Khu chợ độc đáo với gần trăm năm lịch sử này tọa lạc ở đường Lê Quang Sung (quận 6, TP.HCM). Gọi là chợ chưa hẳn đúng, bởi vì hiện tại chỉ có chừng mươi gánh trầu, cau là thường xuyên hoạt động. Theo lời kể của các cụ, các dì ở buôn bán đây, thì vào thời cực thịnh, chợ trầu cau này có đến hàng trăm gánh của tiểu thương tứ xứ đổ về. Với sự thay đổi nhanh chóng của thành phố, chợ trầu cau ngày càng thu nhỏ dần, không còn cảnh buôn bán tấp nập, nhộn nhịp của hàng trăm gánh trầu, gánh cau như xưa kia nữa.Những người bán trầu cau lặng lẽ bên buồng cau, lá trầu xanh tạo một nét duyên, một nét văn hóa đẹp giữa lòng Sài Gòn.Nguồn trầu cau được lấy từ Bà Điểm, Hóc Môn, vì thời điểm đó, nơi đây nổi tiếng là vùng trồng nổi tiếng với nghề trồng trầu cau là nơi cung cấp trầu cau chủ yếu cho các chợ ở Sài Gòn và thậm chí là cả vùng miền Đông Nam Bộ.Trầu Bà Điểm nổi tiếng với hương vị cay thơm rất đặc trưng không đâu sánh bằng.Trải qua bao thay đổi, dù phải đối mặt với bao khó khăn. Nhưng cái duyên đối với trái cau, lá trầu đã đi vào tâm thức, tình cảm của những người bán ở chợ trầu cau sau bao nhiêu năm gắn bó.Những buồng cau cưới được người bán lựa chọn từng trái đẹp kết thành buồng 65 trái hoặc 105 trái, trên mỗi trái cau đều dán chữ hỷ. Một buồng cau có giá từ 120.000 - 200.000 đồng, giá này đã bao gồm cả trầu.Những người khách đến đây mua hàng, phần nhiều đang có việc hiếu hỷ hay thành tâm cúng bái. Họ đến để chọn mua những quả cau xanh bóng, điểm xuyến thêm đôi miếng trầu cánh phượng, cùng bình rượu gói giấy đỏ để về đãi khách hay làm đám cưới, hỏi cho con cái.Nguồn cung cấp cau trầu cho khu chợ này cũng khá đa dạng, trước đây các tiểu thương thường lấy cau trầu từ địa danh 18 thôn vườn trầu Bà Điểm - Hóc Môn, vì cau ở đây có quanh năm. Nhưng những năm gần đây, trầu cau Hóc Môn bị đốn dần, không còn đủ cung cấp nên những tháng cuối năm, tiểu thương phải lấy thêm trầu cau từ Bến Tre, Tây Ninh, Quãng Ngãi... mới phục vụ đủ cho nhu cầu cưới hỏi, lễ tết.
Khu chợ độc đáo với gần trăm năm lịch sử này tọa lạc ở đường Lê Quang Sung (quận 6, TP.HCM). Gọi là chợ chưa hẳn đúng, bởi vì hiện tại chỉ có chừng mươi gánh trầu, cau là thường xuyên hoạt động. Theo lời kể của các cụ, các dì ở buôn bán đây, thì vào thời cực thịnh, chợ trầu cau này có đến hàng trăm gánh của tiểu thương tứ xứ đổ về. Với sự thay đổi nhanh chóng của thành phố, chợ trầu cau ngày càng thu nhỏ dần, không còn cảnh buôn bán tấp nập, nhộn nhịp của hàng trăm gánh trầu, gánh cau như xưa kia nữa.
Những người bán trầu cau lặng lẽ bên buồng cau, lá trầu xanh tạo một nét duyên, một nét văn hóa đẹp giữa lòng Sài Gòn.
Nguồn trầu cau được lấy từ Bà Điểm, Hóc Môn, vì thời điểm đó, nơi đây nổi tiếng là vùng trồng nổi tiếng với nghề trồng trầu cau là nơi cung cấp trầu cau chủ yếu cho các chợ ở Sài Gòn và thậm chí là cả vùng miền Đông Nam Bộ.Trầu Bà Điểm nổi tiếng với hương vị cay thơm rất đặc trưng không đâu sánh bằng.
Trải qua bao thay đổi, dù phải đối mặt với bao khó khăn. Nhưng cái duyên đối với trái cau, lá trầu đã đi vào tâm thức, tình cảm của những người bán ở chợ trầu cau sau bao nhiêu năm gắn bó.
Những buồng cau cưới được người bán lựa chọn từng trái đẹp kết thành buồng 65 trái hoặc 105 trái, trên mỗi trái cau đều dán chữ hỷ. Một buồng cau có giá từ 120.000 - 200.000 đồng, giá này đã bao gồm cả trầu.
Những người khách đến đây mua hàng, phần nhiều đang có việc hiếu hỷ hay thành tâm cúng bái. Họ đến để chọn mua những quả cau xanh bóng, điểm xuyến thêm đôi miếng trầu cánh phượng, cùng bình rượu gói giấy đỏ để về đãi khách hay làm đám cưới, hỏi cho con cái.
Nguồn cung cấp cau trầu cho khu chợ này cũng khá đa dạng, trước đây các tiểu thương thường lấy cau trầu từ địa danh 18 thôn vườn trầu Bà Điểm - Hóc Môn, vì cau ở đây có quanh năm. Nhưng những năm gần đây, trầu cau Hóc Môn bị đốn dần, không còn đủ cung cấp nên những tháng cuối năm, tiểu thương phải lấy thêm trầu cau từ Bến Tre, Tây Ninh, Quãng Ngãi... mới phục vụ đủ cho nhu cầu cưới hỏi, lễ tết.