Ngày 15/2 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn), Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai hội Đền Hai Bà Trưng diễn ra tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.Ngay từ sớm, rất đông người dân của huyện Mê Linh và du khách thập phương đã tới đền Hai Bà Trưng (xã Hạ Lôi) để trẩy hội.Công tác an ninh đã được huyện Mê Linh chuẩn bị kĩ lưỡng từ các vòng để tránh việc ùn tắc và đảm bảo cho người dân và khách thập phương dự tới dự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai hội Đền Hai Bà Trưng được trọn vẹn nhất.Bên cạnh viêc lễ đền Hai Bà Trưng, người dân và du khách cũng được thưởng thức nhiều đặc sản của vùng đất Mê Linh như các loại nông sản, tiểu cảnh... hay đặc biệt là hoa hồng.Trong khuôn khổ lễ hội năm nay, Ban tổ chức trưng bày các gian hàng giới thiệu các sản vật của địa phương; tổ chức hoạt động thư pháp, trò chơi dân gian...Đáng chú ý, lễ hội có chương trình nghệ thuật "Âm vang Mê Linh" được tổ chức mở màn vào tối nay. Đây là một chương trình nghệ thuật bán thực cảnh, kết hợp công nghệ 3D mapping được tổ chức lần đầu tiên tại huyện Mê Linh; kể lại câu chuyện lịch sử theo cách thức hiện đại, mới mẻ, với các chương hồi, cảnh diễn nối tiếp, được biến chuyển bằng kỹ xảo ánh sáng, âm nhạc và đa dạng hình thức thể hiện như: ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống…Đền Hai Bà Trưng là nơi lưu giữ nhiều di vật quý làm từ gỗ, đá, đồng, sứ, giấy…đặc biệt là 23 đạo sắc phong.Các di vật của đền Hai Bà Trưng có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ… được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù…Đền thờ Hai Bà Trưng đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2013.Hiện công tác tổ chức, quản lý lễ hội được địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, bảo đảm an toàn, văn minh. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng năm 2024 được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.>>> Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1:
Ngày 15/2 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn), Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai hội Đền Hai Bà Trưng diễn ra tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Ngay từ sớm, rất đông người dân của huyện Mê Linh và du khách thập phương đã tới đền Hai Bà Trưng (xã Hạ Lôi) để trẩy hội.
Công tác an ninh đã được huyện Mê Linh chuẩn bị kĩ lưỡng từ các vòng để tránh việc ùn tắc và đảm bảo cho người dân và khách thập phương dự tới dự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai hội Đền Hai Bà Trưng được trọn vẹn nhất.
Bên cạnh viêc lễ đền Hai Bà Trưng, người dân và du khách cũng được thưởng thức nhiều đặc sản của vùng đất Mê Linh như các loại nông sản, tiểu cảnh... hay đặc biệt là hoa hồng.
Trong khuôn khổ lễ hội năm nay, Ban tổ chức trưng bày các gian hàng giới thiệu các sản vật của địa phương; tổ chức hoạt động thư pháp, trò chơi dân gian...
Đáng chú ý, lễ hội có chương trình nghệ thuật "Âm vang Mê Linh" được tổ chức mở màn vào tối nay. Đây là một chương trình nghệ thuật bán thực cảnh, kết hợp công nghệ 3D mapping được tổ chức lần đầu tiên tại huyện Mê Linh; kể lại câu chuyện lịch sử theo cách thức hiện đại, mới mẻ, với các chương hồi, cảnh diễn nối tiếp, được biến chuyển bằng kỹ xảo ánh sáng, âm nhạc và đa dạng hình thức thể hiện như: ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống…
Đền Hai Bà Trưng là nơi lưu giữ nhiều di vật quý làm từ gỗ, đá, đồng, sứ, giấy…đặc biệt là 23 đạo sắc phong.
Các di vật của đền Hai Bà Trưng có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ… được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù…
Đền thờ Hai Bà Trưng đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2013.
Hiện công tác tổ chức, quản lý lễ hội được địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, bảo đảm an toàn, văn minh. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng năm 2024 được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
>>> Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1: