Trong thập kỷ 1980 – 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng video” to như cục gạch. Đó là một thiết bị ghi hình mà tên gọi quốc tế là Video Cassette định dạng VHS, ra mắt năm 1976.
Một băng video gồm một vỏ băng bằng nhựa, trong đó có một dây băng từ. Cũng như băng Compact Cassette (loại băng nhỏ hơn, chỉ lưu trữ âm thanh, ở Việt Nam thường gọi là “băng cassette”), băng video có thể dùng để ghi đi ghi lại nhiều lần những nội dung khác nhau. Băng video VHS được sử dụng với “đầu video” - được coi là một tài sản có giá trị trong nhà. Gia đình nào sở hữu một chiếc đầu video Nhật xịn của Panasonic hay Sony bày phòng khách thì tha hồ “oai” với hàng xóm láng giềng. Đã có đầu video là phải có một chồng băng video cao ngất chất trong tủ. Cứ lúc nào rảnh rỗi là mọi người lại bật video lên xem. Trẻ em mê hoạt hình, người lớn thì mê phim truyện… Có khi cả xóm tụ tập tại một nhà có đầu video để xem phim, không khí rất rôm rả. Cùng với sự thịnh hành của băng video là sự nở rộ của những hàng cho thuê băng. Giá thuê thường là 1.000 đồng 1 ngày, sau tăng dần lên 2.000 đồng. Các hàng cho thuê băng có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí là cả… “phim con heo”. Tiếng kêu "xoành xoạch" khi đầu video "nuốt" băng là một âm thanh khó quên trong thời kỳ hoàng kim của băng video.
Những cái tua băng bằng tay như thế này có thể tìm thấy ở mọi cửa hàng bách hóa. Mặc dù đầu video cũng có chức năng tua băng, nhưng mọi người cho rằng tua bằng tay thì sẽ đỡ hại cho đầu hơn.
Sửa đầu video là một công việc ăn nên làm ra, vì chiếc đầu này có thể dính phải đủ thứ trục trặc như kẹt băng, bẩn đầu từ, còn băng video thì rất hay bị mốc, thậm chí còn bị đứt và phải nối lại.
Đến cuối những năm 1990, cùng với việc phát triển kỹ thuật số và sự ra đời những kỹ thuật ghi âm, ghi hình tân kỳ hơn, như dùng đĩa CD, DVD, băng video cassette không còn được ưa chuộng nữa và chìm vào quên lãng. Những chiếc đầu video - niềm tự hào một thuở - giờ đây trở thành “đồ cổ”, đem cho chưa chắc có người lấy, trừ… dân buôn đồng nát. Ảnh: Internet.
Trong thập kỷ 1980 – 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng video” to như cục gạch. Đó là một thiết bị ghi hình mà tên gọi quốc tế là Video Cassette định dạng VHS, ra mắt năm 1976.
Một băng video gồm một vỏ băng bằng nhựa, trong đó có một dây băng từ. Cũng như băng Compact Cassette (loại băng nhỏ hơn, chỉ lưu trữ âm thanh, ở Việt Nam thường gọi là “băng cassette”), băng video có thể dùng để ghi đi ghi lại nhiều lần những nội dung khác nhau.
Băng video VHS được sử dụng với “đầu video” - được coi là một tài sản có giá trị trong nhà. Gia đình nào sở hữu một chiếc đầu video Nhật xịn của Panasonic hay Sony bày phòng khách thì tha hồ “oai” với hàng xóm láng giềng.
Đã có đầu video là phải có một chồng băng video cao ngất chất trong tủ. Cứ lúc nào rảnh rỗi là mọi người lại bật video lên xem. Trẻ em mê hoạt hình, người lớn thì mê phim truyện… Có khi cả xóm tụ tập tại một nhà có đầu video để xem phim, không khí rất rôm rả.
Cùng với sự thịnh hành của băng video là sự nở rộ của những hàng cho thuê băng. Giá thuê thường là 1.000 đồng 1 ngày, sau tăng dần lên 2.000 đồng. Các hàng cho thuê băng có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí là cả… “phim con heo”.
Tiếng kêu "xoành xoạch" khi đầu video "nuốt" băng là một âm thanh khó quên trong thời kỳ hoàng kim của băng video.
Những cái tua băng bằng tay như thế này có thể tìm thấy ở mọi cửa hàng bách hóa. Mặc dù đầu video cũng có chức năng tua băng, nhưng mọi người cho rằng tua bằng tay thì sẽ đỡ hại cho đầu hơn.
Sửa đầu video là một công việc ăn nên làm ra, vì chiếc đầu này có thể dính phải đủ thứ trục trặc như kẹt băng, bẩn đầu từ, còn băng video thì rất hay bị mốc, thậm chí còn bị đứt và phải nối lại.
Đến cuối những năm 1990, cùng với việc phát triển kỹ thuật số và sự ra đời những kỹ thuật ghi âm, ghi hình tân kỳ hơn, như dùng đĩa CD, DVD, băng video cassette không còn được ưa chuộng nữa và chìm vào quên lãng.
Những chiếc đầu video - niềm tự hào một thuở - giờ đây trở thành “đồ cổ”, đem cho chưa chắc có người lấy, trừ… dân buôn đồng nát. Ảnh: Internet.