Trong chuyến thăm gần đây tới Kharkiv và Kyiv vào ngày 6/10, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Brekelmans thông báo đang tăng cường hỗ trợ khí tài quân sự quan trọng cho Ukraine."Tôi có thể chính thức thông báo rằng những chiếc F-16 đầu tiên của Hà Lan đã đến Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Ruben Brekelmans nói. Ông cũng cho biết thêm rằng Hà Lan cũng có kế hoạch đầu tư 400 triệu USD cho chương trình máy bay không người lái của Ukraine.Sáng kiến này nhằm mục đích phát triển máy bay không người lái tiên tiến và đẩy nhanh quá trình sản xuất các nguyên mẫu thành công, với gần một nửa trong số đó sẽ được sản xuất tại Hà Lan."Việc chuyển giao tiêm kích F-16 là nhu cầu hết sức cấp thiết. Tại Kharkiv, tôi đã chứng kiến thiệt hại do các cuộc không kích của Nga và thường xuyên nghe thấy còi báo động", ông Brekelmens cho biết thêm.Vị quan chức quốc phòng Hà Lan không tiết lộ số lượng tiêm kích đầu tiên được chuyển giao, song cho biết nước này sẽ cung cấp phần còn lại trong tổng số 24 chiếc F-16 đã cam kết viện trợ "trong những tháng tới".Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cảm ơn "sự hỗ trợ toàn diện" của Hà Lan. "Sự xuất hiện của các các tiêm kích F-16 trên bầu trời Ukraine là bằng chứng về ủng hộ vững chắc của người dân và chính phủ Hà Lan", ông nói.Quân đội Ukraine đã triển khai tiêm kích F-16 để đánh chặn các cuộc tấn công tầm xa bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tự sát của Nga, sau khi thông báo tiếp nhận lô đầu tiên vào đầu tháng 8.Một chiếc F-16 bị rơi khi làm nhiệm vụ hôm 26/8, khiến trung tá Oleksiy Mes thiệt mạng. Đây được coi là đòn giáng mạnh vào không quân Ukraine cả về nhân lực và tinh thần, vì Mes là một trong những phi công hàng đầu của nước này và nằm trong nhóm quân nhân đầu tiên được huấn luyện trên tiêm kích F-16.Chưa rõ Ukraine đang sở hữu bao nhiêu tiêm kích F-16. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm 31/8 nói có máy bay của nước này trong lô F-16 đầu tiên chuyển giao cho Ukraine.Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 5, Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine cần khoảng 130 tiêm kích F-16 để bảo đảm cân bằng sức mạnh với không quân Nga.Tuy nhiên, các nước phương Tây đến nay chỉ cam kết viện trợ chưa đến 100 máy bay, trong đó phần lớn sẽ được chuyển giao trong nhiều năm tới.Quá trình tiếp nhận lượng lớn chiến đấu cơ F-16 này buộc Ukraine phải tốn khá nhiều thời gian để huấn luyện phi công có thể vận hành.Việc tiếp nhận và đưa vào trang bị tiêm kích F-16 có thể đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, mang lại cho Kiev những khả năng mới với hy vọng sẽ đẩy lùi các cuộc tấn công và cải thiện khả năng phòng thủ.Năm ngoái, một nhóm các quốc gia NATO, bao gồm Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Canada, Luxembourg, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania và Thụy Điển, đã thành lập "liên minh F-16" để thúc đẩy việc viện trợ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư cho Ukraine.Hy Lạp, Mỹ, Bulgaria và Pháp sau đó cũng tham gia "liên minh F-16" cho Ukraine.Nga nhiều lần tuyên bố F-16 sẽ không thể thay đổi cục diện xung đột, đồng thời cảnh báo các máy bay này sẽ bị Moscow phá hủy như từng làm với các khí tài khác của Ukraine.F-16 là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ nổi tiếng do Mỹ sản xuất, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chúng cũng không thể xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Âu.Mặc dù từ năm 2000, không quân Mỹ không đặt hàng, nhưng tiêm kích F-16 hiện nay vẫn được sản xuất để xuất khẩu.
