Cách đây 25 năm, ngày 17/1/1991, liên quân do Mỹ đứng đầu đã tiến hành chiến dịch Bão táp sa mạc, tấn công lực lượng của Saddam Hussein ở Kuwait và Iraq sau khi quân Iraq tràn vào chiếm đóng Kuwait. Trong ảnh là xe tăng của Iraq bị bỏ lại tại khu vực miền Bắc Kuwait.Tổng thống George HW Bush loan báo về chiến dịch Bão táp sa mạc sau khi Liên Hiệp Quốc ấn định thời hạn chót để Iraq rút quân khỏi Kuwait ngày 15/1/1991.Tổng thống George HW Bush xem tài liệu tại phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng ngày 16/1/1991 sau khi loan báo về việc triển khai chiến dịch Bão táp sa mạc.Tướng Collin Powell (Mỹ) là người chỉ huy chiến dịch Bão táp sa mạc. Trong chiến dịch quân sự này, lực lượng liên quân gồm 670.000 binh sĩ của 28 nước, trong đó Mỹ góp 425.000 binh lính. Số máy bay của liên quân là 2.250 chiếc (trong đó, Mỹ đóng góp 1.800 chiếc).Sau 5 tuần lễ không kích dồn dập kể từ ngày 17/1/1991 để làm suy yếu lực lượng Iraq ở Kuwait và tại Iraq, liên quân do Mỹ đứng đầu đã mở cuộc tấn công trên bộ băng qua sa mạc Ả Rập Xê Út vào Kuwait và Iraq từ ngày 24/2/1991. 4 ngày sau đó, Iraq tuyên bố đầu hàng và lệnh ngừng bắn được thực thi.Trong bối cảnh đó, hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình, phản đối cuộc chiến Mỹ nhằm vào Iraq và Kuwait. Cuộc biểu tình này diễn ra ở Market Street, San Francisco, Mỹ ngày 19/1/1991.Hàng dài phương tiện quân sự của Mỹ nối đuôi nhau ở sa mạc tại Ả Rập Saudi ngày 17/2/1991.Xe tăng của Iraq bị phá hủy sau khi trúng tên lửa của quân đội Mỹ ngày 27/2/1991.Tù binh chiến tranh Iraq bị liên quân bắt giữ, áp giải đi qua một một dòng suối ở miền đông nam Kuwait ngày 25/2/1991.Do ảnh hưởng của các cuộc không kích của liên quân, nhiều nhà cửa, công trình ở Baghdad bị phá hủy, khiến nhiều người mất nhà cửa, sống trong cảnh "màn trời chiếu đất". Ảnh chụp ngày 20/2/1991. Theo ước tính, chi phí của chiến dịch Bão táp sa mạc là 61 tỉ USD.
Cách đây 25 năm, ngày 17/1/1991, liên quân do Mỹ đứng đầu đã tiến hành chiến dịch Bão táp sa mạc, tấn công lực lượng của Saddam Hussein ở Kuwait và Iraq sau khi quân Iraq tràn vào chiếm đóng Kuwait. Trong ảnh là xe tăng của Iraq bị bỏ lại tại khu vực miền Bắc Kuwait.
Tổng thống George HW Bush loan báo về chiến dịch Bão táp sa mạc sau khi Liên Hiệp Quốc ấn định thời hạn chót để Iraq rút quân khỏi Kuwait ngày 15/1/1991.
Tổng thống George HW Bush xem tài liệu tại phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng ngày 16/1/1991 sau khi loan báo về việc triển khai chiến dịch Bão táp sa mạc.
Tướng Collin Powell (Mỹ) là người chỉ huy chiến dịch Bão táp sa mạc. Trong chiến dịch quân sự này, lực lượng liên quân gồm 670.000 binh sĩ của 28 nước, trong đó Mỹ góp 425.000 binh lính. Số máy bay của liên quân là 2.250 chiếc (trong đó, Mỹ đóng góp 1.800 chiếc).
Sau 5 tuần lễ không kích dồn dập kể từ ngày 17/1/1991 để làm suy yếu lực lượng Iraq ở Kuwait và tại Iraq, liên quân do Mỹ đứng đầu đã mở cuộc tấn công trên bộ băng qua sa mạc Ả Rập Xê Út vào Kuwait và Iraq từ ngày 24/2/1991. 4 ngày sau đó, Iraq tuyên bố đầu hàng và lệnh ngừng bắn được thực thi.
Trong bối cảnh đó, hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình, phản đối cuộc chiến Mỹ nhằm vào Iraq và Kuwait. Cuộc biểu tình này diễn ra ở Market Street, San Francisco, Mỹ ngày 19/1/1991.
Hàng dài phương tiện quân sự của Mỹ nối đuôi nhau ở sa mạc tại Ả Rập Saudi ngày 17/2/1991.
Xe tăng của Iraq bị phá hủy sau khi trúng tên lửa của quân đội Mỹ ngày 27/2/1991.
Tù binh chiến tranh Iraq bị liên quân bắt giữ, áp giải đi qua một một dòng suối ở miền đông nam Kuwait ngày 25/2/1991.
Do ảnh hưởng của các cuộc không kích của liên quân, nhiều nhà cửa, công trình ở Baghdad bị phá hủy, khiến nhiều người mất nhà cửa, sống trong cảnh "màn trời chiếu đất". Ảnh chụp ngày 20/2/1991. Theo ước tính, chi phí của chiến dịch Bão táp sa mạc là 61 tỉ USD.