Hôm 25/5, tại căn cứ Honolulu của Hải quân Mỹ ở quần đảo Hawaii. Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã chính thức chuyển giao tàu tuần duyên USCGC Morgenthau (WHEC-722) cho đại diện Cảnh sát Biển Việt Nam. Và đây là trang thiết bị quân sự lớn nhất từng được chính phủ Mỹ chuyển giao cho Việt Nam sau nhiều thập kỷ. Nguồn ảnh: Naval Today.Được biết việc chuyển giao tàu USCGC Morgenthau là một phần trong chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) giữa hai nước được thỏa thuận cách đây không lâu. Và USCGC Morgenthau được kỳ vọng sẽ giúp Cảnh sát Biển Việt Nam cải thiện năng lực chấp pháp trên biển nhất là trên Biển Đông. Trong ảnh là thủy đoàn USCGC Morgenthau rời khỏi tàu trước khi được bàn giao cho đại diện Việt Nam. Nguồn ảnh: dvidshub.net.Cận cảnh tàu USCGC Morgenthau trong buổi lễ chuyển giao hôm 25/5, sau khi về Việt Nam con tàu này sẽ được đổi tên thành tàu Cảnh sát biển CSB-8020. Trong ảnh ta có thể thấy hầu hết hệ thống vũ khí trên USCGC Morgenthau vẫn được giữ nguyên kể cả hải pháo Otobreda 76mm. Nguồn ảnh: dvidshub.net.Hình ảnh Trung tướng Nguyễn Quang Đạm (bên trái), Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Chuẩn Đô đốc Michael J. Haycock, trợ lý tham mưu trưởng về quân dụng và cán bộ chuyên trách quân dụng, thuộc Lực lượng Tuần duyên Mỹ, bắt tay trong buổi lễ bàn giao USCGC Morgenthau tại Căn cứ Honolulu hôm 25/5. Nguồn ảnh: dvidshub.net.Khoảng khắc thủy thủ đoàn tàu CSB-8020 kéo quốc kỳ nước ta lên trên tàu USCGC Morgenthau. Được biết trước khi chuyển giao cho Việt Nam tàu USCGC Morgenthau cũng được bảo dưỡng và sơn mới lại hoàn toàn với màu sơn trắng đặc trưng. Nguồn ảnh: dvidshub.net.USCGC Morgenthau là tàu thứ 8 trong tổng số 12 tàu tuần duyên lớp Hamilton được đóng mới cho lực lượng Tuần duyên Mỹ trong giai đoạn từ giữa những năm 1960 cho đến những năm 1970, và là mẫu tàu tuần duyên chính của lực lượng này. Nguồn ảnh: dvidshub.net.Tàu CSB 8020 có lượng giãn nước tối đa 3.250 tấn, có chiều dài cơ sở 115m, chiều rộng 13m, với thủy thủ đoàn 160 người. Do được thiết kế để tuần tra hàng hải nên tất cả các tàu Hamilton đều được trang bị sàn đáp trực thăng với khả năng mang theo một số loại trực thăng hải quân nhất định. Nguồn ảnh: Naval Today.Tàu USCGC Morgenthau vận hành song song hai động cơ diesel và hai động cơ tua-bin khí, với tốc độ di chuyển tối đa có thể lên đến 29 hải lý/giờ. Tầm hoạt động của nó lên đến 26.000km với dự trữ hành trình 45 ngày. Nguồn ảnh: Wikimedia.Nếu không bị tháo dỡ trang thiết bị điện tử, USCGC Morgenthau sẽ được trang bị sẵn hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu trên không AN/SPS-40 với tầm hoạt động lên đến 450km, hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu trên biển AN/SPS-78, hệ thống giám sát điện tử WLR-1H, cùng nhiều trang thiết bị điện tử khác. Nguồn ảnh: dvidshub.net.Về hệ thống vũ khí trên USCGC Morgenthau sau khi được chuyển giao cho Việt Nam, nó vẫn được trang bị hải pháo Otobreda 76mm. Hải pháo này có tốc độ bắn khoảng 80 phát/phút với tầm bắn hiệu quả từ 16.000m đến 20.000 tùy thuộc vào loại đạn được triển khai. Nguồn ảnh: blogspot.com.Tuy nhiên điểm nhấn của USCGC Morgenthau không phải là Otobreda 76mm mà là hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS được đặt phía sau đuôi tàu. Với pháo tự động 6 nòng 20mm, Phalanx có tốc độ bắn tối đa lên đến 4.500 phát/phút có khả năng đánh chặn mọi mục tiêu bay tầm thấp ở khoảng cách không dưới 3.000m. Nguồn ảnh: blogspot.com.Hiện tại vẫn chưa rõ liệu phía Mỹ có đồng ý chuyển giao Phalanx CIWS đi kèm với USCGC Morgenthau cho Việt Nam hay không do một số trở ngại liên quan đến mặt pháp lý. Bên cạnh Phalanx hay Otobreda 76mm, USCGC Morgenthau còn được trang bị các ụ pháo tự động 25mm M242 Bushmaster và súng máy hạng nặng 12.7mm M2 Browning. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Hôm 25/5, tại căn cứ Honolulu của Hải quân Mỹ ở quần đảo Hawaii. Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã chính thức chuyển giao tàu tuần duyên USCGC Morgenthau (WHEC-722) cho đại diện Cảnh sát Biển Việt Nam. Và đây là trang thiết bị quân sự lớn nhất từng được chính phủ Mỹ chuyển giao cho Việt Nam sau nhiều thập kỷ. Nguồn ảnh: Naval Today.
