Times of India dẫn video cho thấy loạt vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo Iran được thực hiện bên ngoài khí quyển, tạo ra các quầng lửa lớn hình tròn khác thường.Tên lửa đạn đạo thường được phóng ở góc cao, vượt ra khỏi bầu khí quyển Trái Đất, thực hiện hành trình pha giữa trong không gian, sau đó xâm nhập trở lại khí quyển. Trong giai đoạn hồi quyển, đầu đạn tên lửa sẽ tăng tốc và đạt tốc độ cực cao trước khi lao xuống mục tiêu.Bởi vậy, quá trình đánh chặn tên lửa đạn đạo thường được thực hiện ở pha giữa, bên ngoài bầu khí quyển, khi quả đạn chưa đạt tốc độ tối đa và có quỹ đạo bay tương đối ổn định.Loạt vụ đánh chặn tên lửa Iran có thể được thực hiện bởi tên lửa Arrow 3 của Israel hoặc tên lửa SM3 phóng từ tàu hải quân Mỹ.Tên lửa SM3 của Mỹ cũng có thể tiến hành đánh chặn ngoài khí quyển, tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa.Giới chức Mỹ cho biết hệ thống phòng không của Washington ở Trung Đông đã hạ một số vật thể bay Iran nhắm vào Israel trong cuộc tập kích lới với hàng trăm UAV tự sát, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo từ Iran.Tổng thống Joe Biden cho hay ông đã ra lệnh cho tiêm kích và các tàu chiến trang bị lá chắn tên lửa đạn đạo triển khai tới Trung Đông gần đây vì đã lường trước việc Iran sẽ tấn công trả đũa nhằ vào Israel."Nhờ sự hiện diện của họ và kỹ năng tuyệt vời của các quân nhân Mỹ, chúng tôi đã giúp Israel bắn hạ gần như toàn bộ UAV và tên lửa của Iran tấn công", ông Biden nói.RIM-161 Standard Missile 3 (hay còn được biết đến với định danh SM-3) là hệ thống tên lửa đánh chặn trên hạm được sử dụng trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ.Nhiệm vụ chính của SM-3 là đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ngay trên biển.Tuy nhiên điều khiến SM-3 trở nên nổi bật vẫn là khả năng đánh hạ vệ tinh của nó, ngay cả khi chúng đang hoạt động trên quỹ đạo.Và càng ngạc nhiên hơn khi mẫu vệ tinh đầu tiên SM-3 bắn hạ lại chính là vệ tinh của Mỹ. Theo đó vào ngày 14/2/2008. Mỹ lên kế hoạch sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 để bắn hạ vệ tinh USA-193, một vệ tinh không gian bị mất kiểm soát của Mỹ.USA-193 bị lệch quỹ đạo, di chuyển vào bầu khí quyển Trái Đất và có nguy cơ gây ra thiệt hại không thể kiểm soát với những thứ nó đang mang theo.Ngay thời điểm đó Hải quân Mỹ đã nhận ra được cơ hội họ có thể thử nghiệm khả năng tác chiến của SM-3, cũng như ngăn chặn một hiểm họa toàn cầu đến từ không gian.Khi USA-193 di chuyển vào bầu khí quyển và ở độ cao 240.000 m, người Mỹ đã quyết định ra lệnh bắn hạ vệ tinh này bằng một loạt tên lửa SM-3 từ tàu tuần dương USS Lake Erie lớp Ticonderoga.Và SM-3 đã đi đến đúng mục tiêu, USA-193 bị "xóa sổ" ngay từ phát bắn đầu tiên.Tên lửa SM-3 có chiều dài 6,5 mét, đường kính 34,3 cm và 53,3 cm cho 2 phiên bản Block I và Block II, trọng lượng từ 1,5-1,7 tấn tùy theo phiên bản.Tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 500 kg hỗ trợ đánh chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau.Tốc độ tối đa của loại tên lửa này có thể đạt tới 3 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block I và lên tới 4,5 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block IIA.Phiên bản SM-3 Block IIA mới nhất được thiết kế để đối phó tên lửa đạn đạo tầm trung, lấp khoảng trống giữa các tổ hợp phòng thủ tên lửa pha cuối như Patriot và THAAD.Tên lửa SM-3 Block IIA có kích cỡ, độ chính xác và tầm bắn lớn hơn các phiên bản trước, có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 2.500 km và độ cao 100 km.Các chiến hạm mang tên lửa SM-3 Block IIA có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sau khi nó rời bệ phóng hoặc trước giai đoạn hồi quyển.Hiện dòng tên lửa SM-3 Block IIA đang được sản xuất cả ở Mỹ và Nhật Bản.
