Trong Chiến tranh Lạnh, xe tăng M60 là hình mẫu cho việc chế tạo vũ khí theo lối chiến đấu thực dụng đúng chất Mỹ. Chính sự thực dụng này đã khiến Liên Xô phải dè chừng, thậm chí là sợ mẫu xe tăng này. Nguồn ảnh: Wiki.Được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của chiếc M48, xe tăng M60 Patton mang trên mình những gì thực dụng nhất, đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất. Cụ thể, M60 không khác mấy so với M48 ngoài việc nó có giáp dày hơn, cơ động hơn và được trang bị hỏa lực mạnh hơn. Nguồn ảnh: Tank.Vào thời điểm năm 1960 khi mà chiếc xe tăng M60 đầu tiên của Mỹ được ra đời, nó là chiếc xe tăng được trang bị cỡ nòng lớn nhất nhì thế giới lên tới 105mm. Nguồn ảnh: Tank.So với những mẫu xe tăng thời bấy giờ của Liên Xô như T-54/55 thì hỏa lực của M60 có phần nhỉnh hơn. Với pháo chính 105 mm của M60, chiếc xe tăng này có thể tiêu diệt mọi xe tăng T-54/55 của Liên Xô từ khoảng cách 1,5 km. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong khi đó, pháo chính 100mm trên xe tăng T-54/55 của Liên Xô lại hoàn toàn bó tay trước lớp giáp mặt dầy 93 mm nghiêng 65 độ của thân M60 (tương đương với độ dày 220 mm). Nguồn ảnh: Thearchive.Động cơ của những chiếc M60 cũng là điểm nhấn vượt trội của chiếc xe tăng này. So với M48, M60 chỉ nặng hơn xấp xỉ 1 tấn nhưng có động cơ công suất tới 750 mã lực (ban đầu các mẫu xe tăng M48 chỉ được trang bị động cơ 650 mã lực). Nguồn ảnh: Thearchive.Với động cơ có công suất lớn như vậy, tỷ số sức kéo/trọng lượng của M60 lên tới 15,8 sức ngựa trên mỗi tấn, cho phép chiếc xe tăng này vượt địa hình cực tốt, nhất là những đoạn địa hình bị chia cắt mạnh, đường sình lầy ở châu Âu. Nguồn ảnh: Thearchive.Tốc độ tối đa của M60 lên tới 48 km/h, tương đương với M48 nhưng bù lại nó lại có sức chứa nhiên liệu lớn hơn tới hơn 50% so với xe tăng M48. So với chiếc T-54/55 của Liên Xô, M60 có tốc độ tương đương và khả năng chứa nhiên liệu ngang ngửa (T-54/55 có thêm khả năng gắn thùng nhiên liệu ngoài). Nguồn ảnh: Thearchive.Tuy nhiên, mẫu xe tăng M60 Patton của Mỹ dường như chỉ khiến Liên Xô "rùng mình" đôi chút vì chỉ sau 1 năm M60 ra mắt, vào năm 1961, Liên Xô cho ra đời mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới là T-62 của Liên Xô với thiết kế vượt trội hoàn toàn so với chiếc M60. Nguồn ảnh: Thearchive.Mặc dù chỉ giữ được ngôi vương của mình trong vòng 1 năm ngắn ngủi, tuy nhiên M60 Patton lại có thành tích chiến đấu cực kỳ đáng nể khi nó được tham chiến trên rất nhiều chiến trường kể từ khi ra đời tới nay và tới tận ngày nay vẫn được tiếp tục sử dụng. Nguồn ảnh: Thearchive.So với mẫu xe tăng T-62 của Liên Xô, bảng thành tích của M60 dài hơn rất nhiều khi chiếc xe tăng này đã góp mặt trong hàng chục cuộc chiến lớn nhỏ khác nhau. Nguồn ảnh: Thearchive.Tới tận năm 2005, Mỹ mới chính thức loại biên những chiếc xe tăng này ra khỏi biên chế của mình. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều chiếc xe tăng M60 hiện đang phục vụ trong biên chế nhiều nước trên thế giới như một mẫu xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trong Chiến tranh Lạnh, xe tăng M60 là hình mẫu cho việc chế tạo vũ khí theo lối chiến đấu thực dụng đúng chất Mỹ. Chính sự thực dụng này đã khiến Liên Xô phải dè chừng, thậm chí là sợ mẫu xe tăng này. Nguồn ảnh: Wiki.
