Ngoài M41 Bulldog, M48 Patton, trong chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ còn triển khai thêm vài loại xe tăng đặc biệt, trong đó nổi bật lên là M551 Sheridan. Đó là một trong những loại xe tăng hạng nhẹ hiện đại nhất lúc bấy giờ của Quân đội Mỹ. Không một thế hệ tăng hạng nhẹ nào của Liên Xô (Nga) sánh được. Nguồn ảnh: PinterestM551 Sheridan được phát triển bởi hãng General Motor từ đầu những năm 1960 cho nhiệm vụ trinh sát và có khả năng kiêm nhiệm cả vai trò chống tăng khi cần. Chiếc xe chỉ nặng 15,2 tấn, dài 6,3m, rộng 2,8m và cao 2,3m. Ước tính 1.600 chiếc đã được sản xuất chỉ trong vòng 4 năm. Nguồn ảnh: WikipediaĐiểm nổi bật luôn được nhớ tới khi nhắc đến Sheridan chính là hỏa lực "khủng" của nó - khẩu pháo nòng ngắn, có khương tuyến M81E1 152mm có thể bắn ra những viên đạn M409 trái phá đủ sức xuyên thủng bất cứ loại xe tăng tối tân nhất lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: PinterestNgoài ra, nó còn là dòng xe tăng hiếm hoi của Mỹ có khả năng phóng tên lửa chống tăng MGM-51 Shillelagh có tầm bắn 2.000-3.000m, trang bị đầu nổ lõm nặng 6,8km đủ sức xuyên phá 390mm thép đồng nhất góc chạm 0 độ. Nguồn ảnh: WikipediaNhờ trọng lượng nhẹ, trong khi trang bị động cơ diesel công suất 300hp cho phép Sheridan di chuyển với tốc độ tối đa 70km/h. Ngoài ra, thiết kế nhỏ gọn của nó cho phép hoạt động tốt trong điều kiện rừng núi ở Việt Nam. Đó cũng chính là cuộc chiến đấu tiên của Sheridan ngay khi xuất xưởng. Nguồn ảnh: WikipediaVới những tính năng hỏa lực - cơ động tuyệt vời, Sheridan được cho là sẽ làm lên chuyện ở chiến trường Việt Nam - cuộc chiến mà Mỹ đang bị sa lầy hoàn toàn. Thế nhưng, ngược lại với mọi kỳ vọng, cuộc chiến Việt Nam đã hoàn toàn "nhấn chìm" Sheridan trong "bùn lầy của sự thất bại thảm hại nhất". Nguồn ảnh: Military-Today1 tháng sau khi Sheridan được đưa tới miền Nam Việt Nam, một chiếc M551 vấp phải mìn làm vỡ vỏ thép, nổ hòm đạn khiến chiếc tăng 15 tấn "tan xác". Cuối năm 1969, 9 chiếc Sheridan đang di chuyển qua một con sông gần vĩ tuyến 17 thì vấp phải mìn, 3 chiếc bị phá hủy. Nguồn ảnh: PinterestTháng 3/1971, 5 chiếc Sheridan bị súng chống tăng B40/B41 loại khỏi vòng chiến đấu chỉ trong một ngày. Tất cả sau khi trúng đạn bốc cháy dữ dội, phá hủy tới mức không thể sửa lại được. Nguồn ảnh: PinterestĐó mới chỉ là vài thống kê nhẹ nhàng liên quan tới lịch sử đáng thất vọng của M551 Sheridan. Ngoài những con số quá trình chiến đấu, Sheridan còn nổi bật với chuyện hỏng vặt, tự khiến nó thất bại trước khi kịp tham chiến. Theo một báo cáo tổng kết của Mỹ, tháng 2/1969 74 chiếc M551 được gửi tới Việt Nam, nhưng chỉ 3 tháng sau người ta ghi nhận 16 lỗi cơ học nghiêm trọng, 41 phát đạn bắn thất bại, 140 viên đạn bị lỗi, 25 động cơ (25 xe) bị cháy, tháp pháo gặp 125 lỗi về điện, phần lớn đạn súng máy mang theo phải cất giữ bên ngoài tăng nguy cơ cháy nổ vì không gian bên trong hạn chế quá. Đúng là chưa kịp đụng độ với quân giải phóng miền Nam, Sheridan đã tự loại mình khỏi vòng chiến. Nguồn ảnh: PinterestSự thất bại trong nhục nhã của Sheridan có lẽ bắt nguồn từ chính thiết kế không tính hết các thách thức của nó. Với vỏ giáp quá mỏng manh, Sheridan rất dễ bị hỏa lực vác vai của quân giải phóng tiêu diệt, thậm chí nó có thể "tan xác pháo" bởi mìn chống tăng. Đau đớn hơn