Theo đó trong phóng sự “Chủ động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất quốc phòng” trên Truyền hình Quân đội cho thấy Viện Công nghệ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã làm chủ công nghệ chế tạo áo giáp chống đạn cấp III có các tính năng tương đương các sản phẩm đang được sử dụng trong quân đội các nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.Cũng trong phóng sự trên, các nhà khoa học của Viện Công nghệ đã chế tạo thành công bốn loại áo giáp chống đạn có độ bền cao, mức độ tránh sát thương lớn. Đặc biệt các loại áo giáp này có trọng lượng nhẹ nên rất phù hợp trang bị cho các lực lượng tác chiến trong toàn quân. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.Theo đó hai loại áo giáp đầu tiên của Viện Công nghệ được làm từ vật gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu composit dyneema đạt cấp độ chống đạn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ chống được đạn 7,62x54mm. Trong ảnh là quy trình ép khuông định hình vật liệu tạo nên các miếng gốm thành phần chính trên áo giáp chống đạn. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.Hai loại áo giáp chống đạn được chế tạo từ 100% composit dyneema, có thể chống đạn súng tiểu liên AK-47 cỡ 7,62x39mm theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ ở khoảng cách bắn 15m. Sau khi được định hình các miếng gốm này sẽ được nung trong nhiệt độ tích hợp để miếng gốm kết khối đúng theo tiêu chuẩn. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.Được biết, đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước "Nghiên cứu chế tạo áo giáp chống đạn trên cơ sở gốm Al2O3 tăng bền bằng nano ZrO2" do Tiến sĩ Tạ Văn Khoa – cán bộ Phòng Vật liệu - Viện Công nghệ làm chủ nhiệm đề tài. Trong ảnh là các miếng gốm sau khi được nung để kết khối. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.Cũng từ loại vật liệu gốm trên, nhóm đề tài đã nghiên cứu chế tạo thành công các tấm gốm có kết cấu dạng "mosai" đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, có khả năng chịu được nhiều phát bắn. Đồng thời, đề tài cũng xác định được công nghệ chế tạo tấm ép dyneema đạt độ bền cao, đáp ứng các yêu cầu chế tạo tấm chống đạn. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.Đặc biệt, áo giáp chống đạn được chế tạo từ 100% composit dyneema này có trọng lượng nhẹ nên rất phù hợp để trang bị cho các lực lượng tác chiến của Việt Nam. Từ đây, các nhà khoa học của Viện Công nghệ đã mở ra khả năng tự chủ cho việc sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ hơn nhập ngoại. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.Về thiết kế tổng thể, một chiếc áo giáp chống đạn được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau trong đó các tấm chống đạn đóng vai trò quan trọng nhất và một áo chống đạn được trang bị hai tấm chống đạn được đặt ở phía trước và sau của áo. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.Theo đó các tấm chống đạn này là sự kếp hợp của nhiều miếng gốm hay vật liệu composit dyneema kết hợp lại với nhiều lớp khác nhau. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể binh sĩ (chủ yếu là trước ngực và sau lưng).Bản thân thiết kế của áo chống đạn cũng cho phép thay thế các tấm chống đạn khi chúng hết niên hạn sử dụng hoặc mất đi khả năng chống sát thương trong quá trình binh sĩ sử dụng. Áo cũng có thiết kế thân thiện với người sử dụng và có trọng lượng nhẹ phù hợp với môi trường tác chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.Cận cảnh áo giáp chống đạn cho Viện Công nghệ nghệ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng chế tạo, có thế thấy áo giúp bảo vệ hoàn toàn phần cơ thể trước ngực của binh sĩ. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.Bên cạnh đó kích cỡ của áo giáp chống đạn trên cũng được thiết kế dành cho nhiều người mặc theo từng thể trạng khác nhau, bất kể nam hay nữ. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.Mời độc giả xem video: Đột phá trong chế tạo vũ khí ở Viện công nghệ Quân đội Việt Nam. (nguồn QPVN)
Theo đó trong phóng sự “Chủ động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất quốc phòng” trên Truyền hình Quân đội cho thấy Viện Công nghệ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã làm chủ công nghệ chế tạo áo giáp chống đạn cấp III có các tính năng tương đương các sản phẩm đang được sử dụng trong quân đội các nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.
