Chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ hình thành từ thời Pháp thuộc ở Sài Gòn. Ban đầu, vị trí đường Nguyễn Huệ là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn... Ảnh: Chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ dịp Tết Đinh Mùi 1967. Hình ảnh do một cựu binh Mỹ tại VN chụp....Sau đó, người Pháp đã lấp kênh và hình thành Đại lộ Charner, sau đổi tên thành Nguyễn Huệ. Mỗi dịp Tết, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về bến gần đó được tập kết trải dài trên đại lộ này, hình thành nên chợ hoa.Trong giai đoạn trước 1975, chợ hoa Nguyễn Huệ trở thành điểm tham quan nổi tiếng của Sài Gòn, đón hàng vạn lượt khách mỗi dịp Tết đến.Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm và tận hưởng không khí ấm cúng của ngày Tết.Có thể nói, chợ hoa Nguyễn Huệ gắn với những kỷ niệm ngày Tết khó quên trong ký ức nhiều người Sài Gòn xưa.Chợ hoạt động đến cuối thập niên 1990 thì ngừng, sau khi thành phố quy hoạch lại chợ hoa xuân, đưa chợ hoa ra Công viên 23/9.Từ Tết Giáp Thân 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, thay vào đó là con đường hoa được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân.Từ năm 2015, đường Nguyễn Huệ được nâng cấp thành quảng trường đi bộ, hứa hẹn mang lại một diện mạo mới cho TP HCM.
Chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ hình thành từ thời Pháp thuộc ở Sài Gòn. Ban đầu, vị trí đường Nguyễn Huệ là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn... Ảnh: Chợ hoa Tết trên đường Nguyễn Huệ dịp Tết Đinh Mùi 1967. Hình ảnh do một cựu binh Mỹ tại VN chụp.
...Sau đó, người Pháp đã lấp kênh và hình thành Đại lộ Charner, sau đổi tên thành Nguyễn Huệ. Mỗi dịp Tết, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về bến gần đó được tập kết trải dài trên đại lộ này, hình thành nên chợ hoa.
Trong giai đoạn trước 1975, chợ hoa Nguyễn Huệ trở thành điểm tham quan nổi tiếng của Sài Gòn, đón hàng vạn lượt khách mỗi dịp Tết đến.
Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm và tận hưởng không khí ấm cúng của ngày Tết.
Có thể nói, chợ hoa Nguyễn Huệ gắn với những kỷ niệm ngày Tết khó quên trong ký ức nhiều người Sài Gòn xưa.
Chợ hoạt động đến cuối thập niên 1990 thì ngừng, sau khi thành phố quy hoạch lại chợ hoa xuân, đưa chợ hoa ra Công viên 23/9.
Từ Tết Giáp Thân 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, thay vào đó là con đường hoa được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân.
Từ năm 2015, đường Nguyễn Huệ được nâng cấp thành quảng trường đi bộ, hứa hẹn mang lại một diện mạo mới cho TP HCM.