Ở Quảng Bình, có nhiều xã mỗi khi mưa to là cầu, đường sạt lở, hư hỏng, người dân phải lội qua suối để đi lại. Xã Tân Hoá (huyện Minh Hóa) có 660 hộ với 3.300 nhân khẩu. Mọi hoạt động đi lại của người dân qua các xã lân cận chỉ thông qua duy nhất một con đường. Tuy nhiên vào mùa mưa, nước dâng ngập đoạn đường đi qua con suối giáp giữa hai xã Tân Hóa và Minh Hóa. Nhiều giáo viên phải nghỉ dạy, nhiều học sinh phải nghỉ học. Nhiều phụ huynh không muốn con em mình nghỉ học, đã liều mình lội qua dòng nước chảy cuồn cuộn đưa con đến trường, sau đó lại lội qua suối đón con về nhà. Ông Cao Quý Ninh, phó chủ tịch UBND xã Tân Hoá, cho biết đã đề nghị lên huyện xin làm cây cầu cho dân đi lại, nhưng huyện trả lời việc này đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, cần phải có thời gian.
“Tình trạng trên đã kéo dài hàng chục năm nay rồi. Chỉ cần sẩy chân là nước cuốn cả cha lẫn con. Tôi rất lo, vì tai nạn chết người có thể xảy ra bất cứ lúc nào“, ông Ninh nói. Tại huyện Bố Trạch, sáng nay (7/10), đường từ trung tâm xã Hưng Trạch về hai thôn Bồng Lai 1 và Bồng Lai 2 vẫn bị cắt đứt do nước lũ dâng cao. Lũ cuốn trôi hoàn toàn hai mố cầu Khe Điện và phá sập mặt đường liên xã sau đợt mưa lớn kéo dài từ đêm mùng 5 đến sáng 6/10. Mưa lũ còn làm sạt lở hơn 100m3 đất đá tại đập tràn hồ thủy lợi Hung Dũ, cắt đứt đường đi lại của 16 hộ dân sống ở thôn Tây Giang... Cầu Khe Điện bị hư hỏng nặng nề sau trận mưa lũ lớn. Chính quyền địa phương đã phải bắc cầu tạm qua đây cho người dân và học sinh đi lại, tuy nhiên không ai bảo đảm được sự an toàn khi đi qua chiếc cầu tạm này.
Ở Quảng Bình, có nhiều xã mỗi khi mưa to là cầu, đường sạt lở, hư hỏng, người dân phải lội qua suối để đi lại.
Xã Tân Hoá (huyện Minh Hóa) có 660 hộ với 3.300 nhân khẩu. Mọi hoạt động đi lại của người dân qua các xã lân cận chỉ thông qua duy nhất một con đường. Tuy nhiên vào mùa mưa, nước dâng ngập đoạn đường đi qua con suối giáp giữa hai xã Tân Hóa và Minh Hóa. Nhiều giáo viên phải nghỉ dạy, nhiều học sinh phải nghỉ học.
Nhiều phụ huynh không muốn con em mình nghỉ học, đã liều mình lội qua dòng nước chảy cuồn cuộn đưa con đến trường, sau đó lại lội qua suối đón con về nhà.
Ông Cao Quý Ninh, phó chủ tịch UBND xã Tân Hoá, cho biết đã đề nghị lên huyện xin làm cây cầu cho dân đi lại, nhưng huyện trả lời việc này đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, cần phải có thời gian.
“Tình trạng trên đã kéo dài hàng chục năm nay rồi. Chỉ cần sẩy chân là nước cuốn cả cha lẫn con. Tôi rất lo, vì tai nạn chết người có thể xảy ra bất cứ lúc nào“, ông Ninh nói.
Tại huyện Bố Trạch, sáng nay (7/10), đường từ trung tâm xã Hưng Trạch về hai thôn Bồng Lai 1 và Bồng Lai 2 vẫn bị cắt đứt do nước lũ dâng cao. Lũ cuốn trôi hoàn toàn hai mố cầu Khe Điện và phá sập mặt đường liên xã sau đợt mưa lớn kéo dài từ đêm mùng 5 đến sáng 6/10.
Mưa lũ còn làm sạt lở hơn 100m3 đất đá tại đập tràn hồ thủy lợi Hung Dũ, cắt đứt đường đi lại của 16 hộ dân sống ở thôn Tây Giang...
Cầu Khe Điện bị hư hỏng nặng nề sau trận mưa lũ lớn. Chính quyền địa phương đã phải bắc cầu tạm qua đây cho người dân và học sinh đi lại, tuy nhiên không ai bảo đảm được sự an toàn khi đi qua chiếc cầu tạm này.