Những quả bom cỡ lớn, rẻ tiền từ thời Liên Xô, đã được Nga hiện đại hóa và trở thành một trong những vũ khí hiệu quả nhất trong chiến đấu tổng lực giữa Nga và Ukraine hiện nay, hãng tin ABC News của Australia viết. Bom lượn có điều khiển, được cải tiến từ loại "bom ngu", khi trang bị bộ cánh lượn và hệ thống định vị vệ tinh để mang lại độ chính xác. Nga đã rút kho dự trữ từ thời Liên Xô, để mang lại sức sống mới cho những quả “bom ngu” hạng nặng FAB-500 và FAB-1500.Đôi cánh lượn có thể thu vào của những quả bom, giúp chúng có thể bay lướt đi với quãng đường từ 50–70 km trong không trung với tốc độ cao để tiếp cận mục tiêu, ABC News viết.Mặc dù tầm bay của những quả bom lượn này ngắn hơn nhiều so với tên lửa hành trình, nhưng cũng đủ để những chiếc máy bay thả những quả bom này, nằm ngoài hầu hết các hệ thống phòng không dã chiến của đối phương. Điều quan trọng là bom lượn lại rẻ hơn rất nhiều, khi giá một bộ mô-đun cánh lượn (UMPK) chỉ có giá 20 nghìn USD.Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, do thiếu bom có điều khiển từ xa, nên Không quân Nga phải thả những quả “bom ngu” ở độ cao thấp, gần như lên đầu quân Ukraine. Từ đó đã dẫn đến tổn thất về máy bay, vì các đơn vị Ukraine được trang bị nhiều tên lửa phòng không mang vác (MANPADS).Vì vậy, vai trò của Không quân Nga trong năm đầu tiên ở chiến trường Ukraine bị giảm xuống thành tấn công tên lửa từ sâu khu vực phía sau, để tránh lọt vào vùng tiêu diệt của hệ thống phòng không tầm xa của quân Ukraine. Mọi thứ bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, khi việc sản xuất các mô-đun hiệu chỉnh quy hoạch phổ quát (UMPK), giúp cho việc thả bom thường cách mục tiêu từ cự ly 50-70 km. Đây là giới hạn tầm bắn của một số hệ thống phòng không tầm trung.Đầu tiên người Nga lắp cánh lượn cho loại bom thường FAB-250, sau đó là FAB-500, rồi đến FAB-1500. Con “quái vật” khủng khiếp nhất trong bộ sưu tập của tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga hiện nay là FAB-3000. Ngoài bom phá, thì bom chùm và bom nhiệt áp cũng được trang bị mô-đun cánh lượn UMPK.Các loại máy bay chính thả bom lượn có điều khiển của Nga hiện nay là máy bay tiêm kích bom Su-34, nhưng các máy bay cường kích bom Su-24M cũng được nâng cấp để thả những quả bom lượn này.Tờ Topwar của Nga tiết lộ, chính những chiếc máy bay Su-24M đã đóng vai trò then chốt trong chiến dịch tấn công Avdeevka và toàn bộ vòng cung Avdeevka nhờ sử dụng ồ ạt bom lượn có điều khiển. Còn loại máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3 dự kiến sẽ sử dụng bom FAB-3000.Những quả bom lượn gắn mô-đun UMPC có thể phá hủy bất kỳ công sự nào của Quân đội Ukraine một cách tương đối an toàn. Hiện tại, lực lượng không quân chiến thuật của Nga đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tấn công vào khu vực Kharkov.Theo các phóng viên chiến trường của Nga, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga hoạt động trong khu vực lãnh thổ nước Nga, mà không cần bay vào không phận Kharkov để thả bom. Có thể nói, bom lượn là con át chủ bài quan trọng nhất trong tay Nga, giúp Quân đội Nga có lợi thế rõ rệt so với quân Ukraine.Những binh lính Ukraine chiến đấu tại mặt trận Kharkov được phóng viên hãng ABC News phỏng vấn cho biết, họ gọi bom lượn có điều khiển của Nga là "siêu vũ khí" bởi những quả bom này có thể quét sạch toàn bộ đường phố trong một đòn tấn công.Trong khi đó Lầu Năm Góc thừa nhận hiệu quả thấp của bom lượn phóng từ mặt đất (GLSDB) ở chiến trường Ukraine. Điều này đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm Bill LaPlante xác nhận, loại bom GLSDB không hiệu quả ở Ukraine.Ông Bill LaPlante cho biết, loại bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) có nhiều vấn đề, nguyên nhân chính là tác động của tác chiến điện tử của Nga lên máy thu GPS của bom, dẫn đến độ chính xác của loại bom này bị giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, Laplante còn chỉ ra việc Quân đội Ukraine sử dụng và bảo trì vũ khí không hiệu quả.Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), thực chất là sử dụng bom thường GBU-39, lắp thêm động cơ phản lực của tên lửa không điều khiển cỡ nòng 227 mm. Loại bom này được thiết kế để phóng từ bệ phóng pháo phản lực cơ động cao HIMARS và M270 MLRS, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 160 km.Những quả bom GLSDB này vẫn chưa được Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến đấu và chúng lần đầu tiên được chuyển đến Ukraine vào tháng 2 năm ngoái và sau đó người Ukraine đặt nhiều hy vọng vào chúng. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm không thành công với GLSDB tại chiến trường Ukraine, nhưng nó vẫn được viện trợ cho Ukraine.Phương Tây hy vọng loại bom GLSDB này sẽ giúp Ukraine có thêm vũ khí tầm xa, có khả năng tấn công sâu vào các khu vực lãnh thổ của Ukraine, hiện do Nga chiếm đóng; trong đó có cả các khu vực ở phía bắc bán đảo Crimea, tờ Politico của Mỹ viết.Tuy nhiên, giống như phần còn lại của “vũ khí thần kỳ” của phương Tây, bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) hóa ra không hiệu quả ở chiến trường Ukraine và không giúp Lực lượng Vũ trang Ukraine thay đổi tình hình ở mặt trận. (Nguồn ảnh: ABC News, Topwar, CNN).
Những quả bom cỡ lớn, rẻ tiền từ thời Liên Xô, đã được Nga hiện đại hóa và trở thành một trong những vũ khí hiệu quả nhất trong chiến đấu tổng lực giữa Nga và Ukraine hiện nay, hãng tin ABC News của Australia viết.
Bom lượn có điều khiển, được cải tiến từ loại "bom ngu", khi trang bị bộ cánh lượn và hệ thống định vị vệ tinh để mang lại độ chính xác. Nga đã rút kho dự trữ từ thời Liên Xô, để mang lại sức sống mới cho những quả “bom ngu” hạng nặng FAB-500 và FAB-1500.
Đôi cánh lượn có thể thu vào của những quả bom, giúp chúng có thể bay lướt đi với quãng đường từ 50–70 km trong không trung với tốc độ cao để tiếp cận mục tiêu, ABC News viết.
Mặc dù tầm bay của những quả bom lượn này ngắn hơn nhiều so với tên lửa hành trình, nhưng cũng đủ để những chiếc máy bay thả những quả bom này, nằm ngoài hầu hết các hệ thống phòng không dã chiến của đối phương. Điều quan trọng là bom lượn lại rẻ hơn rất nhiều, khi giá một bộ mô-đun cánh lượn (UMPK) chỉ có giá 20 nghìn USD.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, do thiếu bom có điều khiển từ xa, nên Không quân Nga phải thả những quả “bom ngu” ở độ cao thấp, gần như lên đầu quân Ukraine. Từ đó đã dẫn đến tổn thất về máy bay, vì các đơn vị Ukraine được trang bị nhiều tên lửa phòng không mang vác (MANPADS).
Vì vậy, vai trò của Không quân Nga trong năm đầu tiên ở chiến trường Ukraine bị giảm xuống thành tấn công tên lửa từ sâu khu vực phía sau, để tránh lọt vào vùng tiêu diệt của hệ thống phòng không tầm xa của quân Ukraine.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, khi việc sản xuất các mô-đun hiệu chỉnh quy hoạch phổ quát (UMPK), giúp cho việc thả bom thường cách mục tiêu từ cự ly 50-70 km. Đây là giới hạn tầm bắn của một số hệ thống phòng không tầm trung.
