Trước năm 1945, công viên Lê Nin ở cạnh Cột Cờ thuộc quận Ba Đình, Hà Nội được người Pháp gọi là công viên Robin. Tuy nhiên, người dân Hà Nội thường gọi đây là vườn hoa Canh Nông...Điều này bắt nguồn từ việc sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, người Pháp đã dựng lên một tượng đài bề thế giữa công viên Robin, gọi là Đài Tử sĩ (Monument aux Morts), nhằm tưởng niệm binh sĩ Pháp chết trận trong cuộc chiến.Theo thiết kế, phía trên tượng đài là hình ảnh hai người lính Pháp, một giương súng trường, một ném lựu đạn về hướng Cột Cờ. Phía dưới là bốn bức tượng "Sĩ, Nông, Công, Thương" quây quanh, đại diện cho bốn tầng lớp cơ bản của xứ An Nam hồi đó.Theo đồ án, "Sĩ" là một thanh niên cắp tráp đeo ống quyển, tư thế như đang tới trường. "Nông" là anh thợ cày gánh cày chìa vôi đi sau con trâu. "Công" là anh phu xe còng lưng kéo chiếc xe tay. "Thương" là cô gái gánh đôi quang thúng đi chợ.Trong cụm bốn tượng này, bức tượng "Nông" nằm ở mặt chính diện, dễ thấy nhất. Và theo thói quen hình tượng hóa, người dân Hà Nội gọi luôn Đài Tử sĩ là tượng đài Canh Nông. Công viên Robin cũng được gọi luôn là vườn hoa Canh Nông.Vào giai đoạn trước 1945, tượng đài Canh Nông là tượng đài bề thế và tinh xảo bậc nhất của Hà Nội. Nhưng tượng đài này đã không tồn tại lâu do những biến động của thời cuộc.Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dựng chính phủ Trần Trọng Kim. Thị trưởng Hà Nội khi đó là bác sĩ Trần Văn Lai, nhà trí thức có tư tưởng yêu nước và tiến bộ. Một trong những việc đầu tiên ông làm trên cương vị Thị trưởng là cho kéo đổ tất cả các tượng mang dấu ấn thực dân ở nơi công cộng.Tượng đài Canh Nông cũng bị kéo đổ. Công viên Robin được đổi tên thành vườn hoa Chi Lăng - địa danh ghi chiến công quân khởi nghĩa Lê Lợi chém đầu tướng Liễu Thăng. Dù vậy, tên gọi vườn hoa Canh Nông vẫn còn được sử dụng không chính tức trong nhiều thập niên sau đó.Mặc dù các tượng đồng ở vườn hoa Canh Nông đã bị kéo đổ năm 1945, phần bệ đá của tượng đài này vẫn còn tồn tại cho đến đầu thập niên 1980.Gần vị trí tượng đài Canh Nông cũ, vào ngày 26/3/1982, lễ đặt phiến đá tượng trưng cho nơi đặt tượng lãnh tụ cách mạng Lê Nin trong vườn Chi Lăng được tổ chức trọng thể. Đến ngày 20/8/1985, tượng đài Lê Nin chính thức khánh thành... Vào thời điểm này, tượng đài Canh Nông chỉ còn là ký ức mờ nhạt trong tâm trí những người Hà Nội lớn tuổi.
Trước năm 1945, công viên Lê Nin ở cạnh Cột Cờ thuộc quận Ba Đình, Hà Nội được người Pháp gọi là công viên Robin. Tuy nhiên, người dân Hà Nội thường gọi đây là vườn hoa Canh Nông...
Điều này bắt nguồn từ việc sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, người Pháp đã dựng lên một tượng đài bề thế giữa công viên Robin, gọi là Đài Tử sĩ (Monument aux Morts), nhằm tưởng niệm binh sĩ Pháp chết trận trong cuộc chiến.
Theo thiết kế, phía trên tượng đài là hình ảnh hai người lính Pháp, một giương súng trường, một ném lựu đạn về hướng Cột Cờ. Phía dưới là bốn bức tượng "Sĩ, Nông, Công, Thương" quây quanh, đại diện cho bốn tầng lớp cơ bản của xứ An Nam hồi đó.
Theo đồ án, "Sĩ" là một thanh niên cắp tráp đeo ống quyển, tư thế như đang tới trường. "Nông" là anh thợ cày gánh cày chìa vôi đi sau con trâu. "Công" là anh phu xe còng lưng kéo chiếc xe tay. "Thương" là cô gái gánh đôi quang thúng đi chợ.
Trong cụm bốn tượng này, bức tượng "Nông" nằm ở mặt chính diện, dễ thấy nhất. Và theo thói quen hình tượng hóa, người dân Hà Nội gọi luôn Đài Tử sĩ là tượng đài Canh Nông. Công viên Robin cũng được gọi luôn là vườn hoa Canh Nông.
Vào giai đoạn trước 1945, tượng đài Canh Nông là tượng đài bề thế và tinh xảo bậc nhất của Hà Nội. Nhưng tượng đài này đã không tồn tại lâu do những biến động của thời cuộc.
Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dựng chính phủ Trần Trọng Kim. Thị trưởng Hà Nội khi đó là bác sĩ Trần Văn Lai, nhà trí thức có tư tưởng yêu nước và tiến bộ. Một trong những việc đầu tiên ông làm trên cương vị Thị trưởng là cho kéo đổ tất cả các tượng mang dấu ấn thực dân ở nơi công cộng.
Tượng đài Canh Nông cũng bị kéo đổ. Công viên Robin được đổi tên thành vườn hoa Chi Lăng - địa danh ghi chiến công quân khởi nghĩa Lê Lợi chém đầu tướng Liễu Thăng. Dù vậy, tên gọi vườn hoa Canh Nông vẫn còn được sử dụng không chính tức trong nhiều thập niên sau đó.
Mặc dù các tượng đồng ở vườn hoa Canh Nông đã bị kéo đổ năm 1945, phần bệ đá của tượng đài này vẫn còn tồn tại cho đến đầu thập niên 1980.
Gần vị trí tượng đài Canh Nông cũ, vào ngày 26/3/1982, lễ đặt phiến đá tượng trưng cho nơi đặt tượng lãnh tụ cách mạng Lê Nin trong vườn Chi Lăng được tổ chức trọng thể. Đến ngày 20/8/1985, tượng đài Lê Nin chính thức khánh thành... Vào thời điểm này, tượng đài Canh Nông chỉ còn là ký ức mờ nhạt trong tâm trí những người Hà Nội lớn tuổi.