Thượng nghị sĩ Lindsey Graham tuyên bố rằng Mỹ đang xem xét cung cấp xe tăng M1A1 Abrams đương đại cho quân đội Ukraine. Mỹ có thể cung cấp tới 200 xe tăng để hỗ trợ Ukraine trong chiến cuộc xung đột với Nga.Theo báo chí Nga, việc quân đội Mỹ chuyển giao nhanh xe tăng chủ lực M1A1 Abrams là điều không thể do quân đội Ukraine không có đủ khả năng vận hành những phương tiện chiến đấu tiên tiến này.Tuy nhiên, nếu các lực lượng vũ trang Ukraine được chuẩn bị và huấn luyện đầy đủ để làm chủ những chiếc xe tăng M1A1 Abrams, thì loại vũ khí này có thể đi vào hoạt động sớm nhất là vào năm sau.Tuy nhiên cả chính quyền Washington và Kiev vẫn chưa phản hồi về thông tin này. M1A1 Abrams là phiên bản cải tiến của xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams do General Dynamics của Mỹ chế tạo vào năm 1985. Nó được quân đội Mỹ sử dụng lần đầu tiên vào năm 1986.Xe có trọng lượng lên tới 57 tấn, có chiều dài tổng thể 9,83 mét (bao gồm cả pháo), chiều rộng của xe là 3,66 mét và cao 2,44 mét, kíp xe gồm 4 người.M1A1 Abrams sử dụng động cơ tuốc bin khí Avco Lycoming’s AGT1500 công suất lên tới 1500 mã lực, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 67km/h, tầm hoạt động 465 km. M1A1 Abrams có thể tăng tốc từ 0 lên 32km/h chỉ trong 7 giây.Xe tăng chủ lực M1A1 Abrams có lớp giáp bảo vệ tốt hơn phiên bản trước. Tháp pháo phía trước và giáp thân có thêm lớp giáp composite tiên tiến được gia cố bằng uranium để bảo vệ tốt hơn.Một trong những cải tiến quan trọng nhất của xe tăng M1A1 Abrams là việc trang bị pháo nòng trơn M256 120mm, ban đầu được phát triển bởi Rheinmetall 2A5 của Đức. Pháo này có thể bắn chính xác vào mục tiêu ở khoảng cách 4 km.Pháo sử dụng loại đạn xuyên giáp đặc biệt M829A2 do Mỹ phát triển để chống lại xe tăng của đối phương. Với cơ số 40 viên đạn, 34 viên được cất trong tháp pháo, 6 viên còn lại được cất trong khoang chiến đấu.Ngoài pháo chính là M256, M1A1 Abrams còn được trang bị một số vũ khí khác bao gồm súng máy đồng trục M240 7,62 mm, một súng máy 7,62 mm khác lắp trên nóc do pháo thủ vận hành và đại liên Browning M250 12. súng 7 mm do người chỉ huy vận hành.Chiến tranh vùng vịnh lần 1 là nơi đầu tiên thử lửa của xe tăng Abram. Trong cuộc chiến này, với sự hỗ trợ từ không quân, các lữ đoàn hạng nặng trang bị với xe tăng Abram và xe chiến đấu bộ binh Bradley quân đội Mĩ đã có một chiến thắng lớn trên bộ.Chỉ trong 100 giờ đồng hồ, lực lượng trên bộ của Liên quân đứng đầu là Mĩ đã quét sạch quân Iraq khỏi đất Kuwait. Trong khi không quân mất 43 ngày không kích với cường độ cao và tiêu diệt 50% lực lượng xe tăng Iraq, các đơn vị thiết giáp Mĩ mất trên 4 ngày để tiêu diệt thêm 25%. Năm 2015, quân đội Ả Rập Saudi cũng sử dụng nhiều chiếc M1 để tấn công lực lượng Houthi ở Yemen, nhưng chiến dịch đã thất bại. Trong khi xe tăng T-90A của Nga trang bị cho quân đội Syria an toàn trước tên lửa chống tăng BGM-71 TOW (phiên bản TOW-2A) do Mỹ sản xuất, thì M1 Abrams lại bị phá hủy hàng loạt bởi tên lửa chống tăng.Chuyên gia quân sự Nga Andrei Koshkin cho rằng: “Hoạt động quảng bá và truyền thông mạnh mẽ của phương Tây đã thổi phồng năng lực thực tế của M1 Abrams. Thực tế cho thấy M1 Abrams đã nhiều lần bị bắn cháy bằng súng phóng lựu hoặc tên lửa chống tăng được phát triển từ những năm 1970”.Vì vậy không biết M1A1 khi tham gia chiến đấu trên chiến trường Ukraine có thể giành được kết quả quan trọng không, bởi quân đội Nga và lực lượng đồng minh được trang bị những vũ khí rất hiện đại và có khả năng chiến đấu hơn hẳn các đối thủ khác.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham tuyên bố rằng Mỹ đang xem xét cung cấp xe tăng M1A1 Abrams đương đại cho quân đội Ukraine. Mỹ có thể cung cấp tới 200 xe tăng để hỗ trợ Ukraine trong chiến cuộc xung đột với Nga.
Theo báo chí Nga, việc quân đội Mỹ chuyển giao nhanh xe tăng chủ lực M1A1 Abrams là điều không thể do quân đội Ukraine không có đủ khả năng vận hành những phương tiện chiến đấu tiên tiến này.
Tuy nhiên, nếu các lực lượng vũ trang Ukraine được chuẩn bị và huấn luyện đầy đủ để làm chủ những chiếc xe tăng M1A1 Abrams, thì loại vũ khí này có thể đi vào hoạt động sớm nhất là vào năm sau.
Tuy nhiên cả chính quyền Washington và Kiev vẫn chưa phản hồi về thông tin này. M1A1 Abrams là phiên bản cải tiến của xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams do General Dynamics của Mỹ chế tạo vào năm 1985. Nó được quân đội Mỹ sử dụng lần đầu tiên vào năm 1986.
Xe có trọng lượng lên tới 57 tấn, có chiều dài tổng thể 9,83 mét (bao gồm cả pháo), chiều rộng của xe là 3,66 mét và cao 2,44 mét, kíp xe gồm 4 người.
M1A1 Abrams sử dụng động cơ tuốc bin khí Avco Lycoming’s AGT1500 công suất lên tới 1500 mã lực, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 67km/h, tầm hoạt động 465 km. M1A1 Abrams có thể tăng tốc từ 0 lên 32km/h chỉ trong 7 giây.
Xe tăng chủ lực M1A1 Abrams có lớp giáp bảo vệ tốt hơn phiên bản trước. Tháp pháo phía trước và giáp thân có thêm lớp giáp composite tiên tiến được gia cố bằng uranium để bảo vệ tốt hơn.
Một trong những cải tiến quan trọng nhất của xe tăng M1A1 Abrams là việc trang bị pháo nòng trơn M256 120mm, ban đầu được phát triển bởi Rheinmetall 2A5 của Đức. Pháo này có thể bắn chính xác vào mục tiêu ở khoảng cách 4 km.
Pháo sử dụng loại đạn xuyên giáp đặc biệt M829A2 do Mỹ phát triển để chống lại xe tăng của đối phương. Với cơ số 40 viên đạn, 34 viên được cất trong tháp pháo, 6 viên còn lại được cất trong khoang chiến đấu.
Ngoài pháo chính là M256, M1A1 Abrams còn được trang bị một số vũ khí khác bao gồm súng máy đồng trục M240 7,62 mm, một súng máy 7,62 mm khác lắp trên nóc do pháo thủ vận hành và đại liên Browning M250 12. súng 7 mm do người chỉ huy vận hành.
Chiến tranh vùng vịnh lần 1 là nơi đầu tiên thử lửa của xe tăng Abram. Trong cuộc chiến này, với sự hỗ trợ từ không quân, các lữ đoàn hạng nặng trang bị với xe tăng Abram và xe chiến đấu bộ binh Bradley quân đội Mĩ đã có một chiến thắng lớn trên bộ.
Chỉ trong 100 giờ đồng hồ, lực lượng trên bộ của Liên quân đứng đầu là Mĩ đã quét sạch quân Iraq khỏi đất Kuwait. Trong khi không quân mất 43 ngày không kích với cường độ cao và tiêu diệt 50% lực lượng xe tăng Iraq, các đơn vị thiết giáp Mĩ mất trên 4 ngày để tiêu diệt thêm 25%.
Năm 2015, quân đội Ả Rập Saudi cũng sử dụng nhiều chiếc M1 để tấn công lực lượng Houthi ở Yemen, nhưng chiến dịch đã thất bại. Trong khi xe tăng T-90A của Nga trang bị cho quân đội Syria an toàn trước tên lửa chống tăng BGM-71 TOW (phiên bản TOW-2A) do Mỹ sản xuất, thì M1 Abrams lại bị phá hủy hàng loạt bởi tên lửa chống tăng.
Chuyên gia quân sự Nga Andrei Koshkin cho rằng: “Hoạt động quảng bá và truyền thông mạnh mẽ của phương Tây đã thổi phồng năng lực thực tế của M1 Abrams. Thực tế cho thấy M1 Abrams đã nhiều lần bị bắn cháy bằng súng phóng lựu hoặc tên lửa chống tăng được phát triển từ những năm 1970”.
Vì vậy không biết M1A1 khi tham gia chiến đấu trên chiến trường Ukraine có thể giành được kết quả quan trọng không, bởi quân đội Nga và lực lượng đồng minh được trang bị những vũ khí rất hiện đại và có khả năng chiến đấu hơn hẳn các đối thủ khác.