Những bằng chứng khoa học và sử liệu cho thấy, 5 cây thị cổ thụ của dòng họ Lê Văn tại xã Nghi Thịnh (Nghi Lộc, Nghệ An) đã hơn 670 năm tuổi. Trước khi được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”, vườn thị này đã được trả giá hàng chục tỷ đồng. Trong khu vườn rộng chừng 2 hecta, quần thể các cây thị tọa mình xen kẽ giữa những ngôi nhà nhỏ thâm trầm của con cháu dòng họ Lê Văn. Vươn mình sừng sững như là biểu tượng của thời gian vĩnh cửu, thân thể các “cụ thị” khoác lên màu rêu phong cũ càng nhưng lá vẫn xanh nõn nà. Ông Lê Minh Thưởng – hậu duệ đời thứ 18, trưởng dòng họ Lê tại xã Nghi Thịnh cho biết, theo những ghi chép trong gia phả thì 5 cây thị đã có từ khoảng cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Gốc cây là một căn hầm trong chiến tranh chống Mỹ.Bên trong lòng cây thị cổ thụ. "Cụ thị" có tên Thị họ, quả nặng chừng nửa kg, gốc cây khoảng 9 người ôm. Một "cụ thị" khác, thân cây từng là một cái bếp dã chiến. Rễ cây được đất mẹ tiếp cho nguồn sức sống vô tận. Cây Thị nu, cùng tuổi đời với các cây thị khác nhưng thân cây nhỏ gọn.Ông Lê Minh Thưởng cho biết, năm 2004 có hai thương gia người Trung Quốc đến trả giá 5 cây thị giá 2,5 tỷ đồng. Sau đó, có một thương gia khác trả giá 5 "cụ thị" và toàn bộ đất đai với giá hơn 10 tỷ đồng, nhưng dòng họ Lê Văn không bao giờ đồng ý bán, mà muốn gìn giữ lại cho con cháu. Lễ đón nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam.
Những bằng chứng khoa học và sử liệu cho thấy, 5 cây thị cổ thụ của dòng họ Lê Văn tại xã Nghi Thịnh (Nghi Lộc, Nghệ An) đã hơn 670 năm tuổi. Trước khi được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”, vườn thị này đã được trả giá hàng chục tỷ đồng.
Trong khu vườn rộng chừng 2 hecta, quần thể các cây thị tọa mình xen kẽ giữa những ngôi nhà nhỏ thâm trầm của con cháu dòng họ Lê Văn.
Vươn mình sừng sững như là biểu tượng của thời gian vĩnh cửu, thân thể các “cụ thị” khoác lên màu rêu phong cũ càng nhưng lá vẫn xanh nõn nà.
Ông Lê Minh Thưởng – hậu duệ đời thứ 18, trưởng dòng họ Lê tại xã Nghi Thịnh cho biết, theo những ghi chép trong gia phả thì 5 cây thị đã có từ khoảng cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.
Gốc cây là một căn hầm trong chiến tranh chống Mỹ.
Bên trong lòng cây thị cổ thụ.
"Cụ thị" có tên Thị họ, quả nặng chừng nửa kg, gốc cây khoảng 9 người ôm.
Một "cụ thị" khác, thân cây từng là một cái bếp dã chiến.
Rễ cây được đất mẹ tiếp cho nguồn sức sống vô tận.
Cây Thị nu, cùng tuổi đời với các cây thị khác nhưng thân cây nhỏ gọn.
Ông Lê Minh Thưởng cho biết, năm 2004 có hai thương gia người Trung Quốc đến trả giá 5 cây thị giá 2,5 tỷ đồng. Sau đó, có một thương gia khác trả giá 5 "cụ thị" và toàn bộ đất đai với giá hơn 10 tỷ đồng, nhưng dòng họ Lê Văn không bao giờ đồng ý bán, mà muốn gìn giữ lại cho con cháu.
Lễ đón nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam.