Từ ngày 17/8 vừa qua, cuộc diễn tập Hải quân Quốc tế mang tên “ Vành đai Thái Bình Dương” - RIMPAC 2020 đã chính thức diễn ra ở khu vực ngoài khơi quần đảo Hawaii của Mỹ. Theo kế hoạch, các hoạt động quân sự này sẽ kéo dài cho đến hết ngày 31/8.
Ảnh: Biên đội tàu chiến của nhiều nước phối hợp di chuyển theo đội hình hàng dọc trong khuôn khổ RIMPAC 2020.RIMPAC là hoạt động diễn tập quân sự trên biển đa quốc gia lớn nhất thế giới hiện nay do Mỹ khởi xướng, diễn ra 2 năm một lần. Năm nay, cuộc tập trận có sự góp mặt của 22 tàu mặt nước và 1 tàu ngầm đến từ 10 nước cùng sự phục vụ của khoảng 5.300 binh sĩ trực tiếp tham gia.
Ảnh: Khinh hạm RSS Supreme (73) của hải quân Singapore phối hợp cùng tàu chiến của hải quân Canada trong khuôn khổ RIMPAC 2020.Trước đó, cuộc tập trận năm nay kỳ vọng sẽ là đợt diễn tập lớn nhất từ trước đến nay với ước tính có sự góp mặt của 30 quốc gia với hơn 50 tàu chiến, tàu ngầm các loại, hơn 200 máy bay cùng 25.000 binh sĩ. Tuy nhiên do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại nhiều nước, khiến cho quy mô của RIMPAC 2020 sụt giảm nghiêm trọng.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ trên tàu Hải quân thực hiện tác xạ với súng máy hạng nặng .50cal M2 Browning.Các quốc gia cử lực lượng tàu đến tham gia RIMPAC 2020 bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Philippines, Singapore cùng với các tàu của chủ nhà Mỹ. Với sự góp mặt của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson lớp Nimizt của hải quân Mỹ làm tàu dẫn đầu nhóm tác chiến cùng sự phối thuộc của biên đội tiêm kích hạm F/A-18.
Ảnh: Biên đội tàu hải quân quốc tế trong khuôn khổ tập trận RIMPAC 2020, ở giữa là tàu đổ bộ tấn công USS Essex (LHD-2) của hải quân Mỹ.Theo tuyên bố của ông Scott Conn - Phó tư lệnh Hạm đội 3 Hải quân Mỹ thì cuộc diễn tập năm nay sẽ tập trung vào huấn luyện tác chiến trên biển, gồm chiến tranh chống tàu mặt nước và tàu ngầm, các hoạt động ngăn chặn tàu bè trên biển cũng như huấn luyện bắn đạ thật.
Ảnh: Tàu HMAS Stuart (FF-153) của Hải quân Hoàng gia Australia tại RIMPAC 2020. Đây là chiến hạm đã có mặt tại Biển Đông cùng cụm tác chiến tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra (L02) trong tháng trước.Đầu tháng 8, cuộc tập trận RIMPAC 2020 đã vấp phải sự phản đối của một số lượng lớn người dân của bang Hawaii vì lo ngại mất an toàn về y tế bởi đại dịch COVID-19 vẫn đang vô cùng phức tạp. Thư kiến nghị hủy RIMPAC đã được 12.000 cư dân ký tên và trình lên cho ông David Yukata Ige - Thống đốc bang. Với họ, nếu dịch bệnh bùng phát trên biển sẽ khiến các binh sĩ phải lên bờ cách ly và chăm sóc y tế, gây quá tải các cơ sở trên đảo Hawaii cũng như tiềm ẩn nguy cơ lây lan cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên lời đề nghị đã không được châp nhận và RIMPAC vẫn diễn ra như dự kiến.
Ảnh: Hải pháo Mk 45 cỡ nòng 127mm trên tàu chiến khai hỏa bắn đạn thật tại RIMPAC 2020.Trong cuộc diễn tập RIMPAC lần trước vào năm 2018, đã có 45 tàu mặt nước và 5 tàu ngầm tham dự, cùng khoảng 25.000 binh sĩ tới từ 24 quốc gia. Tại cuộc tập trận đó, Hải quân nhân dân Việt Nam cũng đã cho gửi các quan sát viên tham gia sau khi chính thức nhận lời mời từ Hải quân Hoa Kỳ.
Ảnh: Tàu khu trục mang trực thăng JDS Ise (DDH-182) thuộc lớp Hyuga của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tham gia RIMPAC 2020.Cuộc diễn tập RIMPAC 2020 với các hoạt động năm nay sẽ chỉ diễn ra trên biển, đây là một cách làm vô cùng sáng tạo khi đảm bảo an toàn cho tất cả các lực lượng tham gia bằng cách cắt giảm tối đa các lực lượng dự phòng trên bờ. Kế hoạch giúp cho Mỹ có thể tiến hành một cuộc tập trận có ý nghĩa và giá trị huấn luyện cao, giảm thiểu rủi ro cho đồng minh, đối tác cũng như tất cả người dân trên đảo Hawaii.
Ảnh: Khinh hạm HMCS Winnipeg (FFH-338) lớp Halifax của hải quân Canada di chuyển phía sau tàu đổ bộ tấn công USS Essex (LHD-2) của hải quân Hoa Kỳ trong khuôn khổ RIMPAC 2020.RIMPAC như thường lệ vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của cả quân đội lẫn truyền thông Trung Quốc. Bởi vì hơn ai hết, người Trung Quốc hiểu rõ rằng mục tiêu của cuộc diễn tập này là đang nhắm vào ai. Tờ Hoàn cầu Thời báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã mỉa mai Mỹ rằng họ đã bất chấp thực hiện cuộc diễn tập này trước sự phản ứng mạnh mẽ của người dân Hawaii.
Ảnh: Biên đội tàu chiến đa quốc gia tại RIMPAC 2020.Đáp lại điều này, Hải quân Mỹ tuyên bố rằng nếu có bất cứ binh sĩ nào đang trong quá trình tham gia diễn tập bùng phát các triệu chứng của dịch bệnh, sẽ không có chuyện mẫu thử được gửi lên bờ để xét nghiệm, mà một số tàu tàu trong biên đội hoàn toàn có thể thực hiện nhiệm vụ y tế đáp ứng nhu cầu đó. Và giải sử trường hợp đó xảy ra, bệnh nhân cũng sẽ được đưa đến bệnh viện quân sự ở Hawaii chứ không phải các cơ sở chăm sóc y tế dân sự trên đảo.
Ảnh: Hải pháo Mk 45 Mod 4 trên tàu chiến Mỹ khai hỏa tại RIMPAC 2020.Hải quân Mỹ cũng khẳng định rằng họ đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho công dân trên đảo Hawaii cũng như các binh sĩ Hoa Kỳ và đồng minh, đối tác.
Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Canada tại RIMPAC 2020.
Video Tàu chiến Nga phóng tên lửa Kalibr trong cuộc tập trận ở Biển Đen - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Từ ngày 17/8 vừa qua, cuộc diễn tập Hải quân Quốc tế mang tên “ Vành đai Thái Bình Dương” - RIMPAC 2020 đã chính thức diễn ra ở khu vực ngoài khơi quần đảo Hawaii của Mỹ. Theo kế hoạch, các hoạt động quân sự này sẽ kéo dài cho đến hết ngày 31/8.
Ảnh: Biên đội tàu chiến của nhiều nước phối hợp di chuyển theo đội hình hàng dọc trong khuôn khổ RIMPAC 2020.
RIMPAC là hoạt động diễn tập quân sự trên biển đa quốc gia lớn nhất thế giới hiện nay do Mỹ khởi xướng, diễn ra 2 năm một lần. Năm nay, cuộc tập trận có sự góp mặt của 22 tàu mặt nước và 1 tàu ngầm đến từ 10 nước cùng sự phục vụ của khoảng 5.300 binh sĩ trực tiếp tham gia.
Ảnh: Khinh hạm RSS Supreme (73) của hải quân Singapore phối hợp cùng tàu chiến của hải quân Canada trong khuôn khổ RIMPAC 2020.
Trước đó, cuộc tập trận năm nay kỳ vọng sẽ là đợt diễn tập lớn nhất từ trước đến nay với ước tính có sự góp mặt của 30 quốc gia với hơn 50 tàu chiến, tàu ngầm các loại, hơn 200 máy bay cùng 25.000 binh sĩ. Tuy nhiên do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại nhiều nước, khiến cho quy mô của RIMPAC 2020 sụt giảm nghiêm trọng.
Ảnh: Binh sĩ Mỹ trên tàu Hải quân thực hiện tác xạ với súng máy hạng nặng .50cal M2 Browning.
Các quốc gia cử lực lượng tàu đến tham gia RIMPAC 2020 bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Philippines, Singapore cùng với các tàu của chủ nhà Mỹ. Với sự góp mặt của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson lớp Nimizt của hải quân Mỹ làm tàu dẫn đầu nhóm tác chiến cùng sự phối thuộc của biên đội tiêm kích hạm F/A-18.
Ảnh: Biên đội tàu hải quân quốc tế trong khuôn khổ tập trận RIMPAC 2020, ở giữa là tàu đổ bộ tấn công USS Essex (LHD-2) của hải quân Mỹ.