Times of India dẫn video cho thấy loạt vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo Iran được thực hiện bên ngoài khí quyển, tạo ra các quầng lửa lớn hình tròn khác thường.
Tên lửa đạn đạo thường được phóng ở góc cao, vượt ra khỏi bầu khí quyển Trái Đất, thực hiện hành trình pha giữa trong không gian, sau đó xâm nhập trở lại khí quyển. Trong giai đoạn hồi quyển, đầu đạn tên lửa sẽ tăng tốc và đạt tốc độ cực cao trước khi lao xuống mục tiêu.
Bởi vậy, quá trình đánh chặn tên lửa đạn đạo thường được thực hiện ở pha giữa, bên ngoài bầu khí quyển, khi quả đạn chưa đạt tốc độ tối đa và có quỹ đạo bay tương đối ổn định.
Loạt vụ đánh chặn tên lửa Iran có thể được thực hiện bởi tên lửa Arrow 3 của Israel hoặc tên lửa SM3 phóng từ tàu hải quân Mỹ.
Tên lửa SM3 của Mỹ cũng có thể tiến hành đánh chặn ngoài khí quyển, tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa.
Giới chức Mỹ cho biết hệ thống phòng không của Washington ở Trung Đông đã hạ một số vật thể bay Iran nhắm vào Israel trong cuộc tập kích lới với hàng trăm UAV tự sát, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo từ Iran.
Tổng thống Joe Biden cho hay ông đã ra lệnh cho tiêm kích và các tàu chiến trang bị lá chắn tên lửa đạn đạo triển khai tới Trung Đông gần đây vì đã lường trước việc Iran sẽ tấn công trả đũa nhằ vào Israel.
"Nhờ sự hiện diện của họ và kỹ năng tuyệt vời của các quân nhân Mỹ, chúng tôi đã giúp Israel bắn hạ gần như toàn bộ UAV và tên lửa của Iran tấn công", ông Biden nói.
RIM-161 Standard Missile 3 (hay còn được biết đến với định danh SM-3) là hệ thống tên lửa đánh chặn trên hạm được sử dụng trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Nhiệm vụ chính của SM-3 là đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ngay trên biển.
Tuy nhiên điều khiến SM-3 trở nên nổi bật vẫn là khả năng đánh hạ vệ tinh của nó, ngay cả khi chúng đang hoạt động trên quỹ đạo.
Và càng ngạc nhiên hơn khi mẫu vệ tinh đầu tiên SM-3 bắn hạ lại chính là vệ tinh của Mỹ. Theo đó vào ngày 14/2/2008. Mỹ lên kế hoạch sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 để bắn hạ vệ tinh USA-193, một vệ tinh không gian bị mất kiểm soát của Mỹ.
USA-193 bị lệch quỹ đạo, di chuyển vào bầu khí quyển Trái Đất và có nguy cơ gây ra thiệt hại không thể kiểm soát với những thứ nó đang mang theo.
Ngay thời điểm đó Hải quân Mỹ đã nhận ra được cơ hội họ có thể thử nghiệm khả năng tác chiến của SM-3, cũng như ngăn chặn một hiểm họa toàn cầu đến từ không gian.
Khi USA-193 di chuyển vào bầu khí quyển và ở độ cao 240.000 m, người Mỹ đã quyết định ra lệnh bắn hạ vệ tinh này bằng một loạt tên lửa SM-3 từ tàu tuần dương USS Lake Erie lớp Ticonderoga.
Và SM-3 đã đi đến đúng mục tiêu, USA-193 bị "xóa sổ" ngay từ phát bắn đầu tiên.
Tên lửa SM-3 có chiều dài 6,5 mét, đường kính 34,3 cm và 53,3 cm cho 2 phiên bản Block I và Block II, trọng lượng từ 1,5-1,7 tấn tùy theo phiên bản.
Tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn nặng 500 kg hỗ trợ đánh chặn nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Tốc độ tối đa của loại tên lửa này có thể đạt tới 3 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block I và lên tới 4,5 km/giây đối với phiên bản SM-3 Block IIA.
Phiên bản SM-3 Block IIA mới nhất được thiết kế để đối phó tên lửa đạn đạo tầm trung, lấp khoảng trống giữa các tổ hợp phòng thủ tên lửa pha cuối như Patriot và THAAD.
Tên lửa SM-3 Block IIA có kích cỡ, độ chính xác và tầm bắn lớn hơn các phiên bản trước, có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 2.500 km và độ cao 100 km.
Các chiến hạm mang tên lửa SM-3 Block IIA có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sau khi nó rời bệ phóng hoặc trước giai đoạn hồi quyển.
Hiện dòng tên lửa SM-3 Block IIA đang được sản xuất cả ở Mỹ và Nhật Bản.