Philip Jones Griffiths (1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường huyền thoại trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Những bức ảnh đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới...
Lính Mỹ tại một ngôi làng nằm trên hành trình "tìm - diệt" ở Quảng Ngãi, 1967. Trong những chiến dịch như vậy, tất cả những người đàn ông bị phát hiện khi lẩn trốn đều sẽ bị giết. Cũng không hiếm trường hợp lính Mỹ giết cả người già, trẻ em và phụ nữ để làm đẹp những bản báo cáo.
Thi thể một nạn nhân của chiến dịch tìm - diệt bị lính Mỹ hành hạ bằng dao, Quảng Ngãi 1967.
Người phụ nữ bị thương nặng ở mặt này được lính Mỹ gắn thẻ VNC (thường dân Việt Nam). Đây là một điều không bình thường, vì những người bị thương luôn mang thẻ VCS (tình nghi Việt Cộng), và người chết sẽ mang thẻ VCC (xác nhận là Việt Cộng) để không làm tổn hại đến hình ảnh lính Mỹ. Có lẽ tình trạng của bà đã khiến người phụ trách cảm thấy thương hại (Quảng Ngãi, 1967).
Tại một bệnh xá ở Quảng Ngãi năm 1967, nhóm bệnh nhân nặng này không được phẫu thuật và phải đối diện với cái chết. Bác sĩ phẫu thuật duy nhất (là người Tây Ban Nha) tại đây nói trong nước mắt: “Không thể nào phẫu thuật cho tất cả mọi người. Mỗi buổi sáng tôi đều đặt cược vào Chúa – người sẽ quyết định ai sẽ chết, và ai được tôi cho một cơ hội để sống”.
Quang cảnh nhìn từ trực thăng Mỹ trong chiến dịch "Cedar Falls" ở miền Nam Việt Nam năm 1967. Lính Mỹ tiến hành các hoạt động càn quét tại phía Tây Bắc Sài Gòn, 1967.
Người dân mang theo những tài sản quý giá nhất để di tản khỏi vùng chiến sự, 1967.
Mặt đất mịt mù cát bụi do sức gió của chiếc trực thăng Chinook, 1967.
Một người nông dân cố gắng tươi cười khi lính Mỹ tiến vào thửa ruộng của ông, đồng bằng sông Cửu Long năm 1967.
Một cậu bé khóc lóc bên xác chị gái bị thiệt mạng do hỏa lực từ trực thăng Mỹ trong cuộc chiến tại Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968, được xe tải của sở cứu hỏa Sài Gòn thu gom trên đường phố.
Một phụ nữ bị thương do giao tranh tại Sài Gòn năm 1968.
Cậu bé này đã bị chết bởi súng máy từ trực thăng Mỹ khi đang đi đến một nhà thờ. Sự bối rối trong tác chiến thành thị đã khiến những cộng đồng ủng hộ Mỹ trở thành nạn nhân của súng đạn Mỹ. Những người di tản hoảng loạn tháo chạy trong tiếng súng nổ và khói lửa mịt mù của Sài Gòn năm 1968. Những
diễn biến của cuộc chiến tại thành phố đã khiến cư dân thành thị không
còn hi vọng vào lời hứa bảo đảm an toàn của những nhà lãnh đạo vốn đã
mất uy tín của họ.
Lính Mỹ đưa nước uống cho một chiến sĩ Việt Nam, do khâm phục tinh thần quả cảm của người này. Anh đã chiến đấu trong ba ngày với một đoạn ruột bị sổ ra, được úp trong một chiếc bát buộc ở bụng trong chiến dịch Mậu Thân 1968.
Cậu bé này là một quân nhân của chính quyền Sài Gòn, được gọi là "tiểu hổ". Ảnh chụp năm 1968.
Người dân di tản giữa những chiếc xe bọc thép của quân đội Mỹ, 1968.
Một thanh niên bị lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 áp giải ở ngoại ô Sài Gòn, 1968.
Hai lính Mỹ tỏ ra hốt hoảng trước một vụ nổ xảy ra ở cách đó khá xa. Một người lính khác tỏ ra khá bình thản, 1968.
Lính Mỹ tiến hành
chiến dịch ở thung lũng A Sầu (tỉnh Thừa Thiên) năm 1968. Đây là nơi 2
năm trước đã diễn ra trận Đồi Thịt Băm nổi tiếng, với những thiệt hại
nặng nề của lính Mỹ.