Được biết việc chuyển giao tàu USCGC Morgenthau là một phần trong chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) giữa hai nước được thỏa thuận cách đây không lâu. Và USCGC Morgenthau được kỳ vọng sẽ giúp Cảnh sát Biển Việt Nam cải thiện năng lực chấp pháp trên biển nhất là trên Biển Đông. Trong ảnh là thủy đoàn USCGC Morgenthau rời khỏi tàu trước khi được bàn giao cho đại diện Việt Nam. Nguồn ảnh: dvidshub.net.
Cận cảnh tàu USCGC Morgenthau trong buổi lễ chuyển giao hôm 25/5, sau khi về Việt Nam con tàu này sẽ được đổi tên thành tàu Cảnh sát biển CSB-8020. Trong ảnh ta có thể thấy hầu hết hệ thống vũ khí trên USCGC Morgenthau vẫn được giữ nguyên kể cả hải pháo Otobreda 76mm. Nguồn ảnh: dvidshub.net.
Hình ảnh Trung tướng Nguyễn Quang Đạm (bên trái), Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Chuẩn Đô đốc Michael J. Haycock, trợ lý tham mưu trưởng về quân dụng và cán bộ chuyên trách quân dụng, thuộc Lực lượng Tuần duyên Mỹ, bắt tay trong buổi lễ bàn giao USCGC Morgenthau tại Căn cứ Honolulu hôm 25/5. Nguồn ảnh: dvidshub.net.
Khoảng khắc thủy thủ đoàn tàu CSB-8020 kéo quốc kỳ nước ta lên trên tàu USCGC Morgenthau. Được biết trước khi chuyển giao cho Việt Nam tàu USCGC Morgenthau cũng được bảo dưỡng và sơn mới lại hoàn toàn với màu sơn trắng đặc trưng. Nguồn ảnh: dvidshub.net.
USCGC Morgenthau là tàu thứ 8 trong tổng số 12 tàu tuần duyên lớp Hamilton được đóng mới cho lực lượng Tuần duyên Mỹ trong giai đoạn từ giữa những năm 1960 cho đến những năm 1970, và là mẫu tàu tuần duyên chính của lực lượng này. Nguồn ảnh: dvidshub.net.
Tàu CSB 8020 có lượng giãn nước tối đa 3.250 tấn, có chiều dài cơ sở 115m, chiều rộng 13m, với thủy thủ đoàn 160 người. Do được thiết kế để tuần tra hàng hải nên tất cả các tàu Hamilton đều được trang bị sàn đáp trực thăng với khả năng mang theo một số loại trực thăng hải quân nhất định. Nguồn ảnh: Naval Today.
Tàu USCGC Morgenthau vận hành song song hai động cơ diesel và hai động cơ tua-bin khí, với tốc độ di chuyển tối đa có thể lên đến 29 hải lý/giờ. Tầm hoạt động của nó lên đến 26.000km với dự trữ hành trình 45 ngày. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Nếu không bị tháo dỡ trang thiết bị điện tử, USCGC Morgenthau sẽ được trang bị sẵn hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu trên không AN/SPS-40 với tầm hoạt động lên đến 450km, hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu trên biển AN/SPS-78, hệ thống giám sát điện tử WLR-1H, cùng nhiều trang thiết bị điện tử khác. Nguồn ảnh: dvidshub.net.
Về hệ thống vũ khí trên USCGC Morgenthau sau khi được chuyển giao cho Việt Nam, nó vẫn được trang bị hải pháo Otobreda 76mm. Hải pháo này có tốc độ bắn khoảng 80 phát/phút với tầm bắn hiệu quả từ 16.000m đến 20.000 tùy thuộc vào loại đạn được triển khai. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Tuy nhiên điểm nhấn của USCGC Morgenthau không phải là Otobreda 76mm mà là hệ thống vũ khí đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS được đặt phía sau đuôi tàu. Với pháo tự động 6 nòng 20mm, Phalanx có tốc độ bắn tối đa lên đến 4.500 phát/phút có khả năng đánh chặn mọi mục tiêu bay tầm thấp ở khoảng cách không dưới 3.000m. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Hiện tại vẫn chưa rõ liệu phía Mỹ có đồng ý chuyển giao Phalanx CIWS đi kèm với USCGC Morgenthau cho Việt Nam hay không do một số trở ngại liên quan đến mặt pháp lý. Bên cạnh Phalanx hay Otobreda 76mm, USCGC Morgenthau còn được trang bị các ụ pháo tự động 25mm M242 Bushmaster và súng máy hạng nặng 12.7mm M2 Browning. Nguồn ảnh: Wikimedia.