Giữa những ngôi nhà san sát đậm màu cũ kỹ của thời gian, có một tiệm cắt tóc nổi bật với phong cách hoàn toàn khác biệt khiến ai đi qua cũng phải ngoái nhìn. Không gian bên trong được trang trí theo một phong cách Chicano rất đặc biệt khiến những người lần đầu bước vào có chút ngỡ ngàng đến ngộp thở.Và điều đặc biệt hơn cả, đó là những tay thợ cắt tóc với phong cách rất lập dị. Nhiều gã đầu trọc, kẻ thì để râu, một cậu xỏ khuyên ngay miệng với gương mặt lúc nào cũng lầm lỳ... toàn những gã đàn ông "chất chơi" với hình xăm đầy mình.Khách vào quán phải lấy số, rồi đợi đến lượt. Ngay cả nơi để số thứ tự cũng khác lạ vô cùng. Một điều dễ thấy là quán hầu như toàn khách nam vì Barber là những chàng thợ cạo, với hai động tác chính là cắt và cạo.Tiệm cắt tóc này là nơi quy tụ của những thành phần cá tính đặc biệt, và mỗi người một nơi lại mang theo những câu chuyện đời của riêng mình. Họ gặp nhau, thành anh em, và có cùng điểm chung là đam mê nghề thợ cạo.Xuất thân là một đầu bếp thế nhưng rồi không chấp nhận sự gò bó, anh Liêm đã quyết định từ bỏ công việc. Thời gian đó anh chàng may mắn được một người anh chỉ dạy cho nghề cắt tóc và bắt đầu mày mò từng bước với công việc mới mẻ này. "Tôi vẫn có thể làm việc, giúp mọi người có những kiểu tóc đẹp nhưng vẫn tự do thể hiện cá tính, tự do mặc những trang phục mà tôi thích, tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc khi được làm công việc này. Và tôi tin mình đã chọn được niềm đam mê của cuộc đời".Phạm Tấn Đăng Khoa sinh năm 1995 đến từ Biên Hòa. Anh chàng là tay chơi bóng rổ chuyên nghiệp của một team nổi tiếng Sài Gòn. Do một chấn thương nặng, Khoa gác lại giấc mơ dang dở và rồi bén duyên với nghề cắt tóc. Thời gian đầu do hoàn toàn chưa biết gì về công việc này nên Khoa rất tự ti, thế nhưng chỉ sau 1 năm, anh chàng đã thành thạo và có thể đứng cắt cho khách.Ở một góc khuất trong phòng là Thắng sinh năm 1995 xuất thân Sài Gòn. Từ nhỏ Thắng đã thích cắt tóc và đến với nghề này bằng một lý do rất ngộ nghĩnh. Đó là trong thời gian học cấp 2, có một bạn thân của Thắng bị trêu đùa dính kẹo cao su vào tóc, cậu đã dùng kéo sửa cho bạn và chợt nhận ra mình làm rất đẹp, và cứ thế theo nghề, rồi tìm đến tiệm tóc dị thường này và say mê làm việc.Tuấn sinh năm 1994, dân Sài Gòn lại có một câu chuyện khác. Từ nhỏ cậu đã theo phụ mẹ làm tóc cho khách, nên thích đã lâu. Tuấn chia sẻ trước đây cũng có quãng thời gian lạc lối khi làm thợ xăm, thế rồi tìm ra tiệm tóc này, và đã hoàn toàn trở thành một anh chàng đam mê công việc với hứng thú sống tràn trề.Chàng trai trẻ nhất của quán có tên Viễn Chơn sinh năm 1996, là một người yêu tatoo, thích sự tự do, nên đã chọn nghề tóc, và chọn quán này để thử sức. Chơn tâm sự: "Thời gian đầu ba mẹ em phản đối rất nhiều khi thấy mọi người xăm trổ và làm nghề tóc, thế nhưng sau khi thấy thái độ của quán làm việc rất nghiêm túc, giờ đây cả gia đình đã ủng hộ em theo nghề".Xuất thân là một dancer, Hòa năm nay 25 tuổi, bỗng tìm thấy khả năng của mình trong nghề tóc, và bén duyên với nghề rất nhanh. Nay cậu đã là thợ chính với lượng khách đông đảo.Chàng trai ít nói tên Bi sinh năm 1987, mới cắt tóc được một năm nhưng đã thấy mình thuộc về nghề này vì sự tự do và phóng khoáng. Từng là chủ 1 tiệm bán quần áo hip hop. Gia đình thuôc hàng khá giả nhưng lại đến với nghe tóc như 1 cái duyên và rất yêu nghề. "Được làm nghề mình thích, bên cạnh những anh em của mình, thì là điều hạnh phúc nhất" - Bi nói.Bột Lan - 1988 là vợ của Liêm. Cô tâm sự luôn ở bên phụ chồng và ủng