Một trong những máy bay "dị" nhất thế giới được sử dụng trong Thế chiến 2 là Hafner Rotabuggy. Mẫu máy bay của Anh này còn được gọi là "xe jeep bay".Tên gọi trên xuất phát từ việc máy bay Hafner Rotabuggy có hình dáng khá giống một chiếc xe jeep. Các nhà khoa học Anh muốn dùng cỗ máy bay này để vận chuyển các thiết bị quân sự ra tiền tuyến cũng như giúp lực lượng không quân di chuyển dễ dàng, nhanh chóng hơn.Theo thiết kế, máy bay Hafner Rotabuggy được trang bị cánh quạt trực thăng. Tuy nhiên, dự án chế tạo mẫu máy bay này bị hủy bỏ vào năm 1944 trước khi được đưa vào sản xuất.Nguyên do được cho là vì giới chức Anh nhận thấy máy bay Hafner Rotabuggy bị lỗi thời so với các dòng máy bay chiến đấu khác của các nước.Trong Chiến tranh thế giới 2, các nhà khoa học Đức quốc xã cũng sáng chế ra một mẫu máy bay kỳ dị là Henschel Hs-132. Nó được mô tả là máy bay tiêm kích đánh chặn và ném bom bổ nhào.Máy bay Henschel Hs-132 gây chú ý với việc các nhà khoa học Đức bố trí động cơ phản lực lên trên. Theo đó, phi công nằm sấp để điều khiển máy bay.Phát xít Đức không kịp đưa Henschel Hs-132 vào sản xuất hàng loạt dù đã gần hoàn tất quá trình thử nghiệm. Liên Xô chiếm giữ được nhà máy chế tạo máy bay Henschel Hs-132 của Đức nên đội quân của Hitler không thể sử dụng vũ khí này.Nhật Bản nổi tiếng với một phát minh máy bay kỳ lạ mang tên Kokusai Ki-105. Đây là một loại tàu lượn quân sự được các nhà khoa học Nhật Bản thử nghiệm năm 1942.Ki-105 được thiết kế có khả năng chở xe tăng hạng nhẹ. Vào năm 1944, Ki-105 là mẫu máy bay được lực lượng Nhật Bản dùng để vận chuyển dầu.Thế nhưng, do tiêu thụ nhiên liệu ở mức cao nên cuối cùng máy bay Ki-105 có kiểu dáng kỳ quái không được Nhật Bản sử dụng. Mời độc giả xem video: Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ. Nguồn: QPVN.
Một trong những máy bay "dị" nhất thế giới được sử dụng trong Thế chiến 2 là Hafner Rotabuggy. Mẫu máy bay của Anh này còn được gọi là "xe jeep bay".
Tên gọi trên xuất phát từ việc máy bay Hafner Rotabuggy có hình dáng khá giống một chiếc xe jeep. Các nhà khoa học Anh muốn dùng cỗ máy bay này để vận chuyển các thiết bị quân sự ra tiền tuyến cũng như giúp lực lượng không quân di chuyển dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Theo thiết kế, máy bay Hafner Rotabuggy được trang bị cánh quạt trực thăng. Tuy nhiên, dự án chế tạo mẫu máy bay này bị hủy bỏ vào năm 1944 trước khi được đưa vào sản xuất.
Nguyên do được cho là vì giới chức Anh nhận thấy máy bay Hafner Rotabuggy bị lỗi thời so với các dòng máy bay chiến đấu khác của các nước.
Trong Chiến tranh thế giới 2, các nhà khoa học Đức quốc xã cũng sáng chế ra một mẫu máy bay kỳ dị là Henschel Hs-132. Nó được mô tả là máy bay tiêm kích đánh chặn và ném bom bổ nhào.
Máy bay Henschel Hs-132 gây chú ý với việc các nhà khoa học Đức bố trí động cơ phản lực lên trên. Theo đó, phi công nằm sấp để điều khiển máy bay.
Phát xít Đức không kịp đưa Henschel Hs-132 vào sản xuất hàng loạt dù đã gần hoàn tất quá trình thử nghiệm. Liên Xô chiếm giữ được nhà máy chế tạo máy bay Henschel Hs-132 của Đức nên đội quân của Hitler không thể sử dụng vũ khí này.
Nhật Bản nổi tiếng với một phát minh máy bay kỳ lạ mang tên Kokusai Ki-105. Đây là một loại tàu lượn quân sự được các nhà khoa học Nhật Bản thử nghiệm năm 1942.
Ki-105 được thiết kế có khả năng chở xe tăng hạng nhẹ. Vào năm 1944, Ki-105 là mẫu máy bay được lực lượng Nhật Bản dùng để vận chuyển dầu.
Thế nhưng, do tiêu thụ nhiên liệu ở mức cao nên cuối cùng máy bay Ki-105 có kiểu dáng kỳ quái không được Nhật Bản sử dụng.
Mời độc giả xem video: Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ. Nguồn: QPVN.