Philip Jones Griffiths (1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường huyền thoại trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Những bức ảnh đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới...
Lính Mỹ tại một ngôi làng nằm trên hành trình "tìm - diệt" ở Quảng Ngãi, 1967. Trong những chiến dịch như vậy, tất cả những người đàn ông bị phát hiện khi lẩn trốn đều sẽ bị giết. Cũng không hiếm trường hợp lính Mỹ giết cả người già, trẻ em và phụ nữ để làm đẹp những bản báo cáo.
Thi thể một nạn nhân của chiến dịch tìm - diệt bị lính Mỹ hành hạ bằng dao, Quảng Ngãi 1967.
Người phụ nữ bị thương nặng ở mặt này được lính Mỹ gắn thẻ VNC (thường dân Việt Nam). Đây là một điều không bình thường, vì những người bị thương luôn mang thẻ VCS (tình nghi Việt Cộng), và người chết sẽ mang thẻ VCC (xác nhận là Việt Cộng) để không làm tổn hại đến hình ảnh lính Mỹ. Có lẽ tình trạng của bà đã khiến người phụ trách cảm thấy thương hại (Quảng Ngãi, 1967).
Tại một bệnh xá ở Quảng Ngãi năm 1967, nhóm bệnh nhân nặng này không được phẫu thuật và phải đối diện với cái chết. Bác sĩ phẫu thuật duy nhất (là người Tây Ban Nha) tại đây nói trong nước mắt: “Không thể nào phẫu thuật cho tất cả mọi người. Mỗi buổi sáng tôi đều đặt cược vào Chúa – người sẽ quyết định ai sẽ chết, và ai được tôi cho một cơ hội để sống”.
Quang cảnh nhìn từ trực thăng Mỹ trong chiến dịch "Cedar Falls" ở miền Nam Việt Nam năm 1967.
Lính Mỹ tiến hành các hoạt động càn quét tại phía Tây Bắc Sài Gòn, 1967.
Người dân mang theo những tài sản quý giá nhất để di tản khỏi vùng chiến sự, 1967.
Mặt đất mịt mù cát bụi do sức gió của chiếc trực thăng Chinook, 1967.
Một người nông dân cố gắng tươi cười khi lính Mỹ tiến vào thửa ruộng của ông, đồng bằng sông Cửu Long năm 1967.
Một cậu bé khóc lóc bên xác chị gái bị thiệt mạng do hỏa lực từ trực thăng Mỹ trong cuộc chiến tại Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968, được xe tải của sở cứu hỏa Sài Gòn thu gom trên đường phố.
Một phụ nữ bị thương do giao tranh tại Sài Gòn năm 1968.
Cậu bé này đã bị chết bởi súng máy từ trực thăng Mỹ khi đang đi đến một nhà thờ. Sự bối rối trong tác chiến thành thị đã khiến những cộng đồng ủng hộ Mỹ trở thành nạn nhân của súng đạn Mỹ.
Những người di tản hoảng loạn tháo chạy trong tiếng súng nổ và khói lửa mịt mù của Sài Gòn năm 1968. Những
diễn biến của cuộc chiến tại thành phố đã khiến cư dân thành thị không
còn hi vọng vào lời hứa bảo đảm an toàn của những nhà lãnh đạo vốn đã
mất uy tín của họ.
Lính Mỹ đưa nước uống cho một chiến sĩ Việt Nam, do khâm phục tinh thần quả cảm của người này. Anh đã chiến đấu trong ba ngày với một đoạn ruột bị sổ ra, được úp trong một chiếc bát buộc ở bụng trong chiến dịch Mậu Thân 1968.
Cậu bé này là một quân nhân của chính quyền Sài Gòn, được gọi là "tiểu hổ". Ảnh chụp năm 1968.
Người dân di tản giữa những chiếc xe bọc thép của quân đội Mỹ, 1968.
Một thanh niên bị lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 áp giải ở ngoại ô Sài Gòn, 1968.
Hai lính Mỹ tỏ ra hốt hoảng trước một vụ nổ xảy ra ở cách đó khá xa. Một người lính khác tỏ ra khá bình thản, 1968.
Lính Mỹ tiến hành
chiến dịch ở thung lũng A Sầu (tỉnh Thừa Thiên) năm 1968. Đây là nơi 2
năm trước đã diễn ra trận Đồi Thịt Băm nổi tiếng, với những thiệt hại
nặng nề của lính Mỹ.