Các kênh Telegram quân sự của Nga cũng đưa tin về sự xuất hiện của hai máy bay chiến đấu F-16 trên lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng. Theo thông tin do tài khoản Telegram Archangel Spetsnaz Z cung cấp, các máy bay chiến đấu F-16 đã bị radar của hệ thống tên lửa phòng không Nga phát hiện.Theo kênh này, các trạm radar của Nga xác nhận máy bay không cất cánh và hạ cánh từ các sân bay của Ukraine. Nhiều khả năng, các máy bay chiến đấu F-16 cất cánh từ sân bay những quốc gia vùng Baltic. Máy bay F-16 được cho là mang theo tên lửa Storm Shadow cũng như tên lửa không đối không AIM-120, tên lửa AIM-7 và tên lửa AIM-9. Tuy nhiên, giới chức quân sự Nga và Ukraine chưa bình luận về các thông tin trên.Hãng tin Bloomberg cho biết, việc chuyển giao F-16 là "một động thái được mong đợi từ lâu" và mất hơn một năm để hoàn thành. Hiện, vẫn chưa rõ các phi công Ukraine được đào tạo ở phương Tây có thể vận hành những chiếc máy bay này ngay lập tức hay không.Sự kiện giao tiêm kích F-16 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, mang lại cho Kiev những khả năng mới để đẩy lùi các cuộc tấn công và cải thiện năng lực phòng thủ. Tuy nhiên điều này đi kèm với một số thách thức cần phải tính đến.Trước đó, các phương tiện truyền thông đưa tin Ukraine dự kiến sẽ nhận được 6 máy bay chiến đấu F-16 từ các đối tác phương Tây vào mùa hè này và tổng cộng lên tới 20 máy bay vào cuối năm 2024.Bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington vào trung tuần tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo, các máy bay chiến đấu F-16 từ Đan Mạch và Hà Lan đã bắt đầu chuyển đến Ukraine, chúng sẽ xuất hiện trên bầu trời Kiev vào mùa hè này.Tờ Wall Street Journal đưa tin, Mỹ có kế hoạch trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16 được chuyển đến Ukraine tên lửa không đối đất AGM-88 HARM, bom thông minh JDAM, tên lửa không đối không AMRAAM, AIM-9X, cũng như bom có đường kính cỡ nhỏ.Nga nhiều lần cảnh báo, việc các quốc gia phương Tây chuyển giao vũ khí mới cho Ukraine sẽ không thay đổi được tình hình trên mặt trận, mà chỉ dẫn đến việc kéo dài cuộc xung đột. Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov cũng lưu ý, tất cả các chuyến hàng vũ khí gửi cho Kiev sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Trước đó, một công ty tư nhân của Nga đã treo thưởng 15 triệu rúp cho binh sĩ bắn hạ chiếc F-16 đầu tiên trong cuộc xung đột.F-16 là máy bay chiến đấu đa chức năng có tính cơ động cao và được trang bị hệ thống vũ khí, điện tử hiện đại. Việc chúng được đưa vào phục vụ có thể tăng cường đáng kể sức mạnh hàng không của Ukraine.Trang Avia.pro tiết lộ, trong 48 giờ tới, Ukraine có kế hoạch bắt đầu sử dụng F-16 để tấn công các vị trí của Nga, điều này có thể thay đổi đáng kể động lực của cuộc xung đột.Cũng theo Avia.pro, các loại vũ khí có thể được Ukraine triển khai cùng tiêm kích F-16 bao gồm: các loại tên lửa không đối không có điều khiển như AIM-120 AMRAAM, AIM-9 Sidewinder; các loại tên lửa không đối đất có điều khiển như AGM-65 Maverick, AGM-88 HARM; các loại bom như GBU-12 Paveway II và bom dẫn đường JDAM; pháo tự động như M61 Vulcan, loại pháo sáu nòng 20mm có khối nòng xoay, được thiết kế để tấn công mục tiêu trên không và trên mặt đất ở tầm gần.Bloomberg lưu ý rằng hiện chưa rõ liệu các phi công Ukraine được phương Tây đào tạo để vận hành máy bay F-16 có thể sử dụng ngay các máy bay chiến đấu cơ này hay không. Tuần trước, chỉ huy quân sự hàng đầu của Kiev, Tướng Aleksandr Syrsky, thừa nhận với tờ The Guardian rằng, Quân đội Ukraine sẽ phải hạn chế sử dụng F-16 để tránh bị lực lượng Nga bắn hạ. Khi đó, vị tướng này cho biết Moscow có “hàng không vượt trội” và hệ thống phòng không “rất mạnh”, đồng thời cho biết thêm rằng máy bay do Mỹ sản xuất sẽ phải tránh xa tiền tuyến hàng chục km để tránh rủi ro nghiêm trọng.Tuyên nhiên, mối lo ngại lớn nhất của Ukraine là khả năng phòng thủ của những chiếc F-16 mới này trước các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa của Nga. Để giảm thiểu rủi ro, Ukraine đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa như xây dựng hầm chứa máy bay kiên cố và có thể lưu trữ một số máy bay tại các căn cứ nước ngoài. Hiệu quả của những nỗ lực này vẫn cần được kiểm chứng trong các tình huống thực tế. (Nguồn ảnh: Sputnik, Bulgarian Military, AF.mil, Al Jazeera, Lockheed Martin, Air Force Technology).
