Theo chiều dài lịch sử của đất nước, gia đình anh Nguyễn Văn Phục (Từ Vân, Thường Tín, Hà Nội) luôn tự hào vì đã có 70 năm may cờ tổ quốc từ những ngày tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9/1945.Cha anh cùng ông nội đã đóng góp những màu cờ đỏ sao vàng vào không khí hào hùng của đất nước tròn 70 năm về trước. Để giờ đây con cháu tiếp nối truyền thống hào hùng ấy.Để may một chiếc cờ hoàn chỉnh, nhiều công đoạn đã được thay thế bằng công nghệ hiện đại mà anh Phục đã mạnh dạn áp dụng cho nghề của gia đình."Ngày trước toàn bộ công đoạn pha vải, cắt sao phải dùng tay cắt kéo hết, người làm nghề lâu lắm thì cắt đẹp còn không thì không được đều và đẹp như cắt máy bây giờ"- anh Phục chia sẻ.Vải sau khi "pha" xong tiếp tục khâu viền và gắn sao...Nhiều công đoạn vẫn đòi hỏi sự khéo léo mà máy móc không thể thay thế...Công đoạn cắt sao vàng gắn lên cờ được thay thế bằng máy móc với độ chính xác cao...Người định vị sao vàng lên cờ cũng phải là người thợ "lành nghề", định vị trước sao cho sao vàng đặt đúng tại vị trí tiêu chuẩn của lá cờ, rồi chuyển sang công đoạn may..Từng đường kim mũi chỉ của người thợ máy cũng chuẩn xác và rất tỉ mỉ, đảm bảo tính thẩm mỹ và thiêng liêng của quốc kì.Cờ may xong được gấp lại ngay ngắn, xếp lên vị trí trang trọng trước khi tuôn đi khắp mọi miền tổ quốc...Ngoài sự thiêng liêng và hào hùng từ thời ông, cha đó, may cờ trở thành nghề nuôi sống nhiều gia đình ở Từ Vân-Thường Tín.Ngoài may cờ đỏ sao vàng, gia đình anh Phục còn sản xuất nhiều loại cờ khác phục vụ trang trí, Đoàn, Đội... trong những ngày trọng đại của đất nước.Trong những ngày này, tại các gia đình làm nghề, không khí rộn ràng, nhịp nhàng từ nhà ra ngõ, đâu đâu cũng một màu thắm đỏ của vải cờ...70 Năm những người dân may cờ tổ quốc tại Từ Vân vẫn luôn "Sẵn sàng" như thế, sẵn sàng tô thắm thêm cho khí thế hào hùng của đất nước.....Sẵn sàng đi muôn nơi hòa cùng trái tim rực lửa của hàng triệu đồng bào trong ngày kỉ niệm 70 và hơn thế nữa, ngày đất nước toàn thắng.
Theo chiều dài lịch sử của đất nước, gia đình anh Nguyễn Văn Phục (Từ Vân, Thường Tín, Hà Nội) luôn tự hào vì đã có 70 năm may cờ tổ quốc từ những ngày tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9/1945.
Cha anh cùng ông nội đã đóng góp những màu cờ đỏ sao vàng vào không khí hào hùng của đất nước tròn 70 năm về trước. Để giờ đây con cháu tiếp nối truyền thống hào hùng ấy.
Để may một chiếc cờ hoàn chỉnh, nhiều công đoạn đã được thay thế bằng công nghệ hiện đại mà anh Phục đã mạnh dạn áp dụng cho nghề của gia đình.
"Ngày trước toàn bộ công đoạn pha vải, cắt sao phải dùng tay cắt kéo hết, người làm nghề lâu lắm thì cắt đẹp còn không thì không được đều và đẹp như cắt máy bây giờ"- anh Phục chia sẻ.
Vải sau khi "pha" xong tiếp tục khâu viền và gắn sao...
Nhiều công đoạn vẫn đòi hỏi sự khéo léo mà máy móc không thể thay thế...
Công đoạn cắt sao vàng gắn lên cờ được thay thế bằng máy móc với độ chính xác cao...
Người định vị sao vàng lên cờ cũng phải là người thợ "lành nghề", định vị trước sao cho sao vàng đặt đúng tại vị trí tiêu chuẩn của lá cờ, rồi chuyển sang công đoạn may..
Từng đường kim mũi chỉ của người thợ máy cũng chuẩn xác và rất tỉ mỉ, đảm bảo tính thẩm mỹ và thiêng liêng của quốc kì.
Cờ may xong được gấp lại ngay ngắn, xếp lên vị trí trang trọng trước khi tuôn đi khắp mọi miền tổ quốc...
Ngoài sự thiêng liêng và hào hùng từ thời ông, cha đó, may cờ trở thành nghề nuôi sống nhiều gia đình ở Từ Vân-Thường Tín.
Ngoài may cờ đỏ sao vàng, gia đình anh Phục còn sản xuất nhiều loại cờ khác phục vụ trang trí, Đoàn, Đội... trong những ngày trọng đại của đất nước.
Trong những ngày này, tại các gia đình làm nghề, không khí rộn ràng, nhịp nhàng từ nhà ra ngõ, đâu đâu cũng một màu thắm đỏ của vải cờ...
70 Năm những người dân may cờ tổ quốc tại Từ Vân vẫn luôn "Sẵn sàng" như thế, sẵn sàng tô thắm thêm cho khí thế hào hùng của đất nước..
...Sẵn sàng đi muôn nơi hòa cùng trái tim rực lửa của hàng triệu đồng bào trong ngày kỉ niệm 70 và hơn thế nữa, ngày đất nước toàn thắng.