Cách đây 5 năm, việc sở hữu một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là điều xa xỉ; chỉ các nước giàu có với ngân sách quân sự khổng lồ, mới có thể mua được. Thị trường máy bay chiến đấu tàng hình cũng quá nhỏ và chỉ có F-35 Lightning của Mỹ là loại duy nhất được cung cấp.Nhưng ngay cả khi quốc gia đó có tiền và đủ khả năng về trình độ con người, hạ tầng kỹ thuật để khai thác những cỗ máy thuộc loại “không có gì có thể hiện đại hơn”, thì lại vướng phải vấn đề rất khó có thể vượt qua: Liệu chính phủ Mỹ có đồng ý để bán không?.Nên hiểu rằng, không có nhiều quốc gia ở Châu Á nhận được giấy phép xuất khẩu loại máy bay như vậy từ chính phủ Mỹ. Nhưng hiện tại, thị trường đã thay đổi, một số quốc gia hiện đang sản xuất các phiên bản của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm và có thể xuất khẩu rộng rãi.Và trong 10 năm tới, khách hàng sẽ có sự lựa chọn sẽ lớn hơn nhiều. Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, một nhóm các nước châu Âu, thậm chí cả Ấn Độ, đều có thể chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình; như vậy sẽ rất nhiều cơ hội cho khách hàng lựa chọn.Một số quốc gia châu Á sẽ sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, Singapore dự kiến sẽ nhận được 4 chiếc chiến đấu cơ F-35 vào năm 2026, Nhật Bản và Hàn Quốc đã sở hữu F-35. Như vậy các cường quốc trong khu vực đã mua được máy bay chiến đấu thế hệ 5 từ Mỹ, hoặc độc lập phát triển.Trong bối cảnh như vậy, liệu Việt Nam có nên đầu tư mua máy bay chiến đấu tàng hình? Theo phân tích của các chuyên gia quân sự nước ngoài, Việt Nam không cần máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong ít nhất từ 5 đến 7 năm tới.Với mục tiêu xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, tinh gọn mạnh, truyền thông Bỉ cho rằng Việt Nam sẽ sớm được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại trong vòng 20 năm tới.Tình hình địa chính trị phức tạp trong khu vực kèm theo nhiều lý do khách quan, trong đó có việc đã có kinh nghiệm khai thác các dòng máy bay Nga từ hơn nửa thế kỷ nay, không có lý do gì để Việt Nam không tiếp tục lựa chọn các chiến đấu cơ hiện đại hơn từ Moscow trong thời gian tới.Việt Nam đã nhiều lần quan tâm đến chiến đấu cơ Su-57 hoặc Su-35. Mặc dù Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++, nhưng “tuyệt phẩm” này của Nga, có thể đối đầu “sòng phẳng” với các loại tiêm kích thế hệ năm hiện nay trên thế giới.Vì vậy vào tháng 7 vừa qua, khi Nga đã giới thiệu loại chiến đấu cơ tàng hình hạng nhẹ Su-75 Checkmate, Việt Nam cũng được xếp vào danh sách "những khách hàng tiềm năng".Cũng từ lâu, Không quân Việt Nam đã có kinh nghiệm khai thác các loại máy bay của Sukhoi. Và máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ mới với giá cả phải chăng; có thể Su-75 là loại chiến đấu cơ Việt Nam đang tìm kiếm.Tờ Bulgarian Military cho rằng, ngay cả trước khi giới thiệu Su-75 Checkmate tại triển lãm quân sự MAX 2021 ở Nga năm nay, Sukhoi đã gợi ý trong video giới thiệu về chiếc máy bay chiến đấu, mà hãng dự định cung cấp cho các quốc gia.Trong video, cùng với các phi công Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và các nước khác, có một phi công với quân phục Việt Nam. Mối quan hệ giữa Moscow và Hà Nội là mối quan hệ chiến lược. Nga đã bán và sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Việt