Được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của chiếc M48, xe tăng M60 Patton mang trên mình những gì thực dụng nhất, đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất. Cụ thể, M60 không khác mấy so với M48 ngoài việc nó có giáp dày hơn, cơ động hơn và được trang bị hỏa lực mạnh hơn. Nguồn ảnh: Tank.
Vào thời điểm năm 1960 khi mà chiếc xe tăng M60 đầu tiên của Mỹ được ra đời, nó là chiếc xe tăng được trang bị cỡ nòng lớn nhất nhì thế giới lên tới 105mm. Nguồn ảnh: Tank.
So với những mẫu xe tăng thời bấy giờ của Liên Xô như T-54/55 thì hỏa lực của M60 có phần nhỉnh hơn. Với pháo chính 105 mm của M60, chiếc xe tăng này có thể tiêu diệt mọi xe tăng T-54/55 của Liên Xô từ khoảng cách 1,5 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong khi đó, pháo chính 100mm trên xe tăng T-54/55 của Liên Xô lại hoàn toàn bó tay trước lớp giáp mặt dầy 93 mm nghiêng 65 độ của thân M60 (tương đương với độ dày 220 mm). Nguồn ảnh: Thearchive.
Động cơ của những chiếc M60 cũng là điểm nhấn vượt trội của chiếc xe tăng này. So với M48, M60 chỉ nặng hơn xấp xỉ 1 tấn nhưng có động cơ công suất tới 750 mã lực (ban đầu các mẫu xe tăng M48 chỉ được trang bị động cơ 650 mã lực). Nguồn ảnh: Thearchive.
Với động cơ có công suất lớn như vậy, tỷ số sức kéo/trọng lượng của M60 lên tới 15,8 sức ngựa trên mỗi tấn, cho phép chiếc xe tăng này vượt địa hình cực tốt, nhất là những đoạn địa hình bị chia cắt mạnh, đường sình lầy ở châu Âu. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tốc độ tối đa của M60 lên tới 48 km/h, tương đương với M48 nhưng bù lại nó lại có sức chứa nhiên liệu lớn hơn tới hơn 50% so với xe tăng M48. So với chiếc T-54/55 của Liên Xô, M60 có tốc độ tương đương và khả năng chứa nhiên liệu ngang ngửa (T-54/55 có thêm khả năng gắn thùng nhiên liệu ngoài). Nguồn ảnh: Thearchive.
Tuy nhiên, mẫu xe tăng M60 Patton của Mỹ dường như chỉ khiến Liên Xô "rùng mình" đôi chút vì chỉ sau 1 năm M60 ra mắt, vào năm 1961, Liên Xô cho ra đời mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới là T-62 của Liên Xô với thiết kế vượt trội hoàn toàn so với chiếc M60. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mặc dù chỉ giữ được ngôi vương của mình trong vòng 1 năm ngắn ngủi, tuy nhiên M60 Patton lại có thành tích chiến đấu cực kỳ đáng nể khi nó được tham chiến trên rất nhiều chiến trường kể từ khi ra đời tới nay và tới tận ngày nay vẫn được tiếp tục sử dụng. Nguồn ảnh: Thearchive.
So với mẫu xe tăng T-62 của Liên Xô, bảng thành tích của M60 dài hơn rất nhiều khi chiếc xe tăng này đã góp mặt trong hàng chục cuộc chiến lớn nhỏ khác nhau. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tới tận năm 2005, Mỹ mới chính thức loại biên những chiếc xe tăng này ra khỏi biên chế của mình. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều chiếc xe tăng M60 hiện đang phục vụ trong biên chế nhiều nước trên thế giới như một mẫu xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Thearchive.