Ý kiến trên được đưa ra bởi Cổng thông tin quân sự Armenia, nơi tổng hợp kết quả các trận chiến ở Karabakh. Như đã chỉ ra, có một số sai lầm trong quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang quốc gia này.Đầu tiên, có ý kiến cho rằng họ đã sai lầm khi mua Su-30SM với số tiền 120 triệu USD được phân bổ: "Chúng tôi không phủ nhận rằng đây là một vũ khí tốt, nhưng nó không được ưu tiên".Ấn phẩm giải thích, nếu các máy bay chiến đấu được mua thì ít nhất giới chức quân sự cũng nên trang bị cho chúng một vũ khí xứng đáng khi đối mặt với quân đội Azerbaijan được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ.Thứ hai, thay vì chi những khoản tiền khổng lồ cho Su-30SM, cần phải mua số lượng lớn máy bay không người lái với nhiều chức năng khác nhau, tốt nhất là UAV do Trung Quốc sản xuất.Theo giải thích, UAV tấn công hạng nặng Wing Loong 2 sẽ chỉ có giá 1 - 2 triệu USD. Các mẫu như CH-3 hoặc CH-4 có thể so sánh với Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn rẻ hơn, ước tính 30 máy bay không người lái loại này sẽ có giá từ 30 - 40 triệu USD.Phần còn lại của ngân sách đáng lẽ phải được phân bổ vào việc mua hàng trăm loại đạn dược (chẳng hạn như CH-902) và máy bay trinh sát không người lái hỗ trợ.Thứ ba, 20 triệu USD chênh lệch giữa Su-30SM và UAV Trung Quốc có thể mua khoảng 300 quả đạn pháo dẫn đường bằng chùm tia laser, ví dụ như Krasnopol-M cỡ nòng 152 mm. Máy bay không người lái trinh sát có thể chỉ định mục tiêu cho chúng."Những quả đạn như vậy dưới sự hướng dẫn của UAV trở thành vũ khí khủng khiếp với đối phương, cho phép pháo binh bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào chỉ với 1 - 2 phát đạn", báo chí Armenia tin tưởng.Thứ tư, việc quân đội Armenia mua lại các hệ thống phòng không Osa đã lạc hậu với giá rẻ cũng tỏ ra vô ích khi vũ khí này bị tiêu diệt rất nhiều, trong khi Tor-M2 dù đắt nhưng lại thực sự có hiệu quả.Thứ năm, các khẩu pháo phòng không 20 mm M-55 của Nam Tư hoàn toàn vô dụng. Thay vào đó, số tiền trên nên đầu tư vào hàng chục khẩu pháo kéo D-30 cỡ 122 mm lắp trên khung xe tự hành, điều này sẽ giúp tăng khả năng cơ động của lục quân.Như có thể thấy từ lý luận trên, về cơ bản chương trình mua sắm vũ khí của Armenia đã bị chỉ trích nhiều. Tuy nhiên phía Nga cho rằng họ phớt lờ thực tế việc tiêm kích Su-30SM được mua từ Nga theo khoản vay ưu đãi và theo giá của các thành viên CSTO.Liệu Trung Quốc bán đồng ý bán máy bay không người lái của mình với các điều kiện tương tự cho Armenia hay không vẫn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ.Điều quan trọng nữa là không quân Armenia trên thực tế chưa tham gia vào các cuộc chiến, họ vẫn ở trong doanh trại của mình, và những máy bay chiến đấu mới được mua vẫn chưa tung cánh trên bầu trời.Nhưng dù sao đi nữa, cuộc chiến tại Karabakh đã hạ màn và những lời bàn luận về chúng từ phía Armenia chỉ mang ý nghĩa tham khảo mà thôi.
Ý kiến trên được đưa ra bởi Cổng thông tin quân sự Armenia, nơi tổng hợp kết quả các trận chiến ở Karabakh. Như đã chỉ ra, có một số sai lầm trong quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang quốc gia này.
Đầu tiên, có ý kiến cho rằng họ đã sai lầm khi mua Su-30SM với số tiền 120 triệu USD được phân bổ: "Chúng tôi không phủ nhận rằng đây là một vũ khí tốt, nhưng nó không được ưu tiên".
Ấn phẩm giải thích, nếu các máy bay chiến đấu được mua thì ít nhất giới chức quân sự cũng nên trang bị cho chúng một vũ khí xứng đáng khi đối mặt với quân đội Azerbaijan được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ.
Thứ hai, thay vì chi những khoản tiền khổng lồ cho Su-30SM, cần phải mua số lượng lớn máy bay không người lái với nhiều chức năng khác nhau, tốt nhất là UAV do Trung Quốc sản xuất.
Theo giải thích, UAV tấn công hạng nặng Wing Loong 2 sẽ chỉ có giá 1 - 2 triệu USD. Các mẫu như CH-3 hoặc CH-4 có thể so sánh với Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn rẻ hơn, ước tính 30 máy bay không người lái loại này sẽ có giá từ 30 - 40 triệu USD.
Phần còn lại của ngân sách đáng lẽ phải được phân bổ vào việc mua hàng trăm loại đạn dược (chẳng hạn như CH-902) và máy bay trinh sát không người lái hỗ trợ.
Thứ ba, 20 triệu USD chênh lệch giữa Su-30SM và UAV Trung Quốc có thể mua khoảng 300 quả đạn pháo dẫn đường bằng chùm tia laser, ví dụ như Krasnopol-M cỡ nòng 152 mm. Máy bay không người lái trinh sát có thể chỉ định mục tiêu cho chúng.
"Những quả đạn như vậy dưới sự hướng dẫn của UAV trở thành vũ khí khủng khiếp với đối phương, cho phép pháo binh bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào chỉ với 1 - 2 phát đạn", báo chí Armenia tin tưởng.
Thứ tư, việc quân đội Armenia mua lại các hệ thống phòng không Osa đã lạc hậu với giá rẻ cũng tỏ ra vô ích khi vũ khí này bị tiêu diệt rất nhiều, trong khi Tor-M2 dù đắt nhưng lại thực sự có hiệu quả.
Thứ năm, các khẩu pháo phòng không 20 mm M-55 của Nam Tư hoàn toàn vô dụng. Thay vào đó, số tiền trên nên đầu tư vào hàng chục khẩu pháo kéo D-30 cỡ 122 mm lắp trên khung xe tự hành, điều này sẽ giúp tăng khả năng cơ động của lục quân.
Như có thể thấy từ lý luận trên, về cơ bản chương trình mua sắm vũ khí của Armenia đã bị chỉ trích nhiều. Tuy nhiên phía Nga cho rằng họ phớt lờ thực tế việc tiêm kích Su-30SM được mua từ Nga theo khoản vay ưu đãi và theo giá của các thành viên CSTO.
Liệu Trung Quốc bán đồng ý bán máy bay không người lái của mình với các điều kiện tương tự cho Armenia hay không vẫn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ.
Điều quan trọng nữa là không quân Armenia trên thực tế chưa tham gia vào các cuộc chiến, họ vẫn ở trong doanh trại của mình, và những máy bay chiến đấu mới được mua vẫn chưa tung cánh trên bầu trời.
Nhưng dù sao đi nữa, cuộc chiến tại Karabakh đã hạ màn và những lời bàn luận về chúng từ phía Armenia chỉ mang ý nghĩa tham khảo mà thôi.