Được cho là 1 trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, sản lượng khai thác của ngư trường Ninh Thuận có thể đạt 50.000 tấn/năm. Trữ lượng tôm, cá khá cao và có nhiều loài hải sản có giá trị cao.
Hạ tầng phục vụ khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, trong đó cảng cá Cà Ná đang đầu tư trở thành Trung tâm nghề cá của tỉnh và khu vực, cảng Ninh Chữ được xây dựng thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền khu vực miền Trung. Các cảng cá trên đảm bảo thu hút và cung cấp nguyên liệu hải sản cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, tiêu dùng trong nước và tạo điều kiện phát triển các dịch vụ.Là một trong tám ngư trường lớn của Vịnh Bắc Bộ, ngư trường Bạch Long Vĩ có trữ lượng cá lớn nhất vịnh với diện tích 1.500 hải lý vuông. Đây là nơi cư ngụ của 395 loài, 229 giống thuộc họ hải sản với cá nục sồ, cá trá chiếm số lượng lớn. Ngoài ra, ngư trường Bạch Long Vĩ còn được biết đến với đặc sản bào ngư. Loại hải sản này giàu chất dinh dưỡng và đặc biệt nổi tiếng ở vùng này.
Năm 2002, ngư trường Phú Quốc đã khai thác được 58.000.000 tấn hải sản các loại. Vùng biển này có nhiều loài hải sản như hải sâm, cá ngừ, đồi mồi, ngọc trai, cá thu, cá cơm. Sản lượng khai thác đạt 70.000 tấn/năm. Nơi đây nổi tiếng với hải sâm được người dân địa phương gọi là “đồn đột” và ngọc trai.
Phú Quốc nằm ở điểm cực nam tổ quốc được đánh giá là có tiềm năng cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đánh bắt thủy hải sản. Hòn đảo Phú Quốc càng ngày càng khẳng định được vị thế của mình nhờ sự đầu tư đúng đắn của nhà nước và chính phủ.
Với 63.290 km vuông diện tích khai thác thủy sản, ngư trường Kiên Giang là ngư trường khai thác trọng điểm của nước ta. Ở đây, ngư dân có thể khai thác biển với trữ lượng 500.000 tấn/năm về lượng tôm cá hải sâm, sò huyết, bào ngư, ngọc trai…
Trong chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang xác định thủy sản biển là ngành kinh tế mũi nhọn, với nghề đánh bắt trên ngư trường. Thế mạnh kinh tế nổi trội này đang được tỉnh đầu tư phát triển khai thác hiệu quả, bền vững.
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngư trường Bình Thuận luôn đi đầu trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản của cả nước với trữ lượng 240.000 tấn hải sản các loại.
Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.
Được cho là 1 trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, sản lượng khai thác của ngư trường Ninh Thuận có thể đạt 50.000 tấn/năm. Trữ lượng tôm, cá khá cao và có nhiều loài hải sản có giá trị cao.
Hạ tầng phục vụ khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, trong đó cảng cá Cà Ná đang đầu tư trở thành Trung tâm nghề cá của tỉnh và khu vực, cảng Ninh Chữ được xây dựng thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền khu vực miền Trung. Các cảng cá trên đảm bảo thu hút và cung cấp nguyên liệu hải sản cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, tiêu dùng trong nước và tạo điều kiện phát triển các dịch vụ.
Là một trong tám ngư trường lớn của Vịnh Bắc Bộ, ngư trường Bạch Long Vĩ có trữ lượng cá lớn nhất vịnh với diện tích 1.500 hải lý vuông. Đây là nơi cư ngụ của 395 loài, 229 giống thuộc họ hải sản với cá nục sồ, cá trá chiếm số lượng lớn.
Ngoài ra, ngư trường Bạch Long Vĩ còn được biết đến với đặc sản bào ngư. Loại hải sản này giàu chất dinh dưỡng và đặc biệt nổi tiếng ở vùng này.
Năm 2002, ngư trường Phú Quốc đã khai thác được 58.000.000 tấn hải sản các loại. Vùng biển này có nhiều loài hải sản như hải sâm, cá ngừ, đồi mồi, ngọc trai, cá thu, cá cơm. Sản lượng khai thác đạt 70.000 tấn/năm. Nơi đây nổi tiếng với hải sâm được người dân địa phương gọi là “đồn đột” và ngọc trai.
Phú Quốc nằm ở điểm cực nam tổ quốc được đánh giá là có tiềm năng cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đánh bắt thủy hải sản. Hòn đảo Phú Quốc càng ngày càng khẳng định được vị thế của mình nhờ sự đầu tư đúng đắn của nhà nước và chính phủ.
Với 63.290 km vuông diện tích khai thác thủy sản, ngư trường Kiên Giang là ngư trường khai thác trọng điểm của nước ta. Ở đây, ngư dân có thể khai thác biển với trữ lượng 500.000 tấn/năm về lượng tôm cá hải sâm, sò huyết, bào ngư, ngọc trai…
Trong chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang xác định thủy sản biển là ngành kinh tế mũi nhọn, với nghề đánh bắt trên ngư trường. Thế mạnh kinh tế nổi trội này đang được tỉnh đầu tư phát triển khai thác hiệu quả, bền vững.
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngư trường Bình Thuận luôn đi đầu trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản của cả nước với trữ lượng 240.000 tấn hải sản các loại.
Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.