Trong khuôn khổ triển lãm hàng không MAKS-2019, Tổng công ty Rostec (Nga) giới thiệu phiên bản nâng cấp mới của dòng trực thăng vũ trang Mi-24 với mã định danh là Mi-24P-1M tích hợp khí tài điện tử tiên tiến trong máy bay. Nó được đem lại hiệu quả tác chiến gấp bội so với trước. Ảnh: Jetphotos.net"Trực thăng Mi-24P nâng cấp hệ thống điều hướng và chỉ thị mục tiêu thống nhất, hệ thống trinh sát quang - điện tử nhắm mục tiêu, hệ thống radar mạng pha (tùy chọn lắp đặt), hệ thống lái tự động, hệ thống phòng vệ và hệ thông cung cấp điện nay mới. Dù tích hợp khí tài mới nhưng trọng lượng rỗng của trực thăng giảm được thêm 430kg", Rostec cho hay. Ảnh: Mi-24P-1M tại MAKS-2019 với khí tài mới bổ sung ở mũi. Ảnh: Twitter"Phiên bản mới Mi-24P-1M là sản phẩm hợp tác chặt chẽ giữa Công ty Trực thăng Nga với công ty công nghệ vô tuyến điện tử (KRET). Chiếc trực thăng tấn công Mi-24 có các thông số kỹ thuật và chiến đấu tốt hơn, khiến nó hấp dẫn hơn", ông Anatoly Serdyukov - Giám đốc cụm công nghiệp hàng không Rostec cho hay. Ảnh: Twitter"Về cơ bản, thiết bị trên máy bay đã tăng gấp ba lần hiệu quả tác chiến trực thăng tấn công Mi-24. Các tham số hệ thống mới vượt quá cấu hình cơ bản nhiều lần. Các sản phẩm mới nhất chiếm tới 90% thiết bị điện tử trên tàu bay. Các thông số kỹ thuật - tham số bay và khả năng chiến đấu tăng cấp 3 lần", ông Vladimir Mikheyev - Phó Giám đốc điều hành KRET nói với truyền thông ở MAKS. Ảnh: TwitterNhư vậy, với những nâng cấp mới này, xem ra trực thăng tấn công Mi-24 sẽ còn rất lâu nữa mới được về hữu, dù trước đó người ta đã từng lên kế hoạch. Ảnh: TwitterCụ thể, theo mạng arms-expo, từng có kế hoạch rằng sau khi tham chiến từ Syria trở về, dòng trực thăng Mi-24 và Mi-35 sẽ ra khỏi biên chế, nhường chỗ cho các dòng máy bay mới như Mi-28, Ka-52 đang được sản xuất “ồ ạt”. Ảnh: Airliners.netThế nhưng, cuộc chiến Syria lại cho thấy điều ngược lại, các trực thăng tấn công Mi-24/35 thể hiện khả năng tác chiến đặc biệt và cho thấy nó chưa bao giờ lỗi thời dù ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Thế nên, người ta lại phải nghĩ lại và quyết định sẽ tiếp tục duy trì Mi-24, Mi-35 đồng thời nâng cấp chúng thích nghi với chiến trường hiện đại.Mi-24 là dòng trực thăng tấn công huyền thoại do Liên Xô sản xuất từ năm 1969 đến nay (Nga tiếp quản), được thiết kế cho vai trò chống tăng, yểm trợ hỏa lực tầm gần. Đáng chú ý, dù thiết kế hoàn toàn cho vai trò chiến đấu nhưng Mi-24 là trực thăng vũ trang duy nhất vẫn có thể chở được thêm một tiểu đội binh sĩ, trong khi AH-1 Cobra hay AH-64 Apache của Mỹ không có tính năng này. Ảnh: JetphotosThiết kế buồng lái các đời Mi-24 đều là dạng “phồng bọt đôi”, trừ đời Mi-24A thế hệ đầu mà Việt Nam từng sử dụng với buồng lái ngồi chung. Ảnh: Cận cảnh vị trí ngồi của một trong hai phi công Mi-24 với quạt con cóc huyền thoại. Ảnh: Airliners.netHỏa lực các đời trực thăng Mi-24 đều rất mạnh và càng ngày càng mạnh hơn. Đầu tiên về khẩu pháo ở đầu mũi, thế hệ đầu sử dụng khẩu 12,7mm 4 nòng Yak-B, tới đời Mi-24P trang bị khẩu GSh-30K 2 nòng cỡ 30mm, đời Mi-24VP và Mi-24VM trang bị khẩu GSh-23L 2 nòng 23mm. Ảnh: Airliners.netMi-24 cũng được thiết kế hai cánh nhỏ để mang các loại rocket và tên lửa. Thế hệ đầu đến dòng Mi-24D chủ yếu trang bị rocket S-5 57mm hoặc S-24 240mm và tên lửa chống tăng 9M17 (AT-2); đến thế hệ 2 dòng Mi-24V/P trở đi trang bị rocket S-8 80mm và tên lửa chống tăng 9K114 Shturm (AT-6). Ảnh: Airliners.netĐặc biệt, Mi-24 có lẽ là dòng trực thăng vũ trang hiếm hoi trong lịch sử trang bị cả bom hàng không để oanh tạc quân địch, nó có thể mang bom 500kg ZAB, FAB hoặc ODAB hoặc thậm chí làm nhiệm vụ rải mìn. Ảnh: Airliners.netVideo trực thăng tấn công Mi-24P tác chiến. Nguồn: Youtube
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không MAKS-2019, Tổng công ty Rostec (Nga) giới thiệu phiên bản nâng cấp mới của dòng trực thăng vũ trang Mi-24 với mã định danh là Mi-24P-1M tích hợp khí tài điện tử tiên tiến trong máy bay. Nó được đem lại hiệu quả tác chiến gấp bội so với trước. Ảnh: Jetphotos.net
"Trực thăng Mi-24P nâng cấp hệ thống điều hướng và chỉ thị mục tiêu thống nhất, hệ thống trinh sát quang - điện tử nhắm mục tiêu, hệ thống radar mạng pha (tùy chọn lắp đặt), hệ thống lái tự động, hệ thống phòng vệ và hệ thông cung cấp điện nay mới. Dù tích hợp khí tài mới nhưng trọng lượng rỗng của trực thăng giảm được thêm 430kg", Rostec cho hay. Ảnh: Mi-24P-1M tại MAKS-2019 với khí tài mới bổ sung ở mũi. Ảnh: Twitter
"Phiên bản mới Mi-24P-1M là sản phẩm hợp tác chặt chẽ giữa Công ty Trực thăng Nga với công ty công nghệ vô tuyến điện tử (KRET). Chiếc trực thăng tấn công Mi-24 có các thông số kỹ thuật và chiến đấu tốt hơn, khiến nó hấp dẫn hơn", ông Anatoly Serdyukov - Giám đốc cụm công nghiệp hàng không Rostec cho hay. Ảnh: Twitter
"Về cơ bản, thiết bị trên máy bay đã tăng gấp ba lần hiệu quả tác chiến trực thăng tấn công Mi-24. Các tham số hệ thống mới vượt quá cấu hình cơ bản nhiều lần. Các sản phẩm mới nhất chiếm tới 90% thiết bị điện tử trên tàu bay. Các thông số kỹ thuật - tham số bay và khả năng chiến đấu tăng cấp 3 lần", ông Vladimir Mikheyev - Phó Giám đốc điều hành KRET nói với truyền thông ở MAKS. Ảnh: Twitter
Như vậy, với những nâng cấp mới này, xem ra trực thăng tấn công Mi-24 sẽ còn rất lâu nữa mới được về hữu, dù trước đó người ta đã từng lên kế hoạch. Ảnh: Twitter
Cụ thể, theo mạng arms-expo, từng có kế hoạch rằng sau khi tham chiến từ Syria trở về, dòng trực thăng Mi-24 và Mi-35 sẽ ra khỏi biên chế, nhường chỗ cho các dòng máy bay mới như Mi-28, Ka-52 đang được sản xuất “ồ ạt”. Ảnh: Airliners.net
Thế nhưng, cuộc chiến Syria lại cho thấy điều ngược lại, các trực thăng tấn công Mi-24/35 thể hiện khả năng tác chiến đặc biệt và cho thấy nó chưa bao giờ lỗi thời dù ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Thế nên, người ta lại phải nghĩ lại và quyết định sẽ tiếp tục duy trì Mi-24, Mi-35 đồng thời nâng cấp chúng thích nghi với chiến trường hiện đại.
Mi-24 là dòng trực thăng tấn công huyền thoại do Liên Xô sản xuất từ năm 1969 đến nay (Nga tiếp quản), được thiết kế cho vai trò chống tăng, yểm trợ hỏa lực tầm gần. Đáng chú ý, dù thiết kế hoàn toàn cho vai trò chiến đấu nhưng Mi-24 là trực thăng vũ trang duy nhất vẫn có thể chở được thêm một tiểu đội binh sĩ, trong khi AH-1 Cobra hay AH-64 Apache của Mỹ không có tính năng này. Ảnh: Jetphotos
Thiết kế buồng lái các đời Mi-24 đều là dạng “phồng bọt đôi”, trừ đời Mi-24A thế hệ đầu mà Việt Nam từng sử dụng với buồng lái ngồi chung. Ảnh: Cận cảnh vị trí ngồi của một trong hai phi công Mi-24 với quạt con cóc huyền thoại. Ảnh: Airliners.net
Hỏa lực các đời trực thăng Mi-24 đều rất mạnh và càng ngày càng mạnh hơn. Đầu tiên về khẩu pháo ở đầu mũi, thế hệ đầu sử dụng khẩu 12,7mm 4 nòng Yak-B, tới đời Mi-24P trang bị khẩu GSh-30K 2 nòng cỡ 30mm, đời Mi-24VP và Mi-24VM trang bị khẩu GSh-23L 2 nòng 23mm. Ảnh: Airliners.net
Mi-24 cũng được thiết kế hai cánh nhỏ để mang các loại rocket và tên lửa. Thế hệ đầu đến dòng Mi-24D chủ yếu trang bị rocket S-5 57mm hoặc S-24 240mm và tên lửa chống tăng 9M17 (AT-2); đến thế hệ 2 dòng Mi-24V/P trở đi trang bị rocket S-8 80mm và tên lửa chống tăng 9K114 Shturm (AT-6). Ảnh: Airliners.net
Đặc biệt, Mi-24 có lẽ là dòng trực thăng vũ trang hiếm hoi trong lịch sử trang bị cả bom hàng không để oanh tạc quân địch, nó có thể mang bom 500kg ZAB, FAB hoặc ODAB hoặc thậm chí làm nhiệm vụ rải mìn. Ảnh: Airliners.net
Video trực thăng tấn công Mi-24P tác chiến. Nguồn: Youtube