với Quân đội Mỹ, vỏ giáp mỏng khiến cho kíp lái 4 người gần như không có cơ hội nào sống sót khi xe bị trúng đạn. Nguồn ảnh: PinterestNhững phát đạn B40/B41 sau khi xuyên vào trong xe có thể kích nổ luôn khu vực chứa phát đạn trái phá 152mm, tạo nên vụ nổ mà không ai có thể sống sót nổi, chiếc xe có thể bị phá hủy tới mức không thể nhận diện. Nguồn ảnh: PinterestMột lý do nữa khiến nó không có được “thành công” ở Việt Nam chính là không có mục tiêu để lập công. Được thiết kế với khẩu pháo trang bị đạn phá giáp 152mm, Sheridan chưa bao giờ có cơ hội chạm trán xe tăng quân giải phóng. Đơn giản, cuộc chiến ở miền Nam chủ yếu tập trung vào chiến thuật du kích, xe tăng quân giải phóng lần đầu xuất hiện ở làng Vây năm 1968 – địa điểm rất xa mà Sheridan được bố trí. Một loại xe tăng tạo ra để chống tăng nhưng không có mục tiêu để đánh thì dĩ nhiên là chẳng thể nổi tiếng. Nguồn ảnh: PinterestPhải tới tận năm 1991, trong chiến dịch bão táp sa mạc, M551 Sheridan mới có cơ hội đấu tăng. Theo đó, nó phóng đi 6 quả tên lửa MGM-151 trúng đích xe tăng T-55 của Iraq. Tuy vậy, chiến công chói lóa của M1 Abrams trước T-72 của Iraq đã khiến thành tích của M551 chẳng đáng để được tự hào, vinh danh. Đó cũng là cuộc chiến đặt dấu chấm hết cho xe tăng hạng nhẹ “khủng” nhất nước Mỹ. Nguồn ảnh: PinterestTới giữa những năm 1990, M551 Sheridan lần lượt bị Quân đội Mỹ đưa khỏi biên chế trang bị. Mọi nỗ lực níu kéo bằng việc cải tiến chúng của nhà sản xuất đưa ra đều vô tác dụng. Nguồn ảnh: WikipediaVideo xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan khai hỏa. Nguồn: OneVike Youtube
Ngoài M41 Bulldog, M48 Patton, trong chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ còn triển khai thêm vài loại xe tăng đặc biệt, trong đó nổi bật lên là M551 Sheridan. Đó là một trong những loại xe tăng hạng nhẹ hiện đại nhất lúc bấy giờ của Quân đội Mỹ. Không một thế hệ tăng hạng nhẹ nào của Liên Xô (Nga) sánh được. Nguồn ảnh: Pinterest
M551 Sheridan được phát triển bởi hãng General Motor từ đầu những năm 1960 cho nhiệm vụ trinh sát và có khả năng kiêm nhiệm cả vai trò chống tăng khi cần. Chiếc xe chỉ nặng 15,2 tấn, dài 6,3m, rộng 2,8m và cao 2,3m. Ước tính 1.600 chiếc đã được sản xuất chỉ trong vòng 4 năm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Điểm nổi bật luôn được nhớ tới khi nhắc đến Sheridan chính là hỏa lực "khủng" của nó - khẩu pháo nòng ngắn, có khương tuyến M81E1 152mm có thể bắn ra những viên đạn M409 trái phá đủ sức xuyên thủng bất cứ loại xe tăng tối tân nhất lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest
Ngoài ra, nó còn là dòng xe tăng hiếm hoi của Mỹ có khả năng phóng tên lửa chống tăng MGM-51 Shillelagh có tầm bắn 2.000-3.000m, trang bị đầu nổ lõm nặng 6,8km đủ sức xuyên phá 390mm thép đồng nhất góc chạm 0 độ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhờ trọng lượng nhẹ, trong khi trang bị động cơ diesel công suất 300hp cho phép Sheridan di chuyển với tốc độ tối đa 70km/h. Ngoài ra, thiết kế nhỏ gọn của nó cho phép hoạt động tốt trong điều kiện rừng núi ở Việt Nam. Đó cũng chính là cuộc chiến đấu tiên của Sheridan ngay khi xuất xưởng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với những tính năng hỏa lực - cơ động tuyệt vời, Sheridan được cho là sẽ làm lên chuyện ở chiến trường Việt Nam - cuộc chiến mà Mỹ đang bị sa lầy hoàn toàn. Thế nhưng, ngược lại với mọi kỳ vọng, cuộc chiến Việt Nam đã hoàn toàn "nhấn chìm" Sheridan trong "bùn lầy của sự thất bại thảm hại nhất". Nguồn ảnh: Military-Today
