Vào ấp Bờ Xe, Huyện Châu Thành, Tiền Giang hỏi bà con trong ấp không ai không biết bà Mười Hai người có rất nhiều biệt danh như: Nữ kiệt leo dừa, bà ngoại leo dừa, nữ quái leo dừa, người đàn bà sét đánh không chết... Bà cũng không nhớ nỗi mình biết leo dừa từ khi mấy tuổi, chỉ nhớ là khi còn bé bà con trong xóm ai nhờ trèo dừa hái, bà đều giúp rồi thành quen.
Từ ngày vào nghề đến nay gần 30 năm, mỗi ngày bà Mười Hai trèo khoảng 50 đến 60 cây dừa, đôi bàn tay bà chai sần và đầy những vết trầy xước do trèo dừa để lại. Trong những năm tháng “hành nghề” của mình, bà gặp không ít tai nạn nghề nghiệp, nhiều phen hú vía chết dỡ với công việc.
Lần “tai nạn” hi hữu, một hôm bà đang leo dừa thì trời đổ mưa (dù vốn quen trèo dừa trời mưa), bà cố gắng leo hái cho hết hai cây nữa rồi về nghĩ luôn, nhưng lên đến ngọn dừa thì bị sét đánh, bà rớt xuống đất, tóc cháy khét ngẹt nhưng bà vẫn đứng dậy bình thường. Bà cười món mém và cho biết cũng sau vụ ấy, bà con trong ấp đặt cho bà cái biệt danh là “người đàn bà sét đánh không chết”.
Hiện nay khi tuổi đời đã ngoài 50, bà Mười Hai vẫn tiếp tục cái nghề “mưu sinh trên trời” của mình, sáng sớm hai vợ chồng bà lại đi làm nghề này, hành trang của vợ chồng bà đơn giản chỉ là chiếc xe cũ kỹ, sợ dây thừng và 1 con dao được bà dắt sau lưng dùng để chặt dừa. Tuy công việc leo dừa rất khó khăn nhưng mỗi chục dừa bà chỉ được trả 6000 đồng/chục 12 trái, ngoài hái dừa thuê, bà con làm thêm việc rửa dừa cho bà con quanh ấp, mỗi cây được khoảng từ 10 đến 15 ngàn tuỳ theo chiều cao của cây.
Công việc leo dừa với gia đình bà là cái nghề chính để mưu sinh, nuôi sống cả gia đình bà. Con trai lớn của bà hiện có gia đình và ra ở riêng, nhưng gánh nặng lại thêm lên vai người đàn bà đã ngoài 50 tuổi này khi đứa con gái thứ 2 của bà có chồng, nhưng mấy năm nay, chồng chị bỏ lên thành phố, rồi biệt tăm không liên lạc nữa, giờ đây bà phải vừa nuôi con, vừa nuôi cháu thêm một phần gánh nặng.
Bà cười và chia sẻ:“Trời thương còn khoẻ, khi nào làm khi ấy chú à, bây giờ không leo dừa thì làm gì sống bây giờ?”
Hình ảnh đôi bàn tay chai sạn vì trèo dừa.
Sau hơn 30 năm leo dừa dành dụm và mượn của bà con trong ấp một ít, bà vừa cất xong được căn nhà nhỏ đủ có chỗ để vợ chồng và các con có chỗ ở được đàng hoàng hơn. Đó cũng là niềm vui lớn nhất của bà và là thành quả lao động dành dụm.
Vào ấp Bờ Xe, Huyện Châu Thành, Tiền Giang hỏi bà con trong ấp không ai không biết bà Mười Hai người có rất nhiều biệt danh như: Nữ kiệt leo dừa, bà ngoại leo dừa, nữ quái leo dừa, người đàn bà sét đánh không chết... Bà cũng không nhớ nỗi mình biết leo dừa từ khi mấy tuổi, chỉ nhớ là khi còn bé bà con trong xóm ai nhờ trèo dừa hái, bà đều giúp rồi thành quen.
Từ ngày vào nghề đến nay gần 30 năm, mỗi ngày bà Mười Hai trèo khoảng 50 đến 60 cây dừa, đôi bàn tay bà chai sần và đầy những vết trầy xước do trèo dừa để lại. Trong những năm tháng “hành nghề” của mình, bà gặp không ít tai nạn nghề nghiệp, nhiều phen hú vía chết dỡ với công việc.
Lần “tai nạn” hi hữu, một hôm bà đang leo dừa thì trời đổ mưa (dù vốn quen trèo dừa trời mưa), bà cố gắng leo hái cho hết hai cây nữa rồi về nghĩ luôn, nhưng lên đến ngọn dừa thì bị sét đánh, bà rớt xuống đất, tóc cháy khét ngẹt nhưng bà vẫn đứng dậy bình thường. Bà cười món mém và cho biết cũng sau vụ ấy, bà con trong ấp đặt cho bà cái biệt danh là “người đàn bà sét đánh không chết”.
Hiện nay khi tuổi đời đã ngoài 50, bà Mười Hai vẫn tiếp tục cái nghề “mưu sinh trên trời” của mình, sáng sớm hai vợ chồng bà lại đi làm nghề này, hành trang của vợ chồng bà đơn giản chỉ là chiếc xe cũ kỹ, sợ dây thừng và 1 con dao được bà dắt sau lưng dùng để chặt dừa. Tuy công việc leo dừa rất khó khăn nhưng mỗi chục dừa bà chỉ được trả 6000 đồng/chục 12 trái, ngoài hái dừa thuê, bà con làm thêm việc rửa dừa cho bà con quanh ấp, mỗi cây được khoảng từ 10 đến 15 ngàn tuỳ theo chiều cao của cây.
Công việc leo dừa với gia đình bà là cái nghề chính để mưu sinh, nuôi sống cả gia đình bà. Con trai lớn của bà hiện có gia đình và ra ở riêng, nhưng gánh nặng lại thêm lên vai người đàn bà đã ngoài 50 tuổi này khi đứa con gái thứ 2 của bà có chồng, nhưng mấy năm nay, chồng chị bỏ lên thành phố, rồi biệt tăm không liên lạc nữa, giờ đây bà phải vừa nuôi con, vừa nuôi cháu thêm một phần gánh nặng.
Bà cười và chia sẻ:“Trời thương còn khoẻ, khi nào làm khi ấy chú à, bây giờ không leo dừa thì làm gì sống bây giờ?”
Hình ảnh đôi bàn tay chai sạn vì trèo dừa.
Sau hơn 30 năm leo dừa dành dụm và mượn của bà con trong ấp một ít, bà vừa cất xong được căn nhà nhỏ đủ có chỗ để vợ chồng và các con có chỗ ở được đàng hoàng hơn. Đó cũng là niềm vui lớn nhất của bà và là thành quả lao động dành dụm.