hộ anh trong mọi công việc.Tiêu chí chọn anh em cùng làm của gã chủ quán này, cũng rất lạ đời. Một là phải có cái "chất", có thể là hip hop, là gangster hay bất cứ ngành nghề nào cũng đều được chấp nhận. Thứ hai là phải đặc biệt yêu nghề và không khoa trương. Và điều cuối cùng là phải thích văn hóa Chicano style."Niềm vui của tôi đơn giản chỉ là khi nhìn thấy những người khách đến đây mỗi ngày, họ tin tưởng và kiên nhẫn chờ đợi chúng tôi. Tôi đã từng nhìn thấy những người ngủ gục tại quán vì đợi lâu, những người chồng gọi điện về báo với vợ đang đi cắt tóc tại shop tôi, những thanh niên tròn xoe mắt khi nhìn thấy hình xăm trên người chúng tôi,... tất cả những điều nhỏ xíu đó là niềm vui của tôi rồi."- anh Liêm nói.Sau 10 năm đi cùng nghề, tháng 5/2015 anh Liêm quyết định mở cửa tiệm riêng cho mình để tạo một sân chơi dành cho những người yêu thích phong cách Chicano ở Việt Nam. Những ngày đầu anh chàng gặp rất nhiều khó khăn, khi khách hàng còn e dè với phong cách "hầm hố" của tiệm.Thời gian đầu mở quán Liêm chỉ có hai bàn tay trắng. Mọi thứ từ lớn như cái tivi, tủ lanh, rồi nhỏ như cái đề can dán tường, cũng là của anh em bạn bè mang cho......thế nên cửa tiệm là tình cảm của rất nhiều người. Vì vậy với mỗi khách hàng, đều phải tận tâm tận lực.Tiệm có những khách hàng quen thuộc, và mỗi lần đến chẳng cần phải nói, các gã thợ nơi đây sẽ nhớ từng người rồi cắt đúng như yêu cầu.Hiện nay, anh Liêm đang ấp ủ dự án làm ra clip hướng dẫn cắt 10 kiểu đầu mới chưa từng có ở Việt Nam và chia sẻ cho mọi người, để tạo một cộng đồng làm nghề tự do và cạnh tranh lành mạnh, cũng như truyền bá văn hóa Chicano tới đông đảo mọi người.
Giữa những ngôi nhà san sát đậm màu cũ kỹ của thời gian, có một tiệm cắt tóc nổi bật với phong cách hoàn toàn khác biệt khiến ai đi qua cũng phải ngoái nhìn. Không gian bên trong được trang trí theo một phong cách Chicano rất đặc biệt khiến những người lần đầu bước vào có chút ngỡ ngàng đến ngộp thở.
Và điều đặc biệt hơn cả, đó là những tay thợ cắt tóc với phong cách rất lập dị. Nhiều gã đầu trọc, kẻ thì để râu, một cậu xỏ khuyên ngay miệng với gương mặt lúc nào cũng lầm lỳ... toàn những gã đàn ông "chất chơi" với hình xăm đầy mình.
Khách vào quán phải lấy số, rồi đợi đến lượt. Ngay cả nơi để số thứ tự cũng khác lạ vô cùng. Một điều dễ thấy là quán hầu như toàn khách nam vì Barber là những chàng thợ cạo, với hai động tác chính là cắt và cạo.
Tiệm cắt tóc này là nơi quy tụ của những thành phần cá tính đặc biệt, và mỗi người một nơi lại mang theo những câu chuyện đời của riêng mình. Họ gặp nhau, thành anh em, và có cùng điểm chung là đam mê nghề thợ cạo.
Xuất thân là một đầu bếp thế nhưng rồi không chấp nhận sự gò bó, anh Liêm đã quyết định từ bỏ công việc. Thời gian đó anh chàng may mắn được một người anh chỉ dạy cho nghề cắt tóc và bắt đầu mày mò từng bước với công việc mới mẻ này. "Tôi vẫn có thể làm việc, giúp mọi người có những kiểu tóc đẹp nhưng vẫn tự do thể hiện cá tính, tự do mặc những trang phục mà tôi thích, tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc khi được làm công việc này. Và tôi tin mình đã chọn được niềm đam mê của cuộc đời".
Phạm Tấn Đăng Khoa sinh năm 1995 đến từ Biên Hòa. Anh chàng là tay chơi bóng rổ chuyên nghiệp của một team nổi tiếng Sài Gòn. Do một chấn thương nặng, Khoa gác lại giấc mơ dang dở và rồi bén duyên với nghề cắt tóc. Thời gian đầu do hoàn toàn chưa biết gì về công việc này nên Khoa rất tự ti, thế nhưng chỉ sau 1 năm, anh chàng đã thành thạo và có thể đứng cắt cho khách.