Đầu tiên người Nga lắp cánh lượn cho loại bom thường FAB-250, sau đó là FAB-500, rồi đến FAB-1500. Con “quái vật” khủng khiếp nhất trong bộ sưu tập của tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga hiện nay là FAB-3000. Ngoài bom phá, thì bom chùm và bom nhiệt áp cũng được trang bị mô-đun cánh lượn UMPK.
Các loại máy bay chính thả bom lượn có điều khiển của Nga hiện nay là máy bay tiêm kích bom Su-34, nhưng các máy bay cường kích bom Su-24M cũng được nâng cấp để thả những quả bom lượn này.
Tờ Topwar của Nga tiết lộ, chính những chiếc máy bay Su-24M đã đóng vai trò then chốt trong chiến dịch tấn công Avdeevka và toàn bộ vòng cung Avdeevka nhờ sử dụng ồ ạt bom lượn có điều khiển. Còn loại máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3 dự kiến sẽ sử dụng bom FAB-3000.
Những quả bom lượn gắn mô-đun UMPC có thể phá hủy bất kỳ công sự nào của Quân đội Ukraine một cách tương đối an toàn. Hiện tại, lực lượng không quân chiến thuật của Nga đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tấn công vào khu vực Kharkov.
Theo các phóng viên chiến trường của Nga, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga hoạt động trong khu vực lãnh thổ nước Nga, mà không cần bay vào không phận Kharkov để thả bom. Có thể nói, bom lượn là con át chủ bài quan trọng nhất trong tay Nga, giúp Quân đội Nga có lợi thế rõ rệt so với quân Ukraine.
Những binh lính Ukraine chiến đấu tại mặt trận Kharkov được phóng viên hãng ABC News phỏng vấn cho biết, họ gọi bom lượn có điều khiển của Nga là "siêu vũ khí" bởi những quả bom này có thể quét sạch toàn bộ đường phố trong một đòn tấn công.
Trong khi đó Lầu Năm Góc thừa nhận hiệu quả thấp của bom lượn phóng từ mặt đất (GLSDB) ở chiến trường Ukraine. Điều này đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm Bill LaPlante xác nhận, loại bom GLSDB không hiệu quả ở Ukraine.
Ông Bill LaPlante cho biết, loại bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) có nhiều vấn đề, nguyên nhân chính là tác động của tác chiến điện tử của Nga lên máy thu GPS của bom, dẫn đến độ chính xác của loại bom này bị giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, Laplante còn chỉ ra việc Quân đội Ukraine sử dụng và bảo trì vũ khí không hiệu quả.
Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), thực chất là sử dụng bom thường GBU-39, lắp thêm động cơ phản lực của tên lửa không điều khiển cỡ nòng 227 mm. Loại bom này được thiết kế để phóng từ bệ phóng pháo phản lực cơ động cao HIMARS và M270 MLRS, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 160 km.
Những quả bom GLSDB này vẫn chưa được Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến đấu và chúng lần đầu tiên được chuyển đến Ukraine vào tháng 2 năm ngoái và sau đó người Ukraine đặt nhiều hy vọng vào chúng. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm không thành công với GLSDB tại chiến trường Ukraine, nhưng nó vẫn được viện trợ cho Ukraine.
Phương Tây hy vọng loại bom GLSDB này sẽ giúp Ukraine có thêm vũ khí tầm xa, có khả năng tấn công sâu vào các khu vực lãnh thổ của Ukraine, hiện do Nga chiếm đóng; trong đó có cả các khu vực ở phía bắc bán đảo Crimea, tờ Politico của Mỹ viết.
Tuy nhiên, giống như phần còn lại của “vũ khí thần kỳ” của phương Tây, bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) hóa ra không hiệu quả ở chiến trường Ukraine và không giúp Lực lượng Vũ trang Ukraine thay đổi tình hình ở mặt trận. (Nguồn ảnh: ABC News, Topwar, CNN).