Khuôn mặt biểu cảm và hài hước của hai chàng trai người Trung Quốc này đã trở thành tâm điểm chế ảnh của cộng đồng mạng. Hai chàng trai chưa rõ danh tính này không chỉ là những gương mặt được chế ảnh nhiều nhất ở Trung Quốc... ...mà còn nhanh chóng trở thành nhân vật chính trong nhiều tấm ảnh chế được cư dân mạng Việt "sáng tạo" ra. Giáo sư Cù Trọng Xoay (tên thật là Đinh Tiến Dũng, SN 1981) là nhân vật được yêu thích từ chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay". Khuôn mặt với điệu cười hả hê hài hước của anh được dân mạng mang ra làm ảnh chế. Sau một thời gian “vắng sóng”, Đinh Tiến Dũng đã trở lại với khán giả truyền hình vào đầu năm 2013 trong một vai trò hoàn toàn mới. Anh đảm trách công việc người dẫn chương trình “Nhà sáng chế”, một chương trình được Đài Truyền hình Việt Nam trực tiếp mua bản quyền công nghệ từ Đài Truyền hình ABC của Australia. Bức ảnh thể hiện khuôn mặt cực kỳ biểu cảm của Tổng thống Mỹ - Barack Obama là đề tài để cư dân mạng "chế" hình triệt để.
Ảnh chế lại khuôn mặt biểu cảm của vị Tổng thống Mỹ đã được nhiều dân mạng sử dụng làm bình luận hình ảnh dưới những status, hình ảnh vui nhộn kèm lời bình "Not bad (Không tồi)".
Tổng thống Obama cùng phu nhân - Michelle Obama.Cựu tuyển thủ bóng rổ người Trung Quốc Yao Ming (SN 1980) cũng trở thành “nạn nhân bất đắc dĩ” của cộng đồng mạng với tấm hình “có một không hai” của anh. Yao Ming đã đi vào "huyền thoại Facebook" nhờ khuôn mặt "dở khóc dở cười" của mình.
Yao Ming là cựu cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp chơi cho đội tuyển Houston Rockets của NBA. Năm 2011 anh phải giã từ sự nghiệp vì chịu nhiều áp lực chấn thương. Yao Ming sinh ra tại Thượng Hải (Trung Quốc). Anh nổi bật bởi chiều cao 2.29m. Vợ anh cũng là một cầu thủ bóng rổ. Ca sỹ quá cố người Anh - Freddie Mercury, ca sỹ chính của ban nhạc rock Queen cũng trở thành tâm điểm của những bức ảnh chế nhờ điệu bộ "phiêu" trên sân khấu của anh.
Ảnh chế bắt nguồn từ phong thái biểu diễn anh thường được dân mạng đặt bên cạnh những hình ảnh, status thể hiện sự tự tin khi vừa làm việc gì đó. Freddie Mercury (sinh năm 1945, mất năm 1991) nổi tiếng khắp thế giới về phong cách biểu diễn và trang phục của mình. Bắt nguồn từ bức ảnh Thành Long, diễn viên phim hành động nổi tiếng người Hồng Kông "vò đầu bứt tóc", cư dân mạng đã chế thành những bức ảnh thường đi kèm những tình huống "không đỡ được".
Thành Long (SN 1954) bắt đầu sự nghiệp diễn viên từ thập niên 1970 và đã xuất hiện trong hơn 100 bộ phim. Khuôn mặt của diễn viên hài nổi tiếng người Anh Rowan Atkinson, với vai diễn Mr. Bean lừng danh xuất hiện trong vô số những bức ảnh chế hài hước. Vẻ mặt đặc biệt Mr.Bean với đôi mắt và lông mày nhướn lên trong phim Mr.Bean's Holiday xuất hiện trong những bức ảnh chế thường được cư dân mạng đặt cạnh những hình ảnh ám chỉ nhân vật "nguy hiểm". Hình ảnh Barney Stinson (Neil Patrick Harris thủ vai) trong series phim "How I met your mother" kèm theo câu "True Story" (chuyện có thật) thường được dân mạng chế để bình luận cho câu chuyện khó tin hoặc những điều hiển nhiên.
Nhân vật Barney trong phim là một tay đào hoa, sát gái, dùng sự giàu có của mình để quyến rũ nhiều phụ nữ mà không có ý định ở bên họ lâu dài. Cũng nhờ tài sát gái đó mà Barney thường tặng bạn bè nhiều lời khuyên hay câu nói "để đời" rồi chốt hạ bằng "True story" . Neil Patrick Harris ngoài đời thực.