1 tháng sau khi Sheridan được đưa tới miền Nam Việt Nam, một chiếc M551 vấp phải mìn làm vỡ vỏ thép, nổ hòm đạn khiến chiếc tăng 15 tấn "tan xác". Cuối năm 1969, 9 chiếc Sheridan đang di chuyển qua một con sông gần vĩ tuyến 17 thì vấp phải mìn, 3 chiếc bị phá hủy. Nguồn ảnh: Pinterest
Tháng 3/1971, 5 chiếc Sheridan bị súng chống tăng B40/B41 loại khỏi vòng chiến đấu chỉ trong một ngày. Tất cả sau khi trúng đạn bốc cháy dữ dội, phá hủy tới mức không thể sửa lại được. Nguồn ảnh: Pinterest
Đó mới chỉ là vài thống kê nhẹ nhàng liên quan tới lịch sử đáng thất vọng của M551 Sheridan. Ngoài những con số quá trình chiến đấu, Sheridan còn nổi bật với chuyện hỏng vặt, tự khiến nó thất bại trước khi kịp tham chiến. Theo một báo cáo tổng kết của Mỹ, tháng 2/1969 74 chiếc M551 được gửi tới Việt Nam, nhưng chỉ 3 tháng sau người ta ghi nhận 16 lỗi cơ học nghiêm trọng, 41 phát đạn bắn thất bại, 140 viên đạn bị lỗi, 25 động cơ (25 xe) bị cháy, tháp pháo gặp 125 lỗi về điện, phần lớn đạn súng máy mang theo phải cất giữ bên ngoài tăng nguy cơ cháy nổ vì không gian bên trong hạn chế quá. Đúng là chưa kịp đụng độ với quân giải phóng miền Nam, Sheridan đã tự loại mình khỏi vòng chiến. Nguồn ảnh: Pinterest
Sự thất bại trong nhục nhã của Sheridan có lẽ bắt nguồn từ chính thiết kế không tính hết các thách thức của nó. Với vỏ giáp quá mỏng manh, Sheridan rất dễ bị hỏa lực vác vai của quân giải phóng tiêu diệt, thậm chí nó có thể "tan xác pháo" bởi mìn chống tăng. Đau đớn hơn với Quân đội Mỹ, vỏ giáp mỏng khiến cho kíp lái 4 người gần như không có cơ hội nào sống sót khi xe bị trúng đạn. Nguồn ảnh: Pinterest
Những phát đạn B40/B41 sau khi xuyên vào trong xe có thể kích nổ luôn khu vực chứa phát đạn trái phá 152mm, tạo nên vụ nổ mà không ai có thể sống sót nổi, chiếc xe có thể bị phá hủy tới mức không thể nhận diện. Nguồn ảnh: Pinterest
Một lý do nữa khiến nó không có được “thành công” ở Việt Nam chính là không có mục tiêu để lập công. Được thiết kế với khẩu pháo trang bị đạn phá giáp 152mm, Sheridan chưa bao giờ có cơ hội chạm trán xe tăng quân giải phóng. Đơn giản, cuộc chiến ở miền Nam chủ yếu tập trung vào chiến thuật du kích, xe tăng quân giải phóng lần đầu xuất hiện ở làng Vây năm 1968 – địa điểm rất xa mà Sheridan được bố trí. Một loại xe tăng tạo ra để chống tăng nhưng không có mục tiêu để đánh thì dĩ nhiên là chẳng thể nổi tiếng. Nguồn ảnh: Pinterest
Phải tới tận năm 1991, trong chiến dịch bão táp sa mạc, M551 Sheridan mới có cơ hội đấu tăng. Theo đó, nó phóng đi 6 quả tên lửa MGM-151 trúng đích xe tăng T-55 của Iraq. Tuy vậy, chiến công chói lóa của M1 Abrams trước T-72 của Iraq đã khiến thành tích của M551 chẳng đáng để được tự hào, vinh danh. Đó cũng là cuộc chiến đặt dấu chấm hết cho xe tăng hạng nhẹ “khủng” nhất nước Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest
Tới giữa những năm 1990, M551 Sheridan lần lượt bị Quân đội Mỹ đưa khỏi biên chế trang bị. Mọi nỗ lực níu kéo bằng việc cải tiến chúng của nhà sản xuất đưa ra đều vô tác dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan khai hỏa. Nguồn: OneVike Youtube