Nam; vì vậy, vấn đề đầu tiên - quan hệ địa chính trị đã được giải quyết.Thứ hai: Nếu các đặc tính chiến đấu, kỹ thuật và tàng hình chính xác, Việt Nam sẽ có một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầy đủ chức năng, có thể điều khiển một lúc nhiều máy bay chiến đấu.Thứ ba: chất lượng giá cả và bảo trì. Sukhoi đã gây chấn động thế giới khi tuyên bố rằng Su-75 sẽ có giá từ 25 đến 30 triệu USD. Tất nhiên, đây có thể là mức giá cho Không quân Nga và sẽ cao hơn đối với các khách hàng nước ngoài. Nhưng đây vẫn có thể coi là cái giá "chấp nhận được" với rất nhiều khách hàng.Với những lý do kể trên, chắc chắn Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng phù hợp với chiến đấu cơ Su-75 của Nga. Trong thời gian tới, Nga sẽ tiếp tục hoàn thiện loại chiến đấu cơ này, và kèm theo đó là việc xúc tiến quan hệ để chào bán tiêm kích Su-75 ra nước ngoài.DoViệt Nam là quốc gia có trình độ trong khai thác và sử dụng có hiệu quả vũ khí của Nga, chắc chắn nhà phát triển Sukhoi sẽ không bỏ qua cơ hội tiếp thị tiêm kích thế hệ 5, tới khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.Tất nhiên, cần phải chờ Su-75 phiên bản chính thức được ra mắt, trước khi có thể đi đến bất cứ kết luận chính xác nào. Mặc dù vậy, qua đoạn video quảng cáo Su-75 với hình bóng của một phi công mặc quân phục Không quân Việt Nam, có thể khẳng định Sukhoi đã xác định rõ "tệp" khách hàng đầu tiên dành cho loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Ydex.Video giới thiệu về Su-75 Checkmate tại Triển lãm MAKS-2021. Nguồn: Sukhoi.
2 Files1- MP4 File 29.65 MB
2- MP4 File 29.65 MB2 Files1- MP4 File 29.65 MB
2- MP4 File 29.65 MB
Cách đây 5 năm, việc sở hữu một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là điều xa xỉ; chỉ các nước giàu có với ngân sách quân sự khổng lồ, mới có thể mua được. Thị trường máy bay chiến đấu tàng hình cũng quá nhỏ và chỉ có F-35 Lightning của Mỹ là loại duy nhất được cung cấp.
Nhưng ngay cả khi quốc gia đó có tiền và đủ khả năng về trình độ con người, hạ tầng kỹ thuật để khai thác những cỗ máy thuộc loại “không có gì có thể hiện đại hơn”, thì lại vướng phải vấn đề rất khó có thể vượt qua: Liệu chính phủ Mỹ có đồng ý để bán không?.
Nên hiểu rằng, không có nhiều quốc gia ở Châu Á nhận được giấy phép xuất khẩu loại máy bay như vậy từ chính phủ Mỹ. Nhưng hiện tại, thị trường đã thay đổi, một số quốc gia hiện đang sản xuất các phiên bản của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm và có thể xuất khẩu rộng rãi.
Và trong 10 năm tới, khách hàng sẽ có sự lựa chọn sẽ lớn hơn nhiều. Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, một nhóm các nước châu Âu, thậm chí cả Ấn Độ, đều có thể chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình; như vậy sẽ rất nhiều cơ hội cho khách hàng lựa chọn.
Một số quốc gia châu Á sẽ sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, Singapore dự kiến sẽ nhận được 4 chiếc chiến đấu cơ F-35 vào năm 2026, Nhật Bản và Hàn Quốc đã sở hữu F-35. Như vậy các cường quốc trong khu vực đã mua được máy bay chiến đấu thế hệ 5 từ Mỹ, hoặc độc lập phát triển.
Trong bối cảnh như vậy, liệu Việt Nam có nên đầu tư mua máy bay chiến đấu tàng hình? Theo phân tích của các chuyên gia quân sự nước ngoài, Việt Nam không cần máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong ít nhất từ 5 đến 7 năm tới.
