Vào ngày 21/3/2020, Quân đội Nga đã đưa ra báo cáo, giải thích tại sao trong các cuộc chiến gần đây ở tỉnh Idlib của Syria, máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga, đã không đánh chặn máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ, tiến công vào đội hình chiến đấu của Quân đội Chính phủ Syria. Sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria nằm trong bối cảnh cuộc nội chiến ở Syria, bắt đầu từ ngày 30/9/2015; bao gồm các cuộc không kích của Không quân Nga chống lại lực lượng khủng bố IS; đồng thời giúp Quân đội chính phủ Syria giành lại thế chủ động trên chiến trường.Tuy nhiên trong các cuộc xung đột giữa Quân đội chính phủ Syria và Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Nga vẫn giữ thái độ trung lập, không muốn gây hấn với Thổ Nhĩ Kỳ, tránh đẩy tình hình vượt ngưỡng kiểm soát, và phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vậy.Từ giữa tháng 2/2020, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch “Lá chắn Mùa xuân”, với mục đích cứu lực lượng phiến quân tại tỉnh Idlib, tránh bị Quân đội chính phủ Syria tiêu diệt; xung đột đã nổ ra dữ dội giữa Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội chính phủ Syria.Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng nhiều máy bay không người lái vũ trang, gây nhiều thiệt hại cả về nhân lực và vũ khí trang bị cho Quân đội chính phủ Syria; nhiều đơn vị của Quân đội chính phủ Syria ở tỉnh Idlib về cơ bản mất khả năng chiến đấu sau các cuộc không kích của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Điều này khiến các chuyên gia đặt ra câu hỏi vì sao Su-35 của Nga không tham gia chiến đấu để ngăn chặn các chiến đấu cơ cũng như máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận và gây ra thương vong lớn cho quân chính phủ Syria?Về vấn đề này, các chuyên gia Nga đã giải thích lý do tại sao máy bay Su-35 của Nga không đánh chặn máy bay chiến đấu và máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.Theo lời giải thích của chuyên gia Nga, lý do Nga không chỉ thị cho các máy bay chiến đấu Su-35 của họ đánh chặn máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, vì số F-16 này cơ bản không xâm nhập không phận lãnh thổ Syria, hoặc có chỉ vài km rồi quay lại.Trong khi đó, nhiệm vụ chính của số chiến đấu cơ Su-35 là bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại tỉnh Latakia ở phía tây Syria; đồng thời bay “che đầu” cho các loại máy bay cường kích khác của Nga như Su-24, Su-25 chiến đấu.Mặc dù trong cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội chính phủ Syria, máy bay chiến đấu của Nga đã không tham gia vào các trận không chiến giữa hai bên; nhưng Nga cũng tích cực trợ giúp những thông tin tình báo trên không, giúp Quân đội Syria đỡ tổn thất.Còn đối với số máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ, theo các nhà phân tích Nga, hệ thống phòng không Syria đã thực hiện một công việc tuyệt vời là tiêu diệt chúng; chỉ trong hai tuần, phòng không Syria đã bắn hạ ít nhất 40 máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.Ngoài ra, những thông tin mà Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp về những tổn thất “nặng nề” do Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gây ra, cho Quân đội chính phủ Syria, là những thông tin bị “thổi phồng” một cách quá mức.Trên thực tế, chính phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải thừa nhận, đã có hơn 200 sĩ quan và binh sĩ thiệt mạng trong chiến dịch “Lá chắn Mùa xuân”; như vậy sức mạnh chiến đấu của Quân đội chính phủ Syria là không thể xem thường; có thể chịu một số thiệt hại, nhưng thực tế Quân đội chính phủ Syria cũng không cần máy bay chiến đấu Su-35 của Nga chi viện, họ vẫn có thể gây thiệt hại cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Video Tiêm kích Su-37: “Kẻ hủy diệt” đáng sợ nhất hành tinh của Nga - Nguồn: QPVN
Vào ngày 21/3/2020, Quân đội Nga đã đưa ra báo cáo, giải thích tại sao trong các cuộc chiến gần đây ở tỉnh Idlib của Syria, máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga, đã không đánh chặn máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ, tiến công vào đội hình chiến đấu của Quân đội Chính phủ Syria.
Sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria nằm trong bối cảnh cuộc nội chiến ở Syria, bắt đầu từ ngày 30/9/2015; bao gồm các cuộc không kích của Không quân Nga chống lại lực lượng khủng bố IS; đồng thời giúp Quân đội chính phủ Syria giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Tuy nhiên trong các cuộc xung đột giữa Quân đội chính phủ Syria và Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Nga vẫn giữ thái độ trung lập, không muốn gây hấn với Thổ Nhĩ Kỳ, tránh đẩy tình hình vượt ngưỡng kiểm soát, và phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vậy.
Từ giữa tháng 2/2020, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch “Lá chắn Mùa xuân”, với mục đích cứu lực lượng phiến quân tại tỉnh Idlib, tránh bị Quân đội chính phủ Syria tiêu diệt; xung đột đã nổ ra dữ dội giữa Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội chính phủ Syria.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng nhiều máy bay không người lái vũ trang, gây nhiều thiệt hại cả về nhân lực và vũ khí trang bị cho Quân đội chính phủ Syria; nhiều đơn vị của Quân đội chính phủ Syria ở tỉnh Idlib về cơ bản mất khả năng chiến đấu sau các cuộc không kích của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều này khiến các chuyên gia đặt ra câu hỏi vì sao Su-35 của Nga không tham gia chiến đấu để ngăn chặn các chiến đấu cơ cũng như máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận và gây ra thương vong lớn cho quân chính phủ Syria?
Về vấn đề này, các chuyên gia Nga đã giải thích lý do tại sao máy bay Su-35 của Nga không đánh chặn máy bay chiến đấu và máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Theo lời giải thích của chuyên gia Nga, lý do Nga không chỉ thị cho các máy bay chiến đấu Su-35 của họ đánh chặn máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, vì số F-16 này cơ bản không xâm nhập không phận lãnh thổ Syria, hoặc có chỉ vài km rồi quay lại.
Trong khi đó, nhiệm vụ chính của số chiến đấu cơ Su-35 là bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại tỉnh Latakia ở phía tây Syria; đồng thời bay “che đầu” cho các loại máy bay cường kích khác của Nga như Su-24, Su-25 chiến đấu.
Mặc dù trong cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội chính phủ Syria, máy bay chiến đấu của Nga đã không tham gia vào các trận không chiến giữa hai bên; nhưng Nga cũng tích cực trợ giúp những thông tin tình báo trên không, giúp Quân đội Syria đỡ tổn thất.
Còn đối với số máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ, theo các nhà phân tích Nga, hệ thống phòng không Syria đã thực hiện một công việc tuyệt vời là tiêu diệt chúng; chỉ trong hai tuần, phòng không Syria đã bắn hạ ít nhất 40 máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, những thông tin mà Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp về những tổn thất “nặng nề” do Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gây ra, cho Quân đội chính phủ Syria, là những thông tin bị “thổi phồng” một cách quá mức.
Trên thực tế, chính phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải thừa nhận, đã có hơn 200 sĩ quan và binh sĩ thiệt mạng trong chiến dịch “Lá chắn Mùa xuân”; như vậy sức mạnh chiến đấu của Quân đội chính phủ Syria là không thể xem thường; có thể chịu một số thiệt hại, nhưng thực tế Quân đội chính phủ Syria cũng không cần máy bay chiến đấu Su-35 của Nga chi viện, họ vẫn có thể gây thiệt hại cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Video Tiêm kích Su-37: “Kẻ hủy diệt” đáng sợ nhất hành tinh của Nga - Nguồn: QPVN