Ở một góc khuất trong phòng là Thắng sinh năm 1995 xuất thân Sài Gòn. Từ nhỏ Thắng đã thích cắt tóc và đến với nghề này bằng một lý do rất ngộ nghĩnh. Đó là trong thời gian học cấp 2, có một bạn thân của Thắng bị trêu đùa dính kẹo cao su vào tóc, cậu đã dùng kéo sửa cho bạn và chợt nhận ra mình làm rất đẹp, và cứ thế theo nghề, rồi tìm đến tiệm tóc dị thường này và say mê làm việc.
Tuấn sinh năm 1994, dân Sài Gòn lại có một câu chuyện khác. Từ nhỏ cậu đã theo phụ mẹ làm tóc cho khách, nên thích đã lâu. Tuấn chia sẻ trước đây cũng có quãng thời gian lạc lối khi làm thợ xăm, thế rồi tìm ra tiệm tóc này, và đã hoàn toàn trở thành một anh chàng đam mê công việc với hứng thú sống tràn trề.
Chàng trai trẻ nhất của quán có tên Viễn Chơn sinh năm 1996, là một người yêu tatoo, thích sự tự do, nên đã chọn nghề tóc, và chọn quán này để thử sức. Chơn tâm sự: "Thời gian đầu ba mẹ em phản đối rất nhiều khi thấy mọi người xăm trổ và làm nghề tóc, thế nhưng sau khi thấy thái độ của quán làm việc rất nghiêm túc, giờ đây cả gia đình đã ủng hộ em theo nghề".
Xuất thân là một dancer, Hòa năm nay 25 tuổi, bỗng tìm thấy khả năng của mình trong nghề tóc, và bén duyên với nghề rất nhanh. Nay cậu đã là thợ chính với lượng khách đông đảo.
Chàng trai ít nói tên Bi sinh năm 1987, mới cắt tóc được một năm nhưng đã thấy mình thuộc về nghề này vì sự tự do và phóng khoáng. Từng là chủ 1 tiệm bán quần áo hip hop. Gia đình thuôc hàng khá giả nhưng lại đến với nghe tóc như 1 cái duyên và rất yêu nghề. "Được làm nghề mình thích, bên cạnh những anh em của mình, thì là điều hạnh phúc nhất" - Bi nói.
Bột Lan - 1988 là vợ của Liêm. Cô tâm sự luôn ở bên phụ chồng và ủng hộ anh trong mọi công việc.
Tiêu chí chọn anh em cùng làm của gã chủ quán này, cũng rất lạ đời. Một là phải có cái "chất", có thể là hip hop, là gangster hay bất cứ ngành nghề nào cũng đều được chấp nhận. Thứ hai là phải đặc biệt yêu nghề và không khoa trương. Và điều cuối cùng là phải thích văn hóa Chicano style.
"Niềm vui của tôi đơn giản chỉ là khi nhìn thấy những người khách đến đây mỗi ngày, họ tin tưởng và kiên nhẫn chờ đợi chúng tôi. Tôi đã từng nhìn thấy những người ngủ gục tại quán vì đợi lâu, những người chồng gọi điện về báo với vợ đang đi cắt tóc tại shop tôi, những thanh niên tròn xoe mắt khi nhìn thấy hình xăm trên người chúng tôi,... tất cả những điều nhỏ xíu đó là niềm vui của tôi rồi."- anh Liêm nói.
Sau 10 năm đi cùng nghề, tháng 5/2015 anh Liêm quyết định mở cửa tiệm riêng cho mình để tạo một sân chơi dành cho những người yêu thích phong cách Chicano ở Việt Nam. Những ngày đầu anh chàng gặp rất nhiều khó khăn, khi khách hàng còn e dè với phong cách "hầm hố" của tiệm.
Thời gian đầu mở quán Liêm chỉ có hai bàn tay trắng. Mọi thứ từ lớn như cái tivi, tủ lanh, rồi nhỏ như cái đề can dán tường, cũng là của anh em bạn bè mang cho...
...thế nên cửa tiệm là tình cảm của rất nhiều người. Vì vậy với mỗi khách hàng, đều phải tận tâm tận lực.
Tiệm có những khách hàng quen thuộc, và mỗi lần đến chẳng cần phải nói, các gã thợ nơi đây sẽ nhớ từng người rồi cắt đúng như yêu cầu.
Hiện nay, anh Liêm đang ấp ủ dự án làm ra clip hướng dẫn cắt 10 kiểu đầu mới chưa từng có ở Việt Nam và chia sẻ cho mọi người, để tạo một cộng đồng làm nghề tự do và cạnh tranh lành mạnh, cũng như truyền bá văn hóa Chicano tới đông đảo mọi người.