Cũng trong phóng sự trên, các nhà khoa học của Viện Công nghệ đã chế tạo thành công bốn loại áo giáp chống đạn có độ bền cao, mức độ tránh sát thương lớn. Đặc biệt các loại áo giáp này có trọng lượng nhẹ nên rất phù hợp trang bị cho các lực lượng tác chiến trong toàn quân. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.
Theo đó hai loại áo giáp đầu tiên của Viện Công nghệ được làm từ vật gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu composit dyneema đạt cấp độ chống đạn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ chống được đạn 7,62x54mm. Trong ảnh là quy trình ép khuông định hình vật liệu tạo nên các miếng gốm thành phần chính trên áo giáp chống đạn. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.
Hai loại áo giáp chống đạn được chế tạo từ 100% composit dyneema, có thể chống đạn súng tiểu liên AK-47 cỡ 7,62x39mm theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ ở khoảng cách bắn 15m. Sau khi được định hình các miếng gốm này sẽ được nung trong nhiệt độ tích hợp để miếng gốm kết khối đúng theo tiêu chuẩn. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.
Được biết, đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước "Nghiên cứu chế tạo áo giáp chống đạn trên cơ sở gốm Al2O3 tăng bền bằng nano ZrO2" do Tiến sĩ Tạ Văn Khoa – cán bộ Phòng Vật liệu - Viện Công nghệ làm chủ nhiệm đề tài. Trong ảnh là các miếng gốm sau khi được nung để kết khối. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.
Cũng từ loại vật liệu gốm trên, nhóm đề tài đã nghiên cứu chế tạo thành công các tấm gốm có kết cấu dạng "mosai" đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, có khả năng chịu được nhiều phát bắn. Đồng thời, đề tài cũng xác định được công nghệ chế tạo tấm ép dyneema đạt độ bền cao, đáp ứng các yêu cầu chế tạo tấm chống đạn. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.
Đặc biệt, áo giáp chống đạn được chế tạo từ 100% composit dyneema này có trọng lượng nhẹ nên rất phù hợp để trang bị cho các lực lượng tác chiến của Việt Nam. Từ đây, các nhà khoa học của Viện Công nghệ đã mở ra khả năng tự chủ cho việc sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ hơn nhập ngoại. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.
Về thiết kế tổng thể, một chiếc áo giáp chống đạn được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau trong đó các tấm chống đạn đóng vai trò quan trọng nhất và một áo chống đạn được trang bị hai tấm chống đạn được đặt ở phía trước và sau của áo. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.
Theo đó các tấm chống đạn này là sự kếp hợp của nhiều miếng gốm hay vật liệu composit dyneema kết hợp lại với nhiều lớp khác nhau. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể binh sĩ (chủ yếu là trước ngực và sau lưng).
Bản thân thiết kế của áo chống đạn cũng cho phép thay thế các tấm chống đạn khi chúng hết niên hạn sử dụng hoặc mất đi khả năng chống sát thương trong quá trình binh sĩ sử dụng. Áo cũng có thiết kế thân thiện với người sử dụng và có trọng lượng nhẹ phù hợp với môi trường tác chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội.
Cận cảnh áo giáp chống đạn cho Viện Công nghệ nghệ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng chế tạo, có thế thấy áo giúp bảo vệ hoàn toàn phần cơ thể trước ngực của binh sĩ. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.
Bên cạnh đó kích cỡ của áo giáp chống đạn trên cũng được thiết kế dành cho nhiều người mặc theo từng thể trạng khác nhau, bất kể nam hay nữ. Nguồn ảnh: Chúng tôi là chiến sĩ.
Mời độc giả xem video: Đột phá trong chế tạo vũ khí ở Viện công nghệ Quân đội Việt Nam. (nguồn QPVN)