Trong chuyến thăm gần đây tới Kharkiv và Kyiv vào ngày 6/10, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Brekelmans thông báo đang tăng cường hỗ trợ khí tài quân sự quan trọng cho Ukraine.
"Tôi có thể chính thức thông báo rằng những chiếc F-16 đầu tiên của Hà Lan đã đến Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Ruben Brekelmans nói. Ông cũng cho biết thêm rằng Hà Lan cũng có kế hoạch đầu tư 400 triệu USD cho chương trình máy bay không người lái của Ukraine.
Sáng kiến này nhằm mục đích phát triển máy bay không người lái tiên tiến và đẩy nhanh quá trình sản xuất các nguyên mẫu thành công, với gần một nửa trong số đó sẽ được sản xuất tại Hà Lan.
"Việc chuyển giao tiêm kích F-16 là nhu cầu hết sức cấp thiết. Tại Kharkiv, tôi đã chứng kiến thiệt hại do các cuộc không kích của Nga và thường xuyên nghe thấy còi báo động", ông Brekelmens cho biết thêm.
Vị quan chức quốc phòng Hà Lan không tiết lộ số lượng tiêm kích đầu tiên được chuyển giao, song cho biết nước này sẽ cung cấp phần còn lại trong tổng số 24 chiếc F-16 đã cam kết viện trợ "trong những tháng tới".
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cảm ơn "sự hỗ trợ toàn diện" của Hà Lan. "Sự xuất hiện của các các tiêm kích F-16 trên bầu trời Ukraine là bằng chứng về ủng hộ vững chắc của người dân và chính phủ Hà Lan", ông nói.
Quân đội Ukraine đã triển khai tiêm kích F-16 để đánh chặn các cuộc tấn công tầm xa bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tự sát của Nga, sau khi thông báo tiếp nhận lô đầu tiên vào đầu tháng 8.
Một chiếc F-16 bị rơi khi làm nhiệm vụ hôm 26/8, khiến trung tá Oleksiy Mes thiệt mạng. Đây được coi là đòn giáng mạnh vào không quân Ukraine cả về nhân lực và tinh thần, vì Mes là một trong những phi công hàng đầu của nước này và nằm trong nhóm quân nhân đầu tiên được huấn luyện trên tiêm kích F-16.
Chưa rõ Ukraine đang sở hữu bao nhiêu tiêm kích F-16. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm 31/8 nói có máy bay của nước này trong lô F-16 đầu tiên chuyển giao cho Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 5, Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine cần khoảng 130 tiêm kích F-16 để bảo đảm cân bằng sức mạnh với không quân Nga.
Tuy nhiên, các nước phương Tây đến nay chỉ cam kết viện trợ chưa đến 100 máy bay, trong đó phần lớn sẽ được chuyển giao trong nhiều năm tới.
Quá trình tiếp nhận lượng lớn chiến đấu cơ F-16 này buộc Ukraine phải tốn khá nhiều thời gian để huấn luyện phi công có thể vận hành.
Việc tiếp nhận và đưa vào trang bị tiêm kích F-16 có thể đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, mang lại cho Kiev những khả năng mới với hy vọng sẽ đẩy lùi các cuộc tấn công và cải thiện khả năng phòng thủ.
Năm ngoái, một nhóm các quốc gia NATO, bao gồm Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Canada, Luxembourg, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania và Thụy Điển, đã thành lập "liên minh F-16" để thúc đẩy việc viện trợ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư cho Ukraine.
Hy Lạp, Mỹ, Bulgaria và Pháp sau đó cũng tham gia "liên minh F-16" cho Ukraine.
Nga nhiều lần tuyên bố F-16 sẽ không thể thay đổi cục diện xung đột, đồng thời cảnh báo các máy bay này sẽ bị Moscow phá hủy như từng làm với các khí tài khác của Ukraine.
F-16 là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ nổi tiếng do Mỹ sản xuất, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chúng cũng không thể xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Âu.
Mặc dù từ năm 2000, không quân Mỹ không đặt hàng, nhưng tiêm kích F-16 hiện nay vẫn được sản xuất để xuất khẩu.