Ngày 6/10/2022 đánh dấu 45 năm kể từ chuyến bay đầu tiên của một trong những máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng nhất của Không quân Liên Xô trước khi tan rã, chiếc MiG-29. Trớ trêu là loại máy bay đã được sử dụng trong cuộc xung đột giữa hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước kia.MiG-29 là một trong bốn máy bay chiến đấu chiến thuật thế hệ thứ tư của Liên Xô và được sử dụng như một máy bay chiến đấu hạng trung, nhằm có thể thoải mái vượt mặt các đối thủ như F-16 và F-18; cũng như thách thức đối thủ hạng nặng hàng đầu của Không quân Mỹ là F-15 Eagle.MiG-29 khi gia nhập Không quân Liên Xô vào năm 1982, đã tạo ra một cuộc cách mạng về hiệu suất bay với khả năng cơ động và tốc độ leo cao vô song. Đồng thời bổ sung cho điều này bằng cách tích hợp tên lửa không đối không R-73, có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ xa, mang lại lợi thế vượt trội so với tất cả các máy bay phương Tây ở trong tầm nhìn.Tên lửa R-73 cho phép máy bay tấn công các mục tiêu, mà không cần đưa máy ngắm trên máy bay hướng vào mục tiêu, mà tên lửa bắt mục tiêu theo máy ngắm gắn trên mũ bay của phi công. Tức là chỉ một cái “ngoảnh đầu” của phi công, đã có thể khóa được mục tiêu của đối phương.Tính năng đặc biệt mang tính cách mạng này của tên lửa R-73, đã nhanh chóng được không quân phương Tây sao chép, sau khi những chiếc MiG-29 đầu tiên được gia nhập Không quân Đức thống nhất vào những năm 1990. Nên nhớ khi đó các đối thủ của máy bay chiến đấu MiG-29 như F-15, F-16, F-18 và thậm chí cả F-22 tàng hình, vẫn chưa có công nghệ này. Một tính năng đặc biệt đáng chú ý khác của MiG-29 là khả năng cất cánh từ các đường băng ngắn hoặc dã chiến, khiến nó trở thành máy bay chiến đấu tiền tuyến lý tưởng để đối mặt với các lực lượng NATO. Và sau khi quân đội một số quốc gia thuộc khối Warsaw đã được hợp nhất vào NATO, MiG-29 vẫn tiếp tục được sử dụng và loại máy bay này sau này cũng là xương sống của Không quân Ukraine. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, khi các cuộc tấn công vào các sân bay Ukraine và nguồn cung căng thẳng, khiến Kiev gặp khó khăn trong việc sử dụng chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 và cường kích Su-24M, thì MiG-29 được coi là lý tưởng, khi có thể cất và hạ cánh ở những đường băng dã chiến.Ngoài ra nguồn cung các linh kiện và có thể trong tương lai gần là số máy bay MiG-29 hoàn chỉnh từ các nước thành viên NATO thuộc khối Warsaw cũ, cũng là chìa khóa để giữ cho phi đội MiG-29 của Ukraine có thể duy trì năng lực chiến đấu. Tuy nhiên, phi đội MiG-29 của Ukraine đã không được nâng cấp nhiều kể từ khi nó được sản xuất vào những năm 1980, khiến nó gần như rất lạc hậu để chống lại Không quân Nga. Thông tin của Ukraine về việc một phi công lái MiG-29 với biệt danh “Bóng ma của Kiev”, người đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Nga, thực chất chỉ là câu chuyện tuyên truyền chứ không có thật. Tuy nhiên trong tình huống cấp bách, các chuyên gia Ukraine và NATO, đã tích hợp thành công tên lửa chống radar AGM-88 của Mỹ lên chiến đấu cơ MiG-29 của nước này; góp phần phá hủy nhiều radar và hệ thống tên lửa phòng không của Nga tại chiến trường Ukraine. Đây có thể nói là một cải tiến hành công “không tưởng” đối với Ukraine.Ngoài ra theo các quan chức Mỹ, khả năng Ukraine có thể mua được những chiếc MiG-29 hiện đại hơn, thông qua đối tác Ai Cập, hiện đang được trang bị các mẫu máy bay MiG-29 với hệ thống điện tử hàng không và vũ khí thế kỷ 21 cùng các vật liệu chế tạo máy bay và động cơ hoàn toàn mới; nhưng điều này rất khó xảy ra.MiG-29 hiện vẫn được Nga sản xuất, nhưng sự tan rã của khối quân sự Hiệp ước Warsaw và sau đó là Liên Xô, tiếp theo là nền kinh tế Nga gần như sụp đổ trong những năm 1990, dẫn đến sự thu hẹp đáng kể của phi đội MiG-29, khiến Không quân Nga ưa chuộng những chiếc Su-27 hơn.Su-27 được phát triển như một đối tác hạng nặng hơn của MiG-29 và được đưa vào trang bị từ năm 1985. Do đó, phần lớn trong phi đội 800 chiếc MiG-29 của