Với mục tiêu xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, tinh gọn mạnh, truyền thông Bỉ cho rằng Việt Nam sẽ sớm được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại trong vòng 20 năm tới.
Tình hình địa chính trị phức tạp trong khu vực kèm theo nhiều lý do khách quan, trong đó có việc đã có kinh nghiệm khai thác các dòng máy bay Nga từ hơn nửa thế kỷ nay, không có lý do gì để Việt Nam không tiếp tục lựa chọn các chiến đấu cơ hiện đại hơn từ Moscow trong thời gian tới.
Việt Nam đã nhiều lần quan tâm đến chiến đấu cơ Su-57 hoặc Su-35. Mặc dù Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++, nhưng “tuyệt phẩm” này của Nga, có thể đối đầu “sòng phẳng” với các loại tiêm kích thế hệ năm hiện nay trên thế giới.
Vì vậy vào tháng 7 vừa qua, khi Nga đã giới thiệu loại chiến đấu cơ tàng hình hạng nhẹ Su-75 Checkmate, Việt Nam cũng được xếp vào danh sách "những khách hàng tiềm năng".
Cũng từ lâu, Không quân Việt Nam đã có kinh nghiệm khai thác các loại máy bay của Sukhoi. Và máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ mới với giá cả phải chăng; có thể Su-75 là loại chiến đấu cơ Việt Nam đang tìm kiếm.
Tờ Bulgarian Military cho rằng, ngay cả trước khi giới thiệu Su-75 Checkmate tại triển lãm quân sự MAX 2021 ở Nga năm nay, Sukhoi đã gợi ý trong video giới thiệu về chiếc máy bay chiến đấu, mà hãng dự định cung cấp cho các quốc gia.
Trong video, cùng với các phi công Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và các nước khác, có một phi công với quân phục Việt Nam. Mối quan hệ giữa Moscow và Hà Nội là mối quan hệ chiến lược. Nga đã bán và sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Việt Nam; vì vậy, vấn đề đầu tiên - quan hệ địa chính trị đã được giải quyết.
Thứ hai: Nếu các đặc tính chiến đấu, kỹ thuật và tàng hình chính xác, Việt Nam sẽ có một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầy đủ chức năng, có thể điều khiển một lúc nhiều máy bay chiến đấu.
Thứ ba: chất lượng giá cả và bảo trì. Sukhoi đã gây chấn động thế giới khi tuyên bố rằng Su-75 sẽ có giá từ 25 đến 30 triệu USD. Tất nhiên, đây có thể là mức giá cho Không quân Nga và sẽ cao hơn đối với các khách hàng nước ngoài. Nhưng đây vẫn có thể coi là cái giá "chấp nhận được" với rất nhiều khách hàng.
Với những lý do kể trên, chắc chắn Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng phù hợp với chiến đấu cơ Su-75 của Nga. Trong thời gian tới, Nga sẽ tiếp tục hoàn thiện loại chiến đấu cơ này, và kèm theo đó là việc xúc tiến quan hệ để chào bán tiêm kích Su-75 ra nước ngoài.
DoViệt Nam là quốc gia có trình độ trong khai thác và sử dụng có hiệu quả vũ khí của Nga, chắc chắn nhà phát triển Sukhoi sẽ không bỏ qua cơ hội tiếp thị tiêm kích thế hệ 5, tới khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tất nhiên, cần phải chờ Su-75 phiên bản chính thức được ra mắt, trước khi có thể đi đến bất cứ kết luận chính xác nào. Mặc dù vậy, qua đoạn video quảng cáo Su-75 với hình bóng của một phi công mặc quân phục Không quân Việt Nam, có thể khẳng định Sukhoi đã xác định rõ "tệp" khách hàng đầu tiên dành cho loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Ydex.
Video giới thiệu về Su-75 Checkmate tại Triển lãm MAKS-2021. Nguồn: Sukhoi.
2 Files
1- MP4 File 29.65 MB
2- MP4 File 29.65 MB
2 Files
1- MP4 File 29.65 MB
2- MP4 File 29.65 MB