Hạn hán ở Trung Quốc năm 1941 là một trong những đợt hạn hán kỷ lục trong lịch sử. Hậu quả của trận hạn hán này khiến hàng triệu cây trồng bị chết, gây ra tình trạng thiếu lương thực và khoảng 3 triệu người chết.Hiện tượng bão bụi xảy ra đầu những năm 1930 gây thiệt hại nặng hệ sinh thái và nền nông nghiệp của Mỹ và Canada. Do tình trạng hạn hán diễn ra trong thời gian dài (chủ yếu trong 3 đợt vào các năm: 1934, 1936, 1939 - 1940) nên đã biến lớp đất mặt thành cát bụi, gió bão cuốn lớp bụi đất này lên. Texas và Oklahoma là những nơi chịu thiệt hại nặng nhất. Hàng ngàn người phải rời bỏ nông trại của mình và sống nhờ vào trợ cấp của chính phủ.Hạn hán ở Australia giai đoạn năm 1982-1983. Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất ở Australia hồi thế kỷ 20. Đợt hạn hán này bắt đầu vào mùa thu năm 1982, với sự thiếu hụt lượng mưa lớn ở phía đông Australia và sự xuất hiện của sương giá lạnh càng khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn trong tháng 6 và tháng 7. Thời điểm khô hạn đó, lượng nước ở thượng nguồn sông Murrumbidgee và các hồ chứa khắp miền đông nam Australia giảm xuống mức thấp chưa từng thấy trong nhiều năm.Hạn hán ở Ethiopia giai đoạn năm 1983-1985. Hậu quả của đợt hạn hán kỷ lục này đã gây ra nạn đói tồi tệ và cướp đi sinh mạng của hơn 400.000 người.Hạn hán ở Sahel xảy ra năm 2012 gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 20 triệu người. 8 quốc gia Tây Phi gồm các khu vực Sahel đã phải đối mặt với hạn hán khủng khiếp trên kèm theo cây trồng chết hàng loạt, bệnh dịch hạch bùng phát, xung đột và kèm theo đó là nạn đói hoành hành.Australia tiếp tục phải đối mặt với hạn hán trầm trọng nhất trong thiên niên kỷ vào đầu những năm 2000. Đợt hạn hán này diễn ra từ năm 1995 và kéo dài đến cuối năm 2009. Theo báo cáo công bố năm 2012, chính phủ đã hỗ trợ 4,5 tỷ USD cho những vùng bị hạn hán nghiêm trọng.Hạn hán ở Đông Phi năm 2011 được đánh giá là đợt hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực này. Hạn hán gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng ở nhiều quốc gia bao gồm: Somalia, Djibouti, Ethiopia, Kenya và đe dọa cuộc sống của hơn 10 triệu người.Đợt hạn hán tồi tệ xảy ra ở Malawi năm 2002 đã khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng. Cũng trong thời kỳ này, nạn đói xảy ra khiến hậu quả càng trở nên nghiêm trọng.Hạn hán ở Bắc Mỹ xảy ra năm 2002 diễn ra trong thời gian dài và khá nghiêm trọng ở một số khu vực, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến miền Tây nước Mỹ, miền Trung Tây... Thậm chí, trong 20 năm qua, Denver lần đầu đưa ra một số quy định, thắt chặt việc sử dụng nước.Hạn hán ở Brazil diễn ra năm 2015 đã ảnh hưởng đến phía đông nam của Brazil, trong đó có cả khu vực đô thị của Sao Paulo và Rio de Janeiro. Đợt hạn hán này được đánh giá là tồi tệ nhất trong 80 năm qua. Sao Paulo được cho là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất trong đợt hạn hán này.
Hạn hán ở Trung Quốc năm 1941 là một trong những đợt hạn hán kỷ lục trong lịch sử. Hậu quả của trận hạn hán này khiến hàng triệu cây trồng bị chết, gây ra tình trạng thiếu lương thực và khoảng 3 triệu người chết.
Hiện tượng bão bụi xảy ra đầu những năm 1930 gây thiệt hại nặng hệ sinh thái và nền nông nghiệp của Mỹ và Canada. Do tình trạng hạn hán diễn ra trong thời gian dài (chủ yếu trong 3 đợt vào các năm: 1934, 1936, 1939 - 1940) nên đã biến lớp đất mặt thành cát bụi, gió bão cuốn lớp bụi đất này lên. Texas và Oklahoma là những nơi chịu thiệt hại nặng nhất. Hàng ngàn người phải rời bỏ nông trại của mình và sống nhờ vào trợ cấp của chính phủ.
Hạn hán ở Australia giai đoạn năm 1982-1983. Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất ở Australia hồi thế kỷ 20. Đợt hạn hán này bắt đầu vào mùa thu năm 1982, với sự thiếu hụt lượng mưa lớn ở phía đông Australia và sự xuất hiện của sương giá lạnh càng khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn trong tháng 6 và tháng 7. Thời điểm khô hạn đó, lượng nước ở thượng nguồn sông Murrumbidgee và các hồ chứa khắp miền đông nam Australia giảm xuống mức thấp chưa từng thấy trong nhiều năm.
Hạn hán ở Ethiopia giai đoạn năm 1983-1985. Hậu quả của đợt hạn hán kỷ lục này đã gây ra nạn đói tồi tệ và cướp đi sinh mạng của hơn 400.000 người.
Hạn hán ở Sahel xảy ra năm 2012 gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gần 20 triệu người. 8 quốc gia Tây Phi gồm các khu vực Sahel đã phải đối mặt với hạn hán khủng khiếp trên kèm theo cây trồng chết hàng loạt, bệnh dịch hạch bùng phát, xung đột và kèm theo đó là nạn đói hoành hành.
Australia tiếp tục phải đối mặt với hạn hán trầm trọng nhất trong thiên niên kỷ vào đầu những năm 2000. Đợt hạn hán này diễn ra từ năm 1995 và kéo dài đến cuối năm 2009. Theo báo cáo công bố năm 2012, chính phủ đã hỗ trợ 4,5 tỷ USD cho những vùng bị hạn hán nghiêm trọng.
Hạn hán ở Đông Phi năm 2011 được đánh giá là đợt hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực này. Hạn hán gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng ở nhiều quốc gia bao gồm: Somalia, Djibouti, Ethiopia, Kenya và đe dọa cuộc sống của hơn 10 triệu người.
Đợt hạn hán tồi tệ xảy ra ở Malawi năm 2002 đã khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng. Cũng trong thời kỳ này, nạn đói xảy ra khiến hậu quả càng trở nên nghiêm trọng.
Hạn hán ở Bắc Mỹ xảy ra năm 2002 diễn ra trong thời gian dài và khá nghiêm trọng ở một số khu vực, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến miền Tây nước Mỹ, miền Trung Tây... Thậm chí, trong 20 năm qua, Denver lần đầu đưa ra một số quy định, thắt chặt việc sử dụng nước.
Hạn hán ở Brazil diễn ra năm 2015 đã ảnh hưởng đến phía đông nam của Brazil, trong đó có cả khu vực đô thị của Sao Paulo và Rio de Janeiro. Đợt hạn hán này được đánh giá là tồi tệ nhất trong 80 năm qua. Sao Paulo được cho là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất trong đợt hạn hán này.