Liên Xô (tính đến cuối năm 1991), mà Nga được kế thừa, đã được hiện đại hóa và xuất khẩu như một chiến đấu cơ giá rẻ; số còn lại được đưa vào niêm cất dài hạn. Sự thành công của Su-27, khiến nó được nhiều chuyên gia coi là máy bay chiến đấu có năng lực nhất thế giới, vượt trội hơn hẳn F-15 trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ; đây cũng là chìa khóa để làm “xói mòn nhu cầu” về MiG-29 cả ở Nga và các khách hàng xuất khẩu. Kết quả là các máy bay MiG-29 trong biên chế của Không quân Nga có xu hướng được triển khai tới các đơn vị không quan trọng, bố trí ở xa các điểm nóng tiềm năng. Thay vào đó, Không quân Nga sử dụng các phiên bản hiện đại hóa của Su-27 như Su-30SM, Su-34 và Su-35 tham chiến.Trong khi đó, đối thủ Ukraine vẫn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng những chiếc Su-27 của họ, nên dự kiến sẽ tiếp tục dựa vào MiG-29; trong đó chủ yếu là sử dụng MiG-29 trang bị tên lửa bức xạ AGM-88 của Mỹ để phá hủy các hệ thống phòng không của Nga, chứ không phải dùng để chiếm ưu thế trên không. Tại chính Nga, các dây chuyền sản xuất và dự án hiện đại hóa cho các khung máy bay do Liên Xô chế tạo (hiện đang ở trong trạng thái niêm cất) dự kiến sẽ vẫn được tiếp tục, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Trong khi MiG-35, một phiên bản hiện đại hóa từ MiG-29M cũng đã bắt đầu được cung cấp để xuất khẩu. Sự phát triển của chiến đấu cơ thế hệ kế tiếp là máy bay chiến đấu tàng hình Su-75 Checkmate thế hệ thứ năm, có thể dẫn đến việc chấm dứt sản xuất MiG-29 vào gần năm 2030. Nếu chương trình Su-75 trở thành hiện thực, thì MiG-29 kết thúc vòng đời sản xuất sau nửa thế kỷ từ khi chiếc MiG-29 tung cánh trên bầu trời lần đầu tiên.
Ngày 6/10/2022 đánh dấu 45 năm kể từ chuyến bay đầu tiên của một trong những máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng nhất của Không quân Liên Xô trước khi tan rã, chiếc MiG-29. Trớ trêu là loại máy bay đã được sử dụng trong cuộc xung đột giữa hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước kia.
MiG-29 là một trong bốn máy bay chiến đấu chiến thuật thế hệ thứ tư của Liên Xô và được sử dụng như một máy bay chiến đấu hạng trung, nhằm có thể thoải mái vượt mặt các đối thủ như F-16 và F-18; cũng như thách thức đối thủ hạng nặng hàng đầu của Không quân Mỹ là F-15 Eagle.
MiG-29 khi gia nhập Không quân Liên Xô vào năm 1982, đã tạo ra một cuộc cách mạng về hiệu suất bay với khả năng cơ động và tốc độ leo cao vô song. Đồng thời bổ sung cho điều này bằng cách tích hợp tên lửa không đối không R-73, có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ xa, mang lại lợi thế vượt trội so với tất cả các máy bay phương Tây ở trong tầm nhìn.
Tên lửa R-73 cho phép máy bay tấn công các mục tiêu, mà không cần đưa máy ngắm trên máy bay hướng vào mục tiêu, mà tên lửa bắt mục tiêu theo máy ngắm gắn trên mũ bay của phi công. Tức là chỉ một cái “ngoảnh đầu” của phi công, đã có thể khóa được mục tiêu của đối phương.
Tính năng đặc biệt mang tính cách mạng này của tên lửa R-73, đã nhanh chóng được không quân phương Tây sao chép, sau khi những chiếc MiG-29 đầu tiên được gia nhập Không quân Đức thống nhất vào những năm 1990. Nên nhớ khi đó các đối thủ của máy bay chiến đấu MiG-29 như F-15, F-16, F-18 và thậm chí cả F-22 tàng hình, vẫn chưa có công nghệ này.
Một tính năng đặc biệt đáng chú ý khác của MiG-29 là khả năng cất cánh từ các đường băng ngắn hoặc dã chiến, khiến nó trở thành máy bay chiến đấu tiền tuyến lý tưởng để đối mặt với các lực lượng NATO. Và sau khi quân đội một số quốc gia thuộc khối Warsaw đã được hợp nhất vào NATO, MiG-29 vẫn tiếp tục được sử dụng và loại máy bay này sau này cũng là xương sống của Không quân Ukraine.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, khi các cuộc tấn công vào các sân bay Ukraine và nguồn cung căng thẳng, khiến Kiev gặp khó khăn trong việc sử dụng chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 và cường kích Su-24M, thì MiG-29 được coi là lý tưởng, khi có thể cất và hạ cánh ở những đường băng dã chiến.
Ngoài ra nguồn cung các linh kiện và có thể trong tương lai gần là số máy bay MiG-29 hoàn chỉnh từ các nước thành viên NATO thuộc khối Warsaw cũ, cũng là chìa khóa để giữ cho phi đội MiG-29 của Ukraine có thể duy trì năng lực chiến đấu.
Tuy nhiên, phi đội MiG-29 của Ukraine đã không được nâng cấp nhiều kể từ khi nó được sản xuất vào những năm 1980, khiến nó gần như rất lạc hậu để chống lại Không quân Nga. Thông tin của Ukraine về việc một phi công lái MiG-29 với biệt danh “Bóng ma của Kiev”, người đã bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu của Nga, thực chất chỉ là câu chuyện tuyên truyền chứ không có thật.
Tuy nhiên trong tình huống cấp bách, các chuyên gia Ukraine và NATO, đã tích hợp thành công tên lửa chống radar AGM-88 của Mỹ lên chiến đấu cơ MiG-29 của nước này; góp phần phá hủy nhiều radar và hệ thống tên lửa phòng không của Nga tại chiến trường Ukraine. Đây có thể nói là một cải tiến hành công “không tưởng” đối với Ukraine.
Ngoài ra theo các quan chức Mỹ, khả năng Ukraine có thể mua được những chiếc MiG-29 hiện đại hơn, thông qua đối tác Ai Cập, hiện đang được trang bị các mẫu máy bay MiG-29 với hệ thống điện tử hàng không và vũ khí thế kỷ 21 cùng các vật liệu chế tạo máy bay và động cơ hoàn toàn mới; nhưng điều này rất khó xảy ra.
MiG-29 hiện vẫn được Nga sản xuất, nhưng sự tan rã của khối quân sự Hiệp ước Warsaw và sau đó là Liên Xô, tiếp theo là nền kinh tế Nga gần như sụp đổ trong những năm 1990, dẫn đến sự thu hẹp đáng kể của phi đội MiG-29, khiến Không quân Nga ưa chuộng những chiếc Su-27 hơn.
Su-27 được phát triển như một đối tác hạng nặng hơn của MiG-29 và được đưa vào trang bị từ năm 1985. Do đó, phần lớn trong phi đội 800 chiếc MiG-29 của Liên Xô (tính đến cuối năm 1991), mà Nga được kế thừa, đã được hiện đại hóa và xuất khẩu như một chiến đấu cơ giá rẻ; số còn lại được đưa vào niêm cất dài hạn.
Sự thành công của Su-27, khiến nó được nhiều chuyên gia coi là máy bay chiến đấu có năng lực nhất thế giới, vượt trội hơn hẳn F-15 trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ; đây cũng là chìa khóa để làm “xói mòn nhu cầu” về MiG-29 cả ở Nga và các khách hàng xuất khẩu.
Kết quả là các máy bay MiG-29 trong biên chế của Không quân Nga có xu hướng được triển khai tới các đơn vị không quan trọng, bố trí ở xa các điểm nóng tiềm năng. Thay vào đó, Không quân Nga sử dụng các phiên bản hiện đại hóa của Su-27 như Su-30SM, Su-34 và Su-35 tham chiến.
Trong khi đó, đối thủ Ukraine vẫn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng những chiếc Su-27 của họ, nên dự kiến sẽ tiếp tục dựa vào MiG-29; trong đó chủ yếu là sử dụng MiG-29 trang bị tên lửa bức xạ AGM-88 của Mỹ để phá hủy các hệ thống phòng không của Nga, chứ không phải dùng để chiếm ưu thế trên không.
Tại chính Nga, các dây chuyền sản xuất và dự án hiện đại hóa cho các khung máy bay do Liên Xô chế tạo (hiện đang ở trong trạng thái niêm cất) dự kiến sẽ vẫn được tiếp tục, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Trong khi MiG-35, một phiên bản hiện đại hóa từ MiG-29M cũng đã bắt đầu được cung cấp để xuất khẩu.
Sự phát triển của chiến đấu cơ thế hệ kế tiếp là máy bay chiến đấu tàng hình Su-75 Checkmate thế hệ thứ năm, có thể dẫn đến việc chấm dứt sản xuất MiG-29 vào gần năm 2030. Nếu chương trình Su-75 trở thành hiện thực, thì MiG-29 kết thúc vòng đời sản xuất sau nửa thế kỷ từ khi chiếc MiG-29 tung cánh trên bầu trời lần đầu tiên.