Theo bình luận từ các chuyên gia quân sự, chính sách "khá hiếu chiến" của Tổng thống Erdogan đã dẫn đến việc hình thành một liên minh chống Thổ Nhĩ Kỳ."Vị Sultan" đã lựa chọn con đường đối đầu với không chỉ nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đồng minh NATO, đó là Hy Lạp và Pháp.Đúng như dự đoán, trong cuộc xung đột giữa Athens và Ankara, Paris cũng như các nước châu Âu khác tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ người Hy Lạp.Ví dụ, London đang xem xét bàn giao các khinh hạm Type 23 của mình cho hải quân Hy Lạp và Washington để ngỏ khả năng bán chiến hạm lớp MMSC. Điều này sẽ vô hiệu hóa sự thống trị của hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.Đến lượt mình, Pháp sẵn sàng giúp đỡ không quân Hy Lạp. Theo ước tính, Ankara có thể triển khai 206 máy bay chiến đấu chống lại 187 chiếc của Athens. Sự vượt trội của Thổ Nhĩ Kỳ trên không còn được hỗ trợ bởi trình độ đào tạo phi công cao hơn.Như đã biết, ngân sách quân sự của Hy Lạp thấp hơn đối thủ chính của họ ba lần, bởi vậy lực lượng này rõ ràng cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài mới có thể đối đầu sòng phẳng với Ankara.Trước thực tế trên, Paris dự định tạo ra sự cân bằng thông qua việc tặng 8 tiêm kích Rafale cho Hy Lạp và bán thêm hàng chục chiếc với giá ưu đãi so với đơn giá 240 triệu USD thông thường.Trớ trêu thay, Tổng thống Erdogan rõ ràng đang trông cậy vào vũ khí của Nga trong cuộc đối đầu với các "đồng minh" NATO. Theo ấn phẩm Haber7 của Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực tranh chấp ở Đông Địa Trung Hải đã là mục tiêu của hệ thống phòng không S-400.Ngoài ra "Sultan" đã tìm thấy nguồn cung cấp vũ khí đủ tin cậy để có thể đối đầu với một liên minh quân sự mạnh mẽ đang được thiết lập khẩn trương để chống lại họ.Theo tạp chí Military Watch, Ankara có kế hoạch mua 40 tiêm kích Su-35 từ Nga. Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao cơ hội của chúng trong trận chiến với F-16V của Hy Lạp và Rafale của Pháp. Chưa dừng lại đó, Tổng thống Erdogan còn có thể mua cả Su-57.Đây là một động thái chính trị khá mạnh mẽ.Các tiêm kích Rafale của Pháp và F-16 của Mỹ bị cho là sẽ bắt đầu thất thủ, và khi đó Lầu Năm Góc sẽ buộc phải lựa chọn có gửi F-35 của họ tới "Mặt trận Đông Địa Trung Hải" hay không.Có hai sắc thái quan trọng. Thứ nhất, sự hỗ trợ quân sự trực tiếp đối với Athens có thể bị Ankara nhìn nhận theo cách cực kỳ tiêu cực.Thứ hai, có nhiều khả năng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ cũng sẽ bắt đầu rơi và đó chính là một sự phản quảng cáo lớn đối với sản phẩm của tổ hợp công nghiệp - quân sự tại Washington.Trong bối cảnh đó, quyết định mua Su-57 của Tổng thống Erdogan được xem là một động thái rất hợp lý, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ tạo dựng ưu thế tuyệt đối trên chiến trường.Nhưng nếu viễn cảnh trên xảy ra thì gần như chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại khỏi liên minh quân sự NATO, cho nên vai trò của Mỹ nhiều khả năng sẽ là người hòa giải chứ không phải bên cung cấp vũ khí.
Theo bình luận từ các chuyên gia quân sự, chính sách "khá hiếu chiến" của Tổng thống Erdogan đã dẫn đến việc hình thành một liên minh chống Thổ Nhĩ Kỳ.
"Vị Sultan" đã lựa chọn con đường đối đầu với không chỉ nhiều quốc gia Trung Đông và Bắc Phi, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đồng minh NATO, đó là Hy Lạp và Pháp.
Đúng như dự đoán, trong cuộc xung đột giữa Athens và Ankara, Paris cũng như các nước châu Âu khác tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ người Hy Lạp.
Ví dụ, London đang xem xét bàn giao các khinh hạm Type 23 của mình cho hải quân Hy Lạp và Washington để ngỏ khả năng bán chiến hạm lớp MMSC. Điều này sẽ vô hiệu hóa sự thống trị của hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.
Đến lượt mình, Pháp sẵn sàng giúp đỡ không quân Hy Lạp. Theo ước tính, Ankara có thể triển khai 206 máy bay chiến đấu chống lại 187 chiếc của Athens. Sự vượt trội của Thổ Nhĩ Kỳ trên không còn được hỗ trợ bởi trình độ đào tạo phi công cao hơn.
Như đã biết, ngân sách quân sự của Hy Lạp thấp hơn đối thủ chính của họ ba lần, bởi vậy lực lượng này rõ ràng cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài mới có thể đối đầu sòng phẳng với Ankara.
Trước thực tế trên, Paris dự định tạo ra sự cân bằng thông qua việc tặng 8 tiêm kích Rafale cho Hy Lạp và bán thêm hàng chục chiếc với giá ưu đãi so với đơn giá 240 triệu USD thông thường.
Trớ trêu thay, Tổng thống Erdogan rõ ràng đang trông cậy vào vũ khí của Nga trong cuộc đối đầu với các "đồng minh" NATO. Theo ấn phẩm Haber7 của Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực tranh chấp ở Đông Địa Trung Hải đã là mục tiêu của hệ thống phòng không S-400.
Ngoài ra "Sultan" đã tìm thấy nguồn cung cấp vũ khí đủ tin cậy để có thể đối đầu với một liên minh quân sự mạnh mẽ đang được thiết lập khẩn trương để chống lại họ.
Theo tạp chí Military Watch, Ankara có kế hoạch mua 40 tiêm kích Su-35 từ Nga. Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao cơ hội của chúng trong trận chiến với F-16V của Hy Lạp và Rafale của Pháp. Chưa dừng lại đó, Tổng thống Erdogan còn có thể mua cả Su-57.
Đây là một động thái chính trị khá mạnh mẽ.
Các tiêm kích Rafale của Pháp và F-16 của Mỹ bị cho là sẽ bắt đầu thất thủ, và khi đó Lầu Năm Góc sẽ buộc phải lựa chọn có gửi F-35 của họ tới "Mặt trận Đông Địa Trung Hải" hay không.
Có hai sắc thái quan trọng. Thứ nhất, sự hỗ trợ quân sự trực tiếp đối với Athens có thể bị Ankara nhìn nhận theo cách cực kỳ tiêu cực.
Thứ hai, có nhiều khả năng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ cũng sẽ bắt đầu rơi và đó chính là một sự phản quảng cáo lớn đối với sản phẩm của tổ hợp công nghiệp - quân sự tại Washington.
Trong bối cảnh đó, quyết định mua Su-57 của Tổng thống Erdogan được xem là một động thái rất hợp lý, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ tạo dựng ưu thế tuyệt đối trên chiến trường.
Nhưng nếu viễn cảnh trên xảy ra thì gần như chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại khỏi liên minh quân sự NATO, cho nên vai trò của Mỹ nhiều khả năng sẽ là người hòa giải chứ không phải bên cung cấp vũ khí.