sao của nhà máy Konouz được đúc bằng polyester, thạch cao hoặc kim loại. Một số mặt hàng rẻ của nhà máy có nguy cơ lấn át những người thợ thủ công địa phương vốn không có tiềm lực sản xuất số lượng lớn.
Trong ảnh là khu vực chợ bán đồ lưu niệm Khan el-Khalili ở Cairo. Chợ bày bán đa dạng vật phẩm như các bức tượng Ai Cập cổ đại, tượng nhỏ và những chiếc lọ, hàng thủ công truyền thống khác... Sau khi các chuyến bay bị hủy và hoạt động di chuyển gặp hạn chế trên khắp thế giới, hàng trăm chủ doanh nghiệp nhỏ và nghệ nhân buộc phải đóng băng hoạt động kinh doanh của họ.