Suối Ngòi Thia chảy qua địa phận xã An Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) chia cắt 12 bản ở xã. Từ nhiều năm nay, người dân buộc phải dùng mảng để qua suối bởi đây là con đường duy nhất. Học sinh ở trường Tiểu học, THCS An Lương là những người hàng ngày phải theo cách này đến trường. Cả hai trường đều có lớp bán trú nhưng có nhiều em nhà gần nên hằng ngày qua suối đến hai lần. Chiếc bè mảng ọp oẹp được kết bằng gỗ và nứa đưa. Mưa nhiều, nước lên to, con suối với chiều ngang rộng ngót trăm mét làm cho lưu thông càng trở ngại, nguy hiểm cho các em học sinh. Những đứa trẻ ở xã nghèo này đã quá quen với đi mảng, đôi khi chúng còn tự kéo dây vượt suối. Sợi dây thừng là thứ duy nhất để neo chiếc mảng giữa con nước. Học sinh, thầy có giáo và cán bộ xã đi qua sẽ không mất tiền nhưng người dân và phương tiện đi qua phải trả 10.000 đồng/lượt. Chị Vũ Thị Đào, đã 27 năm làm nghề đưa người qua suối kể: “Có khi nửa đêm phải dậy để đưa người đi bệnh viện. Còn những hôm nước lũ cao chị phải để 2 người con trai có sức khỏe kéo thay”.Cứ thế, những chuyến đò chở học sinh đi học hàng ngày với 3 buổi sáng, trưa, chiều đều đặn đã giúp cho bao thế hệ học sinh có được cơ hội học tập, vượt khó. Chiếc mảng ngập hẳn xuống nước. “Mùa cạn còn đỡ chứ mùa lũ thì vất vả lắm”, chị Đức, một người dân ở An Lương nói.Người dân cho biết, cách chỗ kéo mảng vài trăm mét đã có dự án xây cầu treo, tuy nhiên chưa biết bao giờ điều này mới thành sự thật.
Suối Ngòi Thia chảy qua địa phận xã An Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) chia cắt 12 bản ở xã. Từ nhiều năm nay, người dân buộc phải dùng mảng để qua suối bởi đây là con đường duy nhất.
Học sinh ở trường Tiểu học, THCS An Lương là những người hàng ngày phải theo cách này đến trường. Cả hai trường đều có lớp bán trú nhưng có nhiều em nhà gần nên hằng ngày qua suối đến hai lần.
Chiếc bè mảng ọp oẹp được kết bằng gỗ và nứa đưa. Mưa nhiều, nước lên to, con suối với chiều ngang rộng ngót trăm mét làm cho lưu thông càng trở ngại, nguy hiểm cho các em học sinh.
Những đứa trẻ ở xã nghèo này đã quá quen với đi mảng, đôi khi chúng còn tự kéo dây vượt suối.
Sợi dây thừng là thứ duy nhất để neo chiếc mảng giữa con nước. Học sinh, thầy có giáo và cán bộ xã đi qua sẽ không mất tiền nhưng người dân và phương tiện đi qua phải trả 10.000 đồng/lượt.
Chị Vũ Thị Đào, đã 27 năm làm nghề đưa người qua suối kể: “Có khi nửa đêm phải dậy để đưa người đi bệnh viện. Còn những hôm nước lũ cao chị phải để 2 người con trai có sức khỏe kéo thay”.
Cứ thế, những chuyến đò chở học sinh đi học hàng ngày với 3 buổi sáng, trưa, chiều đều đặn đã giúp cho bao thế hệ học sinh có được cơ hội học tập, vượt khó.
Chiếc mảng ngập hẳn xuống nước. “Mùa cạn còn đỡ chứ mùa lũ thì vất vả lắm”, chị Đức, một người dân ở An Lương nói.
Người dân cho biết, cách chỗ kéo mảng vài trăm mét đã có dự án xây cầu treo, tuy nhiên chưa biết bao giờ điều này mới thành sự thật.