Trận đánh Grozny của quân đội Nga diễn ra cuối năm 1994 đến tháng 2/1995 tới nay vẫn được coi là trận đánh "kinh điển" của thế kỷ 21, xuất hiện trong "sách giáo khoa" của rất nhiều lực lượng tăng thiết giáp trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong trận chiến này, quân đội Nga về chung cuộc đã giành được chiến thắng. Tuy nhiên đó lại là một chiến thắng phải trả giá vô cùng đắt khi mà thiệt hại của quân đội Nga lớn hơn nhiều phía đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng vào tháng 12/1994, Nga hội 60.000 quân xung quanh Grozny, trong số này, có 38.000 lính và 1/3 trong số đó trực tiếp tiến vào thủ đô của Chechnya tham chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.Về phía đối phương, lực lượng phiến quân Chechnya chỉ có tổng cộng khoảng 2300 quân. Một vài nguồn tin số liệu của phương Tây khẳng định đối thủ của người Nga chỉ có không quá 5000 tay súng. Nguồn ảnh: Pinterest.Tưởng chừng như trận đánh không cân sức này sẽ kết thúc chóng vánh với phần thắng nghiễm nhiên thuộc về Nga. Tuy nhiên thực tế thì dù chiến thắng thuộc về người Nga, đây vẫn không phải một trận đánh thành công. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo thống kê được Nga ghi nhận, sau khi trận đánh kế thúc đã có từ 1400 tới 2000 lính Nga thiệt mạng, kèm theo đó là 500 lính mất tích, 4670 lính bị thương. Nguồn ảnh: Gettyimg.Tuy nhiên, thiệt hại của lực lượng xe tăng Nga mới là điều đáng nói, tổng cộng có tới 62 xe tăng chủ lực của Nga bị phá huỷ, kèm theo đó là 163 phương tiện thiết giáp khác "một đi không trở lại" sau khi lăn bánh vào Grozny. Nguồn ảnh: Pinterest.Thiệt hại này là nằm ngoài sức tưởng tượng của cả những người Nga bi quan nhất, đặc biệt là giới tướng lĩnh Nga - những người trưởng thành dưới thời Liên Xô với niềm kiêu hãnh bất diệt về sức mạnh của xe tăng do Moscow chế tạo. Nguồn ảnh: Shutters.Thực tế diễn ra hoàn toàn không phải như vậy, niềm kiêu hãnh của Liên Xô/Nga đã bị tổn thương nghiêm trọng. Cuộc chiến ở Grozny là cuộc chiến trong môi trường đô thị - nơi mà các xe tăng và thiết giáp Nga trở thành "hổ giấy" cho lối đánh du kích của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong môi trường tác chiến này, các xe tăng đặc biệt tỏ ra dễ bị tổn thương bởi những đòn đánh từ trên... nóc nhà giáng xuống. Nguồn ảnh: Getty.Thậm chí, thiết giáp và xe tăng Nga còn không thể phản công lại đối phương do các loại hoả lực được trang bị trên xe không thể ngóc lên độ cao quá lớn, tấn công vào nóc nhà cao tầng được. Nguồn ảnh: Pinterest.Bộ binh tùng thiết Nga dù đi cùng với xe tăng chủ lực cũng dễ bị tổn thương do đối phương có điểm cao với tầm nhìn rộng, thoáng còn lính Nga ở phía dưới đất rơi vào một vị trí không thể xấu hơn trong giao tranh. Nguồn ảnh: Pinterest.Với lối đánh du kích trong môi trường đô thị, phiến quân của Chechnya đã giáng cho quân Nga những đòn hiểm hóc và dù cuối cùng, sự kháng cự của lực lượng này cũng bị đập tan nhưng cái giá mà người Nga phải trả là quá lớn. Nguồn ảnh: Getty.Cuộc chiến ở Chechnya được cho là bài học đắt giá nhất của quân đội Nga kể từ khi Liên Xô tan rã tới nay. Sau chiến tranh Chechnya, quân đội Nga phải ngay lập tức tiến hành cải tổ. Tuy nhiên tới nay, quân đội Nga vẫn chưa có một trận đánh nào với quy mô và tính chất tương tự để có thể "thử lửa" lại, để xem liệu rằng người Nga đã cải tổ quân đội thành công hay chưa. Nguồn ảnh: Reuters. Video Những thước phim hiếm hoi ghi lại cảnh tượng quân đội Nga chiến đấu ở Chechnya.
