Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Ban đầu truyện ngắn có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi để thu hút ăn bạn đọc. Đến khi in lại Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.Tác phẩm Chí Phèo nổi tiếng bởi khắc họa thành công tấm bi kịch của người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội.Tác phẩm Chí Phèo còn gây ám ảnh bởi những câu nói, những triết lý sâu sắc của nhà văn.“Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?”“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa.”“Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao?”“Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa”.“Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”.“Đàn bà vốn chuộng hoà bình; họ muốn yên chuyện thì thôi, gai ngạnh làm gì cho sinh sự”.“Chính thật cụ khôn róc đời, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”.“Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu? Bỏ tù nó thì dễ rồi; nhưng bỏ tù nó cũng có ngày nó được ra, liệu lúc ấy nó có để mình yên không chứ?”.“Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn”. (Ảnh: Nhà Bá Kiến)“Cái nghề đời hiền quá cũng hoá ngu, ở đâu chứ ở đất này đã ngu, đã nhịn thì chúng nó ấn cho đến không còn ngóc đầu lên được”. (Ảnh: Nhà Bá Kiến)Mời độc giả xem video:Làm sao để phát hiện mít chín nhờ thuốc?. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Ban đầu truyện ngắn có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi để thu hút ăn bạn đọc. Đến khi in lại Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.
Tác phẩm Chí Phèo nổi tiếng bởi khắc họa thành công tấm bi kịch của người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội.
Tác phẩm Chí Phèo còn gây ám ảnh bởi những câu nói, những triết lý sâu sắc của nhà văn.
“Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?”
“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa.”
“Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao?”
“Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa”.
“Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”.
“Đàn bà vốn chuộng hoà bình; họ muốn yên chuyện thì thôi, gai ngạnh làm gì cho sinh sự”.
“Chính thật cụ khôn róc đời, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”.
“Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu? Bỏ tù nó thì dễ rồi; nhưng bỏ tù nó cũng có ngày nó được ra, liệu lúc ấy nó có để mình yên không chứ?”.
“Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn”. (Ảnh: Nhà Bá Kiến)
“Cái nghề đời hiền quá cũng hoá ngu, ở đâu chứ ở đất này đã ngu, đã nhịn thì chúng nó ấn cho đến không còn ngóc đầu lên được”. (Ảnh: Nhà Bá Kiến)
Mời độc giả xem video:Làm sao để phát hiện mít chín nhờ thuốc?. Nguồn: Tin Tức VTV24.