Tiêm kích Su-30MK2 được xem là phiên bản "chống hạm" hiện đại bậc nhất trong dòng chiến đấu cơ Su-30 do Nga sản xuất. Tới nay, trên thế giới đang có tổng cộng 5 quốc gia sở hữu loại tiêm kích này. Nguồn ảnh: Sina.Trong đó, Không quân Việt Nam hiện được coi là lực lượng sở hữu nhiều chiến đấu cơ Su-30MK2 nhất thế giới với tổng cộng 35 chiếc trong biên chế. Những chiếc Su-30MK2 đầu tiên được chúng ta đặt mua từ năm 2003. Nguồn ảnh: Sina.Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu loại chiến đấu cơ này. Cùng trong năm 2003, Trung Quốc cũng ký hợp đồng mua 24 chiến đấu cơ Su-30MK2. Nguồn ảnh: Sina.Sau Việt Nam và Trung Quốc, ở khu vực Đông Nam Á còn có Indonesia cũng sở hữu loại tiêm kích này. Tính đến năm 2009, Indonesia đã sở hữu tổng cộng 3 tiêm kích Su-30MK2. Nguồn ảnh: Sina.Năm 2013, Indonesia tiếp tục đặt mua thêm 6 chiến đấu cơ Su-30MK2 nữa từ phía Nga. Mặc dù vậy ở thời điểm hiện tại, Indonesia đã không còn cơ hội tiếp cận chiến đấu cơ Nga do bị Mỹ can thiệp doạ cấm vận. Nguồn ảnh: Sina.Venezuela cũng là một trong những quốc gia có sở hữu đội Su-30MK2 đông đảo bậc nhất thế giới. Thậm chí, đáng lẽ số lượng tiêm kích Su-30MK2 mà Venezuela sở hữu đã nhiều bằng Việt Nam nếu nước này không chìm vào khủng hoảng kinh tế. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, Venezuela sở hữu tổng cộng 24 chiến đấu cơ Su-30MK2 tính đến năm 2008. Tới năm 2015, số lượng Su-30MK2 mà nước này sở hữu chỉ còn 23 chiếc sau khi một chiếc rơi khi đang làm nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Sina.Tháng 10/2015, Venezuela đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 từ Nga. Tuy nhiên ngay năm sau đó, quốc gia Nam Mỹ này đã chìm vào khủng hoảng kinh tế. Nguồn ảnh: Sina.Việc bị chìm trong khủng hoảng kinh tế khiến Venezuela chậm thanh toán khoản tiền trị giá nửa tỷ USD cho Nga và 12 chiếc Su-30MK2 tiếp theo được nước này đặt mua tới giờ vẫn "chưa thấy tăm hơi". Nguồn ảnh: Sina.Cuối cùng là Uganda, quốc gia này đã có 6 chiến đấu cơ Su-30MK2 tính tới năm 2012. Tới tháng 5/2012, Uganda tiếp tục nhận thêm 6 chiếc tiêm kích loại này và sở hữu đội hình bay đầy đủ 12 chiếc. Theo nhiều nguồn tin, giá trị của 6 chiếc Su-30MK2 được Uganda mua trong đợt hai từ Nga lên tới 740 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.Tiêm kích Su-30MK2 trong biên chế của Quân đội Venezuela. Nhiều nguồn tin cho biết lực lượng không quân nước này hiện chỉ còn 22 chiếc tiêm kích Su-30MK2. Nguồn ảnh: Sina. Video Việt Nam đào tạo phi công, tự chủ công nghệ để vận hành tiêm kích Su-30MK2.
Tiêm kích Su-30MK2 được xem là phiên bản "chống hạm" hiện đại bậc nhất trong dòng chiến đấu cơ Su-30 do Nga sản xuất. Tới nay, trên thế giới đang có tổng cộng 5 quốc gia sở hữu loại tiêm kích này. Nguồn ảnh: Sina.
Trong đó, Không quân Việt Nam hiện được coi là lực lượng sở hữu nhiều chiến đấu cơ Su-30MK2 nhất thế giới với tổng cộng 35 chiếc trong biên chế. Những chiếc Su-30MK2 đầu tiên được chúng ta đặt mua từ năm 2003. Nguồn ảnh: Sina.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu loại chiến đấu cơ này. Cùng trong năm 2003, Trung Quốc cũng ký hợp đồng mua 24 chiến đấu cơ Su-30MK2. Nguồn ảnh: Sina.
Sau Việt Nam và Trung Quốc, ở khu vực Đông Nam Á còn có Indonesia cũng sở hữu loại tiêm kích này. Tính đến năm 2009, Indonesia đã sở hữu tổng cộng 3 tiêm kích Su-30MK2. Nguồn ảnh: Sina.
Năm 2013, Indonesia tiếp tục đặt mua thêm 6 chiến đấu cơ Su-30MK2 nữa từ phía Nga. Mặc dù vậy ở thời điểm hiện tại, Indonesia đã không còn cơ hội tiếp cận chiến đấu cơ Nga do bị Mỹ can thiệp doạ cấm vận. Nguồn ảnh: Sina.
Venezuela cũng là một trong những quốc gia có sở hữu đội Su-30MK2 đông đảo bậc nhất thế giới. Thậm chí, đáng lẽ số lượng tiêm kích Su-30MK2 mà Venezuela sở hữu đã nhiều bằng Việt Nam nếu nước này không chìm vào khủng hoảng kinh tế. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, Venezuela sở hữu tổng cộng 24 chiến đấu cơ Su-30MK2 tính đến năm 2008. Tới năm 2015, số lượng Su-30MK2 mà nước này sở hữu chỉ còn 23 chiếc sau khi một chiếc rơi khi đang làm nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Sina.
Tháng 10/2015, Venezuela đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 từ Nga. Tuy nhiên ngay năm sau đó, quốc gia Nam Mỹ này đã chìm vào khủng hoảng kinh tế. Nguồn ảnh: Sina.
Việc bị chìm trong khủng hoảng kinh tế khiến Venezuela chậm thanh toán khoản tiền trị giá nửa tỷ USD cho Nga và 12 chiếc Su-30MK2 tiếp theo được nước này đặt mua tới giờ vẫn "chưa thấy tăm hơi". Nguồn ảnh: Sina.
Cuối cùng là Uganda, quốc gia này đã có 6 chiến đấu cơ Su-30MK2 tính tới năm 2012. Tới tháng 5/2012, Uganda tiếp tục nhận thêm 6 chiếc tiêm kích loại này và sở hữu đội hình bay đầy đủ 12 chiếc. Theo nhiều nguồn tin, giá trị của 6 chiếc Su-30MK2 được Uganda mua trong đợt hai từ Nga lên tới 740 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Tiêm kích Su-30MK2 trong biên chế của Quân đội Venezuela. Nhiều nguồn tin cho biết lực lượng không quân nước này hiện chỉ còn 22 chiếc tiêm kích Su-30MK2. Nguồn ảnh: Sina.
Video Việt Nam đào tạo phi công, tự chủ công nghệ để vận hành tiêm kích Su-30MK2.