Trận đánh Grozny của quân đội Nga diễn ra cuối năm 1994 đến tháng 2/1995 tới nay vẫn được coi là trận đánh "kinh điển" của thế kỷ 21, xuất hiện trong "sách giáo khoa" của rất nhiều lực lượng tăng thiết giáp trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong trận chiến này, quân đội Nga về chung cuộc đã giành được chiến thắng. Tuy nhiên đó lại là một chiến thắng phải trả giá vô cùng đắt khi mà thiệt hại của quân đội Nga lớn hơn nhiều phía đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng vào tháng 12/1994, Nga hội 60.000 quân xung quanh Grozny, trong số này, có 38.000 lính và 1/3 trong số đó trực tiếp tiến vào thủ đô của Chechnya tham chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về phía đối phương, lực lượng phiến quân Chechnya chỉ có tổng cộng khoảng 2300 quân. Một vài nguồn tin số liệu của phương Tây khẳng định đối thủ của người Nga chỉ có không quá 5000 tay súng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tưởng chừng như trận đánh không cân sức này sẽ kết thúc chóng vánh với phần thắng nghiễm nhiên thuộc về Nga. Tuy nhiên thực tế thì dù chiến thắng thuộc về người Nga, đây vẫn không phải một trận đánh thành công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo thống kê được Nga ghi nhận, sau khi trận đánh kế thúc đã có từ 1400 tới 2000 lính Nga thiệt mạng, kèm theo đó là 500 lính mất tích, 4670 lính bị thương. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuy nhiên, thiệt hại của lực lượng xe tăng Nga mới là điều đáng nói, tổng cộng có tới 62 xe tăng chủ lực của Nga bị phá huỷ, kèm theo đó là 163 phương tiện thiết giáp khác "một đi không trở lại" sau khi lăn bánh vào Grozny. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thiệt hại này là nằm ngoài sức tưởng tượng của cả những người Nga bi quan nhất, đặc biệt là giới tướng lĩnh Nga - những người trưởng thành dưới thời Liên Xô với niềm kiêu hãnh bất diệt về sức mạnh của xe tăng do Moscow chế tạo. Nguồn ảnh: Shutters.
Thực tế diễn ra hoàn toàn không phải như vậy, niềm kiêu hãnh của Liên Xô/Nga đã bị tổn thương nghiêm trọng. Cuộc chiến ở Grozny là cuộc chiến trong môi trường đô thị - nơi mà các xe tăng và thiết giáp Nga trở thành "hổ giấy" cho lối đánh du kích của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong môi trường tác chiến này, các xe tăng đặc biệt tỏ ra dễ bị tổn thương bởi những đòn đánh từ trên... nóc nhà giáng xuống. Nguồn ảnh: Getty.
Thậm chí, thiết giáp và xe tăng Nga còn không thể phản công lại đối phương do các loại hoả lực được trang bị trên xe không thể ngóc lên độ cao quá lớn, tấn công vào nóc nhà cao tầng được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bộ binh tùng thiết Nga dù đi cùng với xe tăng chủ lực cũng dễ bị tổn thương do đối phương có điểm cao với tầm nhìn rộng, thoáng còn lính Nga ở phía dưới đất rơi vào một vị trí không thể xấu hơn trong giao tranh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với lối đánh du kích trong môi trường đô thị, phiến quân của Chechnya đã giáng cho quân Nga những đòn hiểm hóc và dù cuối cùng, sự kháng cự của lực lượng này cũng bị đập tan nhưng cái giá mà người Nga phải trả là quá lớn. Nguồn ảnh: Getty.
Cuộc chiến ở Chechnya được cho là bài học đắt giá nhất của quân đội Nga kể từ khi Liên Xô tan rã tới nay. Sau chiến tranh Chechnya, quân đội Nga phải ngay lập tức tiến hành cải tổ. Tuy nhiên tới nay, quân đội Nga vẫn chưa có một trận đánh nào với quy mô và tính chất tương tự để có thể "thử lửa" lại, để xem liệu rằng người Nga đã cải tổ quân đội thành công hay chưa. Nguồn ảnh: Reuters.
Video Những thước phim hiếm hoi ghi lại cảnh tượng quân đội Nga chiến đấu ở Chechnya.