Nhà nghiên cứu Grigory Kessel tại Viện Hàn lâm Khoa học Áo đã sử dụng công nghệ chụp ảnh tia cực tím (UV) trên một bản dịch Tân Ước bằng tiếng Syriac. Nhờ đó, một đoạn nhỏ trong bản dịch này trở nên rõ ràng hơn.Theo chuyên gia Kessel, đoạn nhỏ trong bản dịch Tân Ước trên được viết vào thế kỷ thứ 3 và được sao chép vào thế kỉ thứ 6. Nó được tìm thấy trong một tấm da cừu tái sử dụng.Vào thời Trung cổ, giấy da khan hiếm ở sa mạc, vì vậy các văn bản cũ thường bị xóa đi và tái sử dụng. Do vậy, nội dung trên những tấm giấy da bị mờ đi và khó có thể đọc được bằng mắt thường.Ông Kessel đã sử dụng công nghệ chụp ảnh bằng tia UV để khiến đoạn dịch ẩn sâu trên tấm giấy da hiện lên rõ ràng một lần nữa.Đoạn văn bản dịch cổ "hiện hình" nhờ công nghệ chụp ảnh tia cực tím (UV) là bằng chứng duy nhất còn sót lại xác nhận phiên bản tiếng Syriac cổ. Nó là bằng chứng quan trọng về giai đoạn đầu của việc truyền tải các sách Phúc Âm bằng văn bản.Phát hiện này cung cấp kiến thức sâu rộng hơn về bản dịch Tân Ước bằng tiếng Syriac cổ đại, được tạo ra ít nhất 100 năm trước các bản viết tay cổ nhất bằng tiếng Hy Lạp còn được lưu trữ đến ngày nay.Giám đốc Viện nghiên cứu thời trung cổ tại OeAW, Claudia Rapp cho hay: "Grigory Kessel đã có một khám phá tuyệt vời nhờ kiến thức sâu rộng của ông ấy về các văn bản Syriac cổ và đặc điểm của chữ viết".Theo Giám đốc Rapp, khám phá của ông Kessel chứng minh tầm quan trọng và hiệu quả của sự tương tác giữa các công nghệ kỹ thuật số hiện đại và nghiên cứu cơ bản khi xử lý các bản thảo thời Trung cổ.Mời độc giả xem video: Viện nghiên cứu Hán Nôm đang tìm kiếm 25 cuốn sách cổ biến mất khỏi kho lưu trữ. Nguồn: THĐT1.
Nhà nghiên cứu Grigory Kessel tại Viện Hàn lâm Khoa học Áo đã sử dụng công nghệ chụp ảnh tia cực tím (UV) trên một bản dịch Tân Ước bằng tiếng Syriac. Nhờ đó, một đoạn nhỏ trong bản dịch này trở nên rõ ràng hơn.
Theo chuyên gia Kessel, đoạn nhỏ trong bản dịch Tân Ước trên được viết vào thế kỷ thứ 3 và được sao chép vào thế kỉ thứ 6. Nó được tìm thấy trong một tấm da cừu tái sử dụng.
Vào thời Trung cổ, giấy da khan hiếm ở sa mạc, vì vậy các văn bản cũ thường bị xóa đi và tái sử dụng. Do vậy, nội dung trên những tấm giấy da bị mờ đi và khó có thể đọc được bằng mắt thường.
Ông Kessel đã sử dụng công nghệ chụp ảnh bằng tia UV để khiến đoạn dịch ẩn sâu trên tấm giấy da hiện lên rõ ràng một lần nữa.
Đoạn văn bản dịch cổ "hiện hình" nhờ công nghệ chụp ảnh tia cực tím (UV) là bằng chứng duy nhất còn sót lại xác nhận phiên bản tiếng Syriac cổ. Nó là bằng chứng quan trọng về giai đoạn đầu của việc truyền tải các sách Phúc Âm bằng văn bản.
Phát hiện này cung cấp kiến thức sâu rộng hơn về bản dịch Tân Ước bằng tiếng Syriac cổ đại, được tạo ra ít nhất 100 năm trước các bản viết tay cổ nhất bằng tiếng Hy Lạp còn được lưu trữ đến ngày nay.
Giám đốc Viện nghiên cứu thời trung cổ tại OeAW, Claudia Rapp cho hay: "Grigory Kessel đã có một khám phá tuyệt vời nhờ kiến thức sâu rộng của ông ấy về các văn bản Syriac cổ và đặc điểm của chữ viết".
Theo Giám đốc Rapp, khám phá của ông Kessel chứng minh tầm quan trọng và hiệu quả của sự tương tác giữa các công nghệ kỹ thuật số hiện đại và nghiên cứu cơ bản khi xử lý các bản thảo thời Trung cổ.
Mời độc giả xem video: Viện nghiên cứu Hán Nôm đang tìm kiếm 25 cuốn sách cổ biến mất khỏi kho lưu trữ. Nguồn: THĐT1.