Các kênh Telegram quân sự của Nga cũng đưa tin về sự xuất hiện của hai máy bay chiến đấu F-16 trên lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng. Theo thông tin do tài khoản Telegram Archangel Spetsnaz Z cung cấp, các máy bay chiến đấu F-16 đã bị radar của hệ thống tên lửa phòng không Nga phát hiện.
Theo kênh này, các trạm radar của Nga xác nhận máy bay không cất cánh và hạ cánh từ các sân bay của Ukraine. Nhiều khả năng, các máy bay chiến đấu F-16 cất cánh từ sân bay những quốc gia vùng Baltic. Máy bay F-16 được cho là mang theo tên lửa Storm Shadow cũng như tên lửa không đối không AIM-120, tên lửa AIM-7 và tên lửa AIM-9. Tuy nhiên, giới chức quân sự Nga và Ukraine chưa bình luận về các thông tin trên.
Hãng tin Bloomberg cho biết, việc chuyển giao F-16 là "một động thái được mong đợi từ lâu" và mất hơn một năm để hoàn thành. Hiện, vẫn chưa rõ các phi công Ukraine được đào tạo ở phương Tây có thể vận hành những chiếc máy bay này ngay lập tức hay không.
Sự kiện giao tiêm kích F-16 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, mang lại cho Kiev những khả năng mới để đẩy lùi các cuộc tấn công và cải thiện năng lực phòng thủ. Tuy nhiên điều này đi kèm với một số thách thức cần phải tính đến.
Trước đó, các phương tiện truyền thông đưa tin Ukraine dự kiến sẽ nhận được 6 máy bay chiến đấu F-16 từ các đối tác phương Tây vào mùa hè này và tổng cộng lên tới 20 máy bay vào cuối năm 2024.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington vào trung tuần tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo, các máy bay chiến đấu F-16 từ Đan Mạch và Hà Lan đã bắt đầu chuyển đến Ukraine, chúng sẽ xuất hiện trên bầu trời Kiev vào mùa hè này.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, Mỹ có kế hoạch trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16 được chuyển đến Ukraine tên lửa không đối đất AGM-88 HARM, bom thông minh JDAM, tên lửa không đối không AMRAAM, AIM-9X, cũng như bom có đường kính cỡ nhỏ.
Nga nhiều lần cảnh báo, việc các quốc gia phương Tây chuyển giao vũ khí mới cho Ukraine sẽ không thay đổi được tình hình trên mặt trận, mà chỉ dẫn đến việc kéo dài cuộc xung đột. Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov cũng lưu ý, tất cả các chuyến hàng vũ khí gửi cho Kiev sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Trước đó, một công ty tư nhân của Nga đã treo thưởng 15 triệu rúp cho binh sĩ bắn hạ chiếc F-16 đầu tiên trong cuộc xung đột.
F-16 là máy bay chiến đấu đa chức năng có tính cơ động cao và được trang bị hệ thống vũ khí, điện tử hiện đại. Việc chúng được đưa vào phục vụ có thể tăng cường đáng kể sức mạnh hàng không của Ukraine.
Trang Avia.pro tiết lộ, trong 48 giờ tới, Ukraine có kế hoạch bắt đầu sử dụng F-16 để tấn công các vị trí của Nga, điều này có thể thay đổi đáng kể động lực của cuộc xung đột.
Cũng theo Avia.pro, các loại vũ khí có thể được Ukraine triển khai cùng tiêm kích F-16 bao gồm: các loại tên lửa không đối không có điều khiển như AIM-120 AMRAAM, AIM-9 Sidewinder; các loại tên lửa không đối đất có điều khiển như AGM-65 Maverick, AGM-88 HARM; các loại bom như GBU-12 Paveway II và bom dẫn đường JDAM; pháo tự động như M61 Vulcan, loại pháo sáu nòng 20mm có khối nòng xoay, được thiết kế để tấn công mục tiêu trên không và trên mặt đất ở tầm gần.
Bloomberg lưu ý rằng hiện chưa rõ liệu các phi công Ukraine được phương Tây đào tạo để vận hành máy bay F-16 có thể sử dụng ngay các máy bay chiến đấu cơ này hay không. Tuần trước, chỉ huy quân sự hàng đầu của Kiev, Tướng Aleksandr Syrsky, thừa nhận với tờ The Guardian rằng, Quân đội Ukraine sẽ phải hạn chế sử dụng F-16 để tránh bị lực lượng Nga bắn hạ. Khi đó, vị tướng này cho biết Moscow có “hàng không vượt trội” và hệ thống phòng không “rất mạnh”, đồng thời cho biết thêm rằng máy bay do Mỹ sản xuất sẽ phải tránh xa tiền tuyến hàng chục km để tránh rủi ro nghiêm trọng.
Tuyên nhiên, mối lo ngại lớn nhất của Ukraine là khả năng phòng thủ của những chiếc F-16 mới này trước các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa của Nga. Để giảm thiểu rủi ro, Ukraine đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa như xây dựng hầm chứa máy bay kiên cố và có thể lưu trữ một số máy bay tại các căn cứ nước ngoài. Hiệu quả của những nỗ lực này vẫn cần được kiểm chứng trong các tình huống thực tế. (Nguồn ảnh: Sputnik, Bulgarian Military, AF.mil, Al Jazeera, Lockheed Martin, Air Force Technology).