Khuôn mặt biểu cảm và hài hước của hai chàng trai người Trung Quốc này đã trở thành tâm điểm chế ảnh của cộng đồng mạng.
Hai chàng trai chưa rõ danh tính này không chỉ là những gương mặt được chế ảnh nhiều nhất ở Trung Quốc...
...mà còn nhanh chóng trở thành nhân vật chính trong nhiều tấm ảnh chế được cư dân mạng Việt "sáng tạo" ra.
Giáo sư Cù Trọng Xoay (tên thật là Đinh Tiến Dũng, SN 1981) là nhân vật được yêu thích từ chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay".
Khuôn mặt với điệu cười hả hê hài hước của anh được dân mạng mang ra làm ảnh chế.
Sau một thời gian “vắng sóng”, Đinh Tiến Dũng đã trở lại với khán giả truyền hình vào đầu năm 2013 trong một vai trò hoàn toàn mới. Anh đảm trách công việc người dẫn chương trình “Nhà sáng chế”, một chương trình được Đài Truyền hình Việt Nam trực tiếp mua bản quyền công nghệ từ Đài Truyền hình ABC của Australia.
Bức ảnh thể hiện khuôn mặt cực kỳ biểu cảm của Tổng thống Mỹ - Barack Obama là đề tài để cư dân mạng "chế" hình triệt để.
Ảnh chế lại khuôn mặt biểu cảm của vị Tổng thống Mỹ đã được nhiều dân mạng sử dụng làm bình luận hình ảnh dưới những status, hình ảnh vui nhộn kèm lời bình "Not bad (Không tồi)".
Tổng thống Obama cùng phu nhân - Michelle Obama.
Cựu tuyển thủ bóng rổ người Trung Quốc Yao Ming (SN 1980) cũng trở thành “nạn nhân bất đắc dĩ” của cộng đồng mạng với tấm hình “có một không hai” của anh. Yao Ming đã đi vào "huyền thoại Facebook" nhờ khuôn mặt "dở khóc dở cười" của mình.
Yao Ming là cựu cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp chơi cho đội tuyển Houston Rockets của NBA. Năm 2011 anh phải giã từ sự nghiệp vì chịu nhiều áp lực chấn thương.
Yao Ming sinh ra tại Thượng Hải (Trung Quốc). Anh nổi bật bởi chiều cao 2.29m.
Vợ anh cũng là một cầu thủ bóng rổ.
Ca sỹ quá cố người Anh - Freddie Mercury, ca sỹ chính của ban nhạc rock Queen cũng trở thành tâm điểm của những bức ảnh chế nhờ điệu bộ "phiêu" trên sân khấu của anh.
Ảnh chế bắt nguồn từ phong thái biểu diễn anh thường được dân mạng đặt bên cạnh những hình ảnh, status thể hiện sự tự tin khi vừa làm việc gì đó.
Freddie Mercury (sinh năm 1945, mất năm 1991) nổi tiếng khắp thế giới về phong cách biểu diễn và trang phục của mình.
Bắt nguồn từ bức ảnh Thành Long, diễn viên phim hành động nổi tiếng người Hồng Kông "vò đầu bứt tóc", cư dân mạng đã chế thành những bức ảnh thường đi kèm những tình huống "không đỡ được".
Thành Long (SN 1954) bắt đầu sự nghiệp diễn viên từ thập niên 1970 và đã xuất hiện trong hơn 100 bộ phim.
Khuôn mặt của diễn viên hài nổi tiếng người Anh Rowan Atkinson, với vai diễn Mr. Bean lừng danh xuất hiện trong vô số những bức ảnh chế hài hước.
Vẻ mặt đặc biệt Mr.Bean với đôi mắt và lông mày nhướn lên trong phim Mr.Bean's Holiday xuất hiện trong những bức ảnh chế thường được cư dân mạng đặt cạnh những hình ảnh ám chỉ nhân vật "nguy hiểm".
Hình ảnh Barney Stinson (Neil Patrick Harris thủ vai) trong series phim "How I met your mother" kèm theo câu "True Story" (chuyện có thật) thường được dân mạng chế để bình luận cho câu chuyện khó tin hoặc những điều hiển nhiên.
Nhân vật Barney trong phim là một tay đào hoa, sát gái, dùng sự giàu có của mình để quyến rũ nhiều phụ nữ mà không có ý định ở bên họ lâu dài. Cũng nhờ tài sát gái đó mà Barney thường tặng bạn bè nhiều lời khuyên hay câu nói "để đời" rồi chốt hạ bằng "True story" .
Neil Patrick Harris ngoài đời thực.