Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine mới đây đã thông báo trên trang Twitter của mình rằng: "Các nỗ lực hợp tác và hỗ trợ an ninh của Mỹ đối với Ukraine bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục"."Hôm 18/6, Văn phòng hợp tác quốc phòng của Đại sứ quán Mỹ đã nhận được hơn 60 triệu ÚD giá trị thiết bị để chuyển giao cho đối tác Ukraine, bao gồm khí tài thông tin liên lạc, đạn dược và tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin".Mỹ là một trong những quốc gia ủng hộ nhiệt tình nhất đối với Kiev kể từ khi Moskva sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, và sau đó là cuộc giao tranh bùng nổ ở khu vực Donbass phía Đông Ukraine làm hơn 10.000 người thiệt mạng."Mỹ luôn sát cánh với Ukraine để ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước mối nguy cơ lớn từ phía Nga", Đại sứ quán Mỹ cho biết thêm.Lô hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin trị giá khoảng 47 triệu USD đã đến Ukraine trong tháng 4/2018, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ "bật đèn xanh" cho thỏa thuận này.Tên lửa chống tăng Javelin được coi là hệ thống vũ khí chống thiết giáp vác vai tiên tiến hàng đầu thế giới, nó ưu việt hơn mọi loại tên lửa mà quân đội Ukraine sở hữu.Chế độ bay tấn công top-attack độc đáo của Javelin thông qua hệ thống theo dõi tự dẫn và thiết kế đầu đạn tiên tiến cho phép đánh bại tất cả các xe tăng cách xa người bắn tới 2.500 mét.Sau khi khóa mục tiêu, tên lửa tự động vẽ một đường cong và lao vào nóc xe, nơi có giáp mỏng nhất. Vị trí giáp trên nóc T-90 cũng như mọi xe tăng khác chỉ vào khoảng 200 mm, trong khi Javelin lại xuyên được 650 mm RHA.Tên lửa FGM-148 Javelin mang đầu nổ lõm nối tiếp để quét sạch giáp phản ứng nổ, do vậy sự bổ sung giáp Kontakt 5 hay Relikt trên xe tăng Nga không thực sự có ý nghĩa.Điểm độc đáo khác của tên lửa Javelin đó là cơ chế dẫn tự động hoàn toàn của nó cho phép “miễn nhiễm” với “đôi mắt đỏ” OTShU-1-7 trang bị trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.Nguyên nhân là do khí tài này chỉ gây nhiễu được liên kết giữa đạn và bệ phóng của tên lửa chống tăng thế hệ hai, trong khi Javelin thuộc thế hệ 3 và có đầu tự dẫn chứ không phải nhận lệnh từ trắc thủ trong toàn quá trình bay.Nếu sở hữu Javelin, phía phòng ngự đủ sức tiêu diệt T-90 ngay cả ở trong tư thế đối đầu, điều mà các loại tên lửa thế hệ cũ không làm được. Lúc này ưu thế về mũi nhọn xuyên phá của Nga dĩ nhiên vẫn còn nhưng không phải là bất khả chiến bại như trước nữa.Bên phòng ngự trong trường hợp biết cách tổ chức đội hình chiến thuật có chiều sâu thì hoàn toàn có thể chiến thắng các binh đoàn xe tăng hùng mạnh thông qua tên lửa Javelin.Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine khẳng định: "Kiev và Washington tin rằng hệ thống vũ khí này sẽ cải thiện năng lực phòng thủ dài hạn của Ukraine".Hiện tại theo đánh giá, chưa có xe tăng nào của Nga đủ sức chống chịu tên lửa FGM-148 Javelin, điều này chắc chắn sẽ khiến Mosksva phải cảm thấy "lạnh gáy".
Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine mới đây đã thông báo trên trang Twitter của mình rằng: "Các nỗ lực hợp tác và hỗ trợ an ninh của Mỹ đối với Ukraine bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục".
"Hôm 18/6, Văn phòng hợp tác quốc phòng của Đại sứ quán Mỹ đã nhận được hơn 60 triệu ÚD giá trị thiết bị để chuyển giao cho đối tác Ukraine, bao gồm khí tài thông tin liên lạc, đạn dược và tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin".
Mỹ là một trong những quốc gia ủng hộ nhiệt tình nhất đối với Kiev kể từ khi Moskva sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, và sau đó là cuộc giao tranh bùng nổ ở khu vực Donbass phía Đông Ukraine làm hơn 10.000 người thiệt mạng.
"Mỹ luôn sát cánh với Ukraine để ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước mối nguy cơ lớn từ phía Nga", Đại sứ quán Mỹ cho biết thêm.
Lô hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin trị giá khoảng 47 triệu USD đã đến Ukraine trong tháng 4/2018, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ "bật đèn xanh" cho thỏa thuận này.
Tên lửa chống tăng Javelin được coi là hệ thống vũ khí chống thiết giáp vác vai tiên tiến hàng đầu thế giới, nó ưu việt hơn mọi loại tên lửa mà quân đội Ukraine sở hữu.
Chế độ bay tấn công top-attack độc đáo của Javelin thông qua hệ thống theo dõi tự dẫn và thiết kế đầu đạn tiên tiến cho phép đánh bại tất cả các xe tăng cách xa người bắn tới 2.500 mét.
Sau khi khóa mục tiêu, tên lửa tự động vẽ một đường cong và lao vào nóc xe, nơi có giáp mỏng nhất. Vị trí giáp trên nóc T-90 cũng như mọi xe tăng khác chỉ vào khoảng 200 mm, trong khi Javelin lại xuyên được 650 mm RHA.
Tên lửa FGM-148 Javelin mang đầu nổ lõm nối tiếp để quét sạch giáp phản ứng nổ, do vậy sự bổ sung giáp Kontakt 5 hay Relikt trên xe tăng Nga không thực sự có ý nghĩa.
Điểm độc đáo khác của tên lửa Javelin đó là cơ chế dẫn tự động hoàn toàn của nó cho phép “miễn nhiễm” với “đôi mắt đỏ” OTShU-1-7 trang bị trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.
Nguyên nhân là do khí tài này chỉ gây nhiễu được liên kết giữa đạn và bệ phóng của tên lửa chống tăng thế hệ hai, trong khi Javelin thuộc thế hệ 3 và có đầu tự dẫn chứ không phải nhận lệnh từ trắc thủ trong toàn quá trình bay.
Nếu sở hữu Javelin, phía phòng ngự đủ sức tiêu diệt T-90 ngay cả ở trong tư thế đối đầu, điều mà các loại tên lửa thế hệ cũ không làm được. Lúc này ưu thế về mũi nhọn xuyên phá của Nga dĩ nhiên vẫn còn nhưng không phải là bất khả chiến bại như trước nữa.
Bên phòng ngự trong trường hợp biết cách tổ chức đội hình chiến thuật có chiều sâu thì hoàn toàn có thể chiến thắng các binh đoàn xe tăng hùng mạnh thông qua tên lửa Javelin.
Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine khẳng định: "Kiev và Washington tin rằng hệ thống vũ khí này sẽ cải thiện năng lực phòng thủ dài hạn của Ukraine".
Hiện tại theo đánh giá, chưa có xe tăng nào của Nga đủ sức chống chịu tên lửa FGM-148 Javelin, điều này chắc chắn sẽ khiến Mosksva phải cảm thấy "lạnh gáy".