Theo tuyên bố của ông Scott Conn - Phó tư lệnh Hạm đội 3 Hải quân Mỹ thì cuộc diễn tập năm nay sẽ tập trung vào huấn luyện tác chiến trên biển, gồm chiến tranh chống tàu mặt nước và tàu ngầm, các hoạt động ngăn chặn tàu bè trên biển cũng như huấn luyện bắn đạ thật.
Ảnh: Tàu HMAS Stuart (FF-153) của Hải quân Hoàng gia Australia tại RIMPAC 2020. Đây là chiến hạm đã có mặt tại Biển Đông cùng cụm tác chiến tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra (L02) trong tháng trước.
Đầu tháng 8, cuộc tập trận RIMPAC 2020 đã vấp phải sự phản đối của một số lượng lớn người dân của bang Hawaii vì lo ngại mất an toàn về y tế bởi đại dịch COVID-19 vẫn đang vô cùng phức tạp. Thư kiến nghị hủy RIMPAC đã được 12.000 cư dân ký tên và trình lên cho ông David Yukata Ige - Thống đốc bang. Với họ, nếu dịch bệnh bùng phát trên biển sẽ khiến các binh sĩ phải lên bờ cách ly và chăm sóc y tế, gây quá tải các cơ sở trên đảo Hawaii cũng như tiềm ẩn nguy cơ lây lan cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên lời đề nghị đã không được châp nhận và RIMPAC vẫn diễn ra như dự kiến.
Ảnh: Hải pháo Mk 45 cỡ nòng 127mm trên tàu chiến khai hỏa bắn đạn thật tại RIMPAC 2020.
Trong cuộc diễn tập RIMPAC lần trước vào năm 2018, đã có 45 tàu mặt nước và 5 tàu ngầm tham dự, cùng khoảng 25.000 binh sĩ tới từ 24 quốc gia. Tại cuộc tập trận đó, Hải quân nhân dân Việt Nam cũng đã cho gửi các quan sát viên tham gia sau khi chính thức nhận lời mời từ Hải quân Hoa Kỳ.
Ảnh: Tàu khu trục mang trực thăng JDS Ise (DDH-182) thuộc lớp Hyuga của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tham gia RIMPAC 2020.
Cuộc diễn tập RIMPAC 2020 với các hoạt động năm nay sẽ chỉ diễn ra trên biển, đây là một cách làm vô cùng sáng tạo khi đảm bảo an toàn cho tất cả các lực lượng tham gia bằng cách cắt giảm tối đa các lực lượng dự phòng trên bờ. Kế hoạch giúp cho Mỹ có thể tiến hành một cuộc tập trận có ý nghĩa và giá trị huấn luyện cao, giảm thiểu rủi ro cho đồng minh, đối tác cũng như tất cả người dân trên đảo Hawaii.
Ảnh: Khinh hạm HMCS Winnipeg (FFH-338) lớp Halifax của hải quân Canada di chuyển phía sau tàu đổ bộ tấn công USS Essex (LHD-2) của hải quân Hoa Kỳ trong khuôn khổ RIMPAC 2020.
RIMPAC như thường lệ vẫn thu hút được sự quan tâm lớn của cả quân đội lẫn truyền thông Trung Quốc. Bởi vì hơn ai hết, người Trung Quốc hiểu rõ rằng mục tiêu của cuộc diễn tập này là đang nhắm vào ai. Tờ Hoàn cầu Thời báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã mỉa mai Mỹ rằng họ đã bất chấp thực hiện cuộc diễn tập này trước sự phản ứng mạnh mẽ của người dân Hawaii.
Ảnh: Biên đội tàu chiến đa quốc gia tại RIMPAC 2020.
Đáp lại điều này, Hải quân Mỹ tuyên bố rằng nếu có bất cứ binh sĩ nào đang trong quá trình tham gia diễn tập bùng phát các triệu chứng của dịch bệnh, sẽ không có chuyện mẫu thử được gửi lên bờ để xét nghiệm, mà một số tàu tàu trong biên đội hoàn toàn có thể thực hiện nhiệm vụ y tế đáp ứng nhu cầu đó. Và giải sử trường hợp đó xảy ra, bệnh nhân cũng sẽ được đưa đến bệnh viện quân sự ở Hawaii chứ không phải các cơ sở chăm sóc y tế dân sự trên đảo.
Ảnh: Hải pháo Mk 45 Mod 4 trên tàu chiến Mỹ khai hỏa tại RIMPAC 2020.
Hải quân Mỹ cũng khẳng định rằng họ đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho công dân trên đảo Hawaii cũng như các binh sĩ Hoa Kỳ và đồng minh, đối tác.
Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Canada tại RIMPAC 2020.
Video Tàu chiến Nga phóng tên lửa Kalibr trong cuộc tập trận ở Biển Đen - Nguồn: Sputnik Việt Nam