Trong màn sương bao phủ khu vực thung lũng bị đạn bom cày xới, các lính thủy đánh bộ Mỹ căng thẳng chờ đợi động thái tiếp theo của quân đội Giải phóng đang bao vây xung quanh. Trong một tuần qua, họ đã phải gánh chịu sức ép dồn dập từ hỏa lực của đối phương.
Đường băng làm bằng các tấm kim loại này là cánh cửa duy nhất kết nối lính Mỹ ở Khe Sanh với thế giới. Nhưng nó thường xuyên bị vô hiệu hóa bởi sương mù hoặc hỏa lực của đối phương. Pháo binh của quân đội Giải phóng được chỉ dẫn của các trinh sát lão luyện nã xuống từ đỉnh núi, hiếm khi nào lại không trúng một ai hay một vật thể nào đó, trên đường băng hay các hầm trú ẩn của lính Mỹ. Trong những đêm tồi tệ, có đến 5,6 quả rocket nã xuống mỗi phút.Sự nhạy cảm khi bom đạn nã xuống sát các đường hào là rất quan trọng. Những từ có ý nghĩa nhất ở đây là “Incoming!” (Hãy chui vào!) và “Outgoing!” (Hãy thoát ra!). Trong ảnh trên bên trái, đường ống dẫn xăng cho máy bay đã bốc cháy do trúng đạn. Ảnh trên bên phải: Các binh lính chuyền tay những quả đạn pháo chưa nổ để tiêu hủy. Hai ảnh dưới: Máy bay chiến đấu Phantom bay đi thực hiện các vụ trả đũa bằng bom napalm hoặc bom có cánh nhằm vào các vị trí của đối phương.Hỏa lực Giải phóng nhắm bắn chính xác vào tất cả những chiếc máy bay nào cố hạ cánh. Hiếm có chiếc trực thăng nào bay đi mà không dính đạn súng máy và quay về với những binh sĩ bị thương hoặc thiệt mạng. Những chiếc C-130 bay rất thấp để hạ cánh, thả hàng chớp nhoáng rồi vội vã bay đi ngay cũng bị trúng đạn. Ảnh trên: Một chiếc C-130 may mắn không bị nổ dù trúng đạn pháo. Ảnh dưới: Một chiếc C-130 khác đã trúng đạn khi còn ở trên không, trượt trên đường băng và biến thành một ngọn đuốc. Toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng.Các lính bắn tỉa Mỹ, từ trái sang phải gồm Hạ sĩ Albert Miranda, Hạ sĩ David Burwell và Trung úy Alec Bodenwiser đang tìm kiếm mục tiêu phía ngoài hàng rào, trên những ngọn núi xa. Làm việc trong các tổ 3 người, họ phải ngồi tại một vị trí trong nhiều giờ, quan sát bằng kính viễn vọng và ra quyết định khai hỏa vào những con người không hề hay biết mình đã lọt vào tầm ngắm của kẻ thù.Cũng như tiếng nổ của đạn pháo hay tiếng động cơ máy bay phản lực gầm rú, cái chết là một điều quá quen thuộc ở Khe Sanh. Bạn có thể nghe tin về cái chết của một đồng đội thân thiết ở nơi bốc dỡ hàng hóa, bãi rác, hầm cá nhân, trạm xá, hay bất kỳ chỗ nào, thậm chí là ngay cả khi anh ta vừa đứng cạnh bạn. Mọi người chỉ còn biết phó thác sinh mạng của mình cho Chúa trời. Ảnh bên phải: Binh nhất Joseph Marshall (18 tuổi, đến từ Alexandria) đang hát một bài Thánh ca yêu thích từ thời thơ ấu ở quê nhà.
Trong màn sương bao phủ khu vực thung lũng bị đạn bom cày xới, các lính thủy đánh bộ Mỹ căng thẳng chờ đợi động thái tiếp theo của quân đội Giải phóng đang bao vây xung quanh. Trong một tuần qua, họ đã phải gánh chịu sức ép dồn dập từ hỏa lực của đối phương.
Đường băng làm bằng các tấm kim loại này là cánh cửa duy nhất kết nối lính Mỹ ở Khe Sanh với thế giới. Nhưng nó thường xuyên bị vô hiệu hóa bởi sương mù hoặc hỏa lực của đối phương. Pháo binh của quân đội Giải phóng được chỉ dẫn của các trinh sát lão luyện nã xuống từ đỉnh núi, hiếm khi nào lại không trúng một ai hay một vật thể nào đó, trên đường băng hay các hầm trú ẩn của lính Mỹ. Trong những đêm tồi tệ, có đến 5,6 quả rocket nã xuống mỗi phút.
Sự nhạy cảm khi bom đạn nã xuống sát các đường hào là rất quan trọng. Những từ có ý nghĩa nhất ở đây là “Incoming!” (Hãy chui vào!) và “Outgoing!” (Hãy thoát ra!). Trong ảnh trên bên trái, đường ống dẫn xăng cho máy bay đã bốc cháy do trúng đạn. Ảnh trên bên phải: Các binh lính chuyền tay những quả đạn pháo chưa nổ để tiêu hủy. Hai ảnh dưới: Máy bay chiến đấu Phantom bay đi thực hiện các vụ trả đũa bằng bom napalm hoặc bom có cánh nhằm vào các vị trí của đối phương.
Hỏa lực Giải phóng nhắm bắn chính xác vào tất cả những chiếc máy bay nào cố hạ cánh. Hiếm có chiếc trực thăng nào bay đi mà không dính đạn súng máy và quay về với những binh sĩ bị thương hoặc thiệt mạng. Những chiếc C-130 bay rất thấp để hạ cánh, thả hàng chớp nhoáng rồi vội vã bay đi ngay cũng bị trúng đạn. Ảnh trên: Một chiếc C-130 may mắn không bị nổ dù trúng đạn pháo. Ảnh dưới: Một chiếc C-130 khác đã trúng đạn khi còn ở trên không, trượt trên đường băng và biến thành một ngọn đuốc. Toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng.
Các lính bắn tỉa Mỹ, từ trái sang phải gồm Hạ sĩ Albert Miranda, Hạ sĩ David Burwell và Trung úy Alec Bodenwiser đang tìm kiếm mục tiêu phía ngoài hàng rào, trên những ngọn núi xa. Làm việc trong các tổ 3 người, họ phải ngồi tại một vị trí trong nhiều giờ, quan sát bằng kính viễn vọng và ra quyết định khai hỏa vào những con người không hề hay biết mình đã lọt vào tầm ngắm của kẻ thù.
Cũng như tiếng nổ của đạn pháo hay tiếng động cơ máy bay phản lực gầm rú, cái chết là một điều quá quen thuộc ở Khe Sanh. Bạn có thể nghe tin về cái chết của một đồng đội thân thiết ở nơi bốc dỡ hàng hóa, bãi rác, hầm cá nhân, trạm xá, hay bất kỳ chỗ nào, thậm chí là ngay cả khi anh ta vừa đứng cạnh bạn. Mọi người chỉ còn biết phó thác sinh mạng của mình cho Chúa trời. Ảnh bên phải: Binh nhất Joseph Marshall (18 tuổi, đến từ Alexandria) đang hát một bài Thánh ca yêu thích từ thời thơ ấu ở quê nhà.