Quân đội Ukraine gần đây bắt đầu tích cực sử dụng chiến thuật phục kích phòng không, nhằm vào máy bay chiến đấu Nga hoạt động tại các khu vực chiến tuyến. Tuy nhiên, Quân đội Nga đã nắm được quy luật phục kích và “tương kế, tựu kế”, phá hủy những tổ hợp phòng không của Ukraine.Chuyên gia phân tích quân sự hàng đầu của Nga về các hệ thống phòng không, ông Alexey Leonkov, đã cho biết, Quân đội Ukraine đang sử dụng chiến thuật phục kích phòng không, khi bí mật đưa các hệ thống phòng không đến gần khu vực chiến tuyến.Nhiệm vụ chính của những tổ hợp phòng không này là phục kích tiêu diệt máy bay Nga, mà không để bị đối phương phát hiện. Để làm được điều này, các hệ thống phòng không hoạt động một cách thụ động, chỉ bật radar vào thời điểm tấn công.Nhiệm vụ phát hiện máy bay chiến đấu của Nga đang bay gần khu vực chiến tuyến, do các hệ thống trinh sát bên ngoài đảm nhiệm; điều này khiến việc phát hiện các hệ thống phòng không của Ukraine trở thành một nhiệm vụ khó khăn với Quân đội Nga.Nhưng theo chuyên gia Leonkov, Quân đội Nga đã học được cách chống lại các chiến thuật này một cách hiệu quả. Ