Vạn lý Trường chinh hay còn có tên gọi đầy đủ theo Hán Việt là Nhị vạn Ngũ thiên lý trường chinh. Trong đó, Nhị vạn Ngũ Thiên lý là để chỉ cuộc hành trình dài 25.000 dặm từ Giang Tây tới Tây Tạng rồi ngược lên Thiểm Tây. Nguồn ảnh: Baidu.Tới khi cuộc Vạn lý Trường Chinh diễn ra, Trung Quốc vẫn dùng hệ đo lường cổ, theo đó một dặm của Trung Quốc chỉ có chiều dài 500 mét. Đồng nghĩa với việc, cuộc hành trình Nhị vạn Ngũ thiên lý thực chất chỉ kéo dài 12.000 km theo hệ đo lường chuẩn hiện tại. Nguồn ảnh: Baidu.Đây được coi là cuộc rút lui có quy mô vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự hiện đại, cuộc rút lui này có sự tham gia của 86.000 Hồng quân Trung Quốc, kéo dài 360 ngày, qua 12.000 kilomets, khi đến đích, chỉ còn 7.000 người sống sót. Nguồn ảnh: Baidu.Bản đồ cuộc Vạn lý Trường Chinh trải dài từ vùng Quảng Đông, tới Tây Tạng rồi ngược lên hướng Bắc, tới tận Thiểm Tây mới kết thúc. Tổng cộng dài 12.000 km hay 25.000 dặm theo hệ đo lường cổ của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Baidu.Trong giai đoạn những năm 30 của thế kỷ trước, Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã có những đợt truy quét Hồng quân Trung Quốc do Lãnh tụ Mao Trạch Đông lãnh đạo hết sức quyết liệt. Trải qua bốn đợt truy quét, Lãnh tụ Mao Trạch Đông và các đồng chí của mình quyết định thực hiện cuộc Vạn lý Trường Chinh để rút lui, bảo toàn lực lượng. Nguồn ảnh: Baidu.Cuộc Vạn lý Trường Chinh diễn ra khi Hồng quân Trung Quốc có trong tay bản kế hoạch cuối cùng của Quốc Dân Đảng - bản kế hoạch sẽ tung ra trận đánh chốt hạ để diệt gọn Hồng quân Trung Quốc. Một lực lượng khoảng 30.000 quân được cắt cử ở lại đánh chặn Quốc Dân Đảng, số còn lại, khoảng hơn 9 vạn người sẽ rút lui. Nguồn ảnh: Baidu.Trong số 3 vạn quân ở lại đánh chặn Quốc Dân Đảng có em trai của Lãnh tụ Mao Trạch Đông là Mao Trạch Đàm. Lực lượng này đã chiến đấu cực kỳ kiên cường và Mao Trạch Đàm hy sinh vào ngày 26/4/1935 - sau khi cầm chân được Quốc Dân Đảng tới 6 tháng. Nguồn ảnh: Baidu.Tổng cộng, khi cuộc Vạn lý Trường chinh diễn ra, lãnh tụ Mao Trạch Đông đang dẫn đầu đội quân gần 90.000 người, cùng 33.243 khẩu súng đủ các loại, trong đó có 651 khẩu súng hạng nặng các loại cùng với rất nhiều trang thiết bị quân sự nặng nề bao gồm cả pháo cối, tất cả đều được vận chuyển bằng đường bộ với sức người. Nguồn ảnh: Baidu.Điểm khó khăn nhất mà Hồng quân Trung Quốc phải vượt qua không phải là sự truy kích của Quốc Dân Đảng mà lại là địa hình cực kỳ khó khăn của miền Trung Trung Quốc. Đặc biệt, vào đầu tháng 6/1935, Hồng quân phải vượt qua Đại Tuyết Sơn - dẫy núi có đỉnh cao nhất hơn 5300 mét, quanh năm tuyết trắng. Nguồn ảnh: Baidu.Tổng cộng trong cuộc Vạn lý Trường chinh, Hồng quân Trung Quốc đã vượt qua 18 dãy núi, đi qua 11 tỉnh của Trung Quốc, vượt 24 con sông, giải phóng 12 thành phố, đụng độ với 10 đạo quân khác nhau (lúc này Trung Quốc đang bị chia năm xẻ bảy) và phải chịu sự truy kích của khoảng... 1 triệu quân Tưởng Giới Thạch. Nguồn ảnh: Baidu.Gần như toàn bộ đội ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sau này đều tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh này, bao gồm Chu Đức, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Dương Thượng Côn, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình,... Nguồn ảnh: Baidu.Đặc biệt, có hai người Việt Nam cũng tham gia cuộc Trường Chinh này trong đó có lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn - người Việt duy nhất hoàn thành cuộc trường chinh và người thứ hai là Lý Ban. Tuy nhiên Lý Ban giữa đường bị bệnh, phải dừng cuộc hành trình để chữa trị, sau khi khỏi bệnh, ông mất liên lạc với Hồng quân nên phải đi bộ hàng nghìn kilomets ngược về Quảng Đông. Nguồn ảnh: Baidu. Mời độc giả xem Video: Phim tài liệu về cuộc Vạn lý Trường chinh của Trung Quốc.
Vạn lý Trường chinh hay còn có tên gọi đầy đủ theo Hán Việt là Nhị vạn Ngũ thiên lý trường chinh. Trong đó, Nhị vạn Ngũ Thiên lý là để chỉ cuộc hành trình dài 25.000 dặm từ Giang Tây tới Tây Tạng rồi ngược lên Thiểm Tây. Nguồn ảnh: Baidu.
Tới khi cuộc Vạn lý Trường Chinh diễn ra, Trung Quốc vẫn dùng hệ đo lường cổ, theo đó một dặm của Trung Quốc chỉ có chiều dài 500 mét. Đồng nghĩa với việc, cuộc hành trình Nhị vạn Ngũ thiên lý thực chất chỉ kéo dài 12.000 km theo hệ đo lường chuẩn hiện tại. Nguồn ảnh: Baidu.
Đây được coi là cuộc rút lui có quy mô vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự hiện đại, cuộc rút lui này có sự tham gia của 86.000 Hồng quân Trung Quốc, kéo dài 360 ngày, qua 12.000 kilomets, khi đến đích, chỉ còn 7.000 người sống sót. Nguồn ảnh: Baidu.
Bản đồ cuộc Vạn lý Trường Chinh trải dài từ vùng Quảng Đông, tới Tây Tạng rồi ngược lên hướng Bắc, tới tận Thiểm Tây mới kết thúc. Tổng cộng dài 12.000 km hay 25.000 dặm theo hệ đo lường cổ của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Baidu.
Trong giai đoạn những năm 30 của thế kỷ trước, Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã có những đợt truy quét Hồng quân Trung Quốc do Lãnh tụ Mao Trạch Đông lãnh đạo hết sức quyết liệt. Trải qua bốn đợt truy quét, Lãnh tụ Mao Trạch Đông và các đồng chí của mình quyết định thực hiện cuộc Vạn lý Trường Chinh để rút lui, bảo toàn lực lượng. Nguồn ảnh: Baidu.
Cuộc Vạn lý Trường Chinh diễn ra khi Hồng quân Trung Quốc có trong tay bản kế hoạch cuối cùng của Quốc Dân Đảng - bản kế hoạch sẽ tung ra trận đánh chốt hạ để diệt gọn Hồng quân Trung Quốc. Một lực lượng khoảng 30.000 quân được cắt cử ở lại đánh chặn Quốc Dân Đảng, số còn lại, khoảng hơn 9 vạn người sẽ rút lui. Nguồn ảnh: Baidu.
Trong số 3 vạn quân ở lại đánh chặn Quốc Dân Đảng có em trai của Lãnh tụ Mao Trạch Đông là Mao Trạch Đàm. Lực lượng này đã chiến đấu cực kỳ kiên cường và Mao Trạch Đàm hy sinh vào ngày 26/4/1935 - sau khi cầm chân được Quốc Dân Đảng tới 6 tháng. Nguồn ảnh: Baidu.
Tổng cộng, khi cuộc Vạn lý Trường chinh diễn ra, lãnh tụ Mao Trạch Đông đang dẫn đầu đội quân gần 90.000 người, cùng 33.243 khẩu súng đủ các loại, trong đó có 651 khẩu súng hạng nặng các loại cùng với rất nhiều trang thiết bị quân sự nặng nề bao gồm cả pháo cối, tất cả đều được vận chuyển bằng đường bộ với sức người. Nguồn ảnh: Baidu.
Điểm khó khăn nhất mà Hồng quân Trung Quốc phải vượt qua không phải là sự truy kích của Quốc Dân Đảng mà lại là địa hình cực kỳ khó khăn của miền Trung Trung Quốc. Đặc biệt, vào đầu tháng 6/1935, Hồng quân phải vượt qua Đại Tuyết Sơn - dẫy núi có đỉnh cao nhất hơn 5300 mét, quanh năm tuyết trắng. Nguồn ảnh: Baidu.
Tổng cộng trong cuộc Vạn lý Trường chinh, Hồng quân Trung Quốc đã vượt qua 18 dãy núi, đi qua 11 tỉnh của Trung Quốc, vượt 24 con sông, giải phóng 12 thành phố, đụng độ với 10 đạo quân khác nhau (lúc này Trung Quốc đang bị chia năm xẻ bảy) và phải chịu sự truy kích của khoảng... 1 triệu quân Tưởng Giới Thạch. Nguồn ảnh: Baidu.
Gần như toàn bộ đội ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sau này đều tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh này, bao gồm Chu Đức, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Dương Thượng Côn, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình,... Nguồn ảnh: Baidu.
Đặc biệt, có hai người Việt Nam cũng tham gia cuộc Trường Chinh này trong đó có lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn - người Việt duy nhất hoàn thành cuộc trường chinh và người thứ hai là Lý Ban. Tuy nhiên Lý Ban giữa đường bị bệnh, phải dừng cuộc hành trình để chữa trị, sau khi khỏi bệnh, ông mất liên lạc với Hồng quân nên phải đi bộ hàng nghìn kilomets ngược về Quảng Đông. Nguồn ảnh: Baidu.
Mời độc giả xem Video: Phim tài liệu về cuộc Vạn lý Trường chinh của Trung Quốc.