Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa chính thức giới thiệu trước các cơ quan báo chí nội địa chiếc xe tăng hạng nhẹ Zorawar thế hệ mới, đã hoàn thành quá trình nghiên cứu phát triển trong khoảng thời gian rất ngắn.Theo giới thiệu, xe tăng hạng nhẹ Zorawar là sản phẩm của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), kết hợp cùng nhà sản xuất là Công ty Larsen & Toubro (L&T).Cỗ chiến xa hạng nhẹ này ra đời với mục đích cân bằng ưu thế quân sự của Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp trên vùng núi cao, nơi Quân đội Trung Quốc đã triển khai xe tăng hạng nhẹ Type 15 rất tối tân (còn được gọi là ZTQ-15).Chiếc Zorawar đã được phát triển và sẵn sàng thử nghiệm trong thời gian ngắn kỷ lục chỉ gần 2 năm. Dự án nghiên cứu chế tạo phương tiện chiến đấu này bắt đầu vào năm 2022, bí quyết mang lại tốc độ lớn như vậy là tận dụng những giải pháp và sản phẩm có sẵn.Xe tăng hạng nhẹ Zorawar được trang bị tháp pháo dạng module có tên Cockerill 3000 với vũ khí chính là pháo 105 mm, đây là sản phẩm của công ty vũ khí đa quốc gia Bỉ John Cockerill.Chiếc Zorawar sử dụng động cơ diesel tăng áp Cummins có công suất tối đa 1.000 mã lực, tỷ số công suất trên trọng lượng đạt tới 40 mã lực/tấn, mang lại cho xe tăng khả năng cơ động rất tốt trên địa hình phức tạp.Hiện tại chưa rõ khung gầm của xe tăng hạng nhẹ Zorawar được Ấn Độ lấy từ đâu, nhưng trước đó có tin New Delhi đang nghiêng về phương án dùng thân pháo tự hành K9 hay xe chiến đấu bộ binh K21 của Hàn Quốc.Với trọng lượng 25 tấn và có khả năng bơi tương đối tốt, chiếc xe tăng hạng nhẹ này đủ sức vượt qua những ngọn núi dốc, băng qua sông cũng như các chướng ngại nước dễ dàng hơn nhiều so với xe tăng chủ lực T-72 và T-90 đang phục vụ trong biên chế Lục quân Ấn Độ.Vào tháng 1 năm nay, báo chí Ấn Độ đã đưa tin về việc bắt đầu tiến hành thử nghiệm nguyên mẫu xe tăng hạng nhẹ Zorawar tại nhà máy. Sau khi quá trình trên kết thúc, phương tiện này đã được bàn giao cho Lục quân Ấn Độ để thử nghiệm cấp Bộ Quốc phòng.Lục quân Ấn Độ đặt hàng ban đầu 59 xe tăng Zorawar và có kế hoạch mua thêm ít nhất 295 chiếc khác trong thời gian tới. Dự kiến chiếc xe tăng hạng nhẹ nói trên sẽ được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2027.Quân đội Ấn Độ đã tìm kiếm xe tăng hạng nhẹ từ năm 2009, khi hai sư đoàn mới được thành lập và đóng ở dãy Himalaya. Nguyên nhân theo giải thích là do các vấn đề liên quan tới vận hành khi sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực trên vùng núi cao.Ở địa hình đồi núi, xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 của Trung Quốc có thể di chuyển trên quãng đường dài mà không gặp bất cứ trở ngại nào, trong khi lực lượng thiết giáp Ấn Độ gặp khó khăn khi di chuyển T-72M của họ qua các sườn đèo ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển.Theo đánh giá từ giới phân tích, tình hình cấp bách đến mức New Delhi có thể không chỉ chấp nhận đề nghị mua trực tiếp xe tăng Zorawar từ nhà sản xuất mà còn mở thêm dây chuyền thứ hai để tăng sản lượng, họ dự kiến sử dụng các công ty thuộc khu vực tư nhân.So sánh với ZTQ-15 của Trung Quốc thì dễ dàng nhận thấy Zorawar có hỏa lực tương đương, tuy vậy độ vững chắc không bằng khi nhẹ hơn tới 11 tấn, bên cạnh đó giá thành xe tăng hạng nhẹ của Ấn Độ cũng cao hơn khi dùng nhiều thành phần từ các nhà cung cấp khác nhau.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa chính thức giới thiệu trước các cơ quan báo chí nội địa chiếc xe tăng hạng nhẹ Zorawar thế hệ mới, đã hoàn thành quá trình nghiên cứu phát triển trong khoảng thời gian rất ngắn.
Theo giới thiệu, xe tăng hạng nhẹ Zorawar là sản phẩm của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), kết hợp cùng nhà sản xuất là Công ty Larsen & Toubro (L&T).
Cỗ chiến xa hạng nhẹ này ra đời với mục đích cân bằng ưu thế quân sự của Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp trên vùng núi cao, nơi Quân đội Trung Quốc đã triển khai xe tăng hạng nhẹ Type 15 rất tối tân (còn được gọi là ZTQ-15).
Chiếc Zorawar đã được phát triển và sẵn sàng thử nghiệm trong thời gian ngắn kỷ lục chỉ gần 2 năm. Dự án nghiên cứu chế tạo phương tiện chiến đấu này bắt đầu vào năm 2022, bí quyết mang lại tốc độ lớn như vậy là tận dụng những giải pháp và sản phẩm có sẵn.
Xe tăng hạng nhẹ Zorawar được trang bị tháp pháo dạng module có tên Cockerill 3000 với vũ khí chính là pháo 105 mm, đây là sản phẩm của công ty vũ khí đa quốc gia Bỉ John Cockerill.
Chiếc Zorawar sử dụng động cơ diesel tăng áp Cummins có công suất tối đa 1.000 mã lực, tỷ số công suất trên trọng lượng đạt tới 40 mã lực/tấn, mang lại cho xe tăng khả năng cơ động rất tốt trên địa hình phức tạp.
Hiện tại chưa rõ khung gầm của xe tăng hạng nhẹ Zorawar được Ấn Độ lấy từ đâu, nhưng trước đó có tin New Delhi đang nghiêng về phương án dùng thân pháo tự hành K9 hay xe chiến đấu bộ binh K21 của Hàn Quốc.
Với trọng lượng 25 tấn và có khả năng bơi tương đối tốt, chiếc xe tăng hạng nhẹ này đủ sức vượt qua những ngọn núi dốc, băng qua sông cũng như các chướng ngại nước dễ dàng hơn nhiều so với xe tăng chủ lực T-72 và T-90 đang phục vụ trong biên chế Lục quân Ấn Độ.
Vào tháng 1 năm nay, báo chí Ấn Độ đã đưa tin về việc bắt đầu tiến hành thử nghiệm nguyên mẫu xe tăng hạng nhẹ Zorawar tại nhà máy. Sau khi quá trình trên kết thúc, phương tiện này đã được bàn giao cho Lục quân Ấn Độ để thử nghiệm cấp Bộ Quốc phòng.
Lục quân Ấn Độ đặt hàng ban đầu 59 xe tăng Zorawar và có kế hoạch mua thêm ít nhất 295 chiếc khác trong thời gian tới. Dự kiến chiếc xe tăng hạng nhẹ nói trên sẽ được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2027.
Quân đội Ấn Độ đã tìm kiếm xe tăng hạng nhẹ từ năm 2009, khi hai sư đoàn mới được thành lập và đóng ở dãy Himalaya. Nguyên nhân theo giải thích là do các vấn đề liên quan tới vận hành khi sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực trên vùng núi cao.
Ở địa hình đồi núi, xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 của Trung Quốc có thể di chuyển trên quãng đường dài mà không gặp bất cứ trở ngại nào, trong khi lực lượng thiết giáp Ấn Độ gặp khó khăn khi di chuyển T-72M của họ qua các sườn đèo ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển.
Theo đánh giá từ giới phân tích, tình hình cấp bách đến mức New Delhi có thể không chỉ chấp nhận đề nghị mua trực tiếp xe tăng Zorawar từ nhà sản xuất mà còn mở thêm dây chuyền thứ hai để tăng sản lượng, họ dự kiến sử dụng các công ty thuộc khu vực tư nhân.
So sánh với ZTQ-15 của Trung Quốc thì dễ dàng nhận thấy Zorawar có hỏa lực tương đương, tuy vậy độ vững chắc không bằng khi nhẹ hơn tới 11 tấn, bên cạnh đó giá thành xe tăng hạng nhẹ của Ấn Độ cũng cao hơn khi dùng nhiều thành phần từ các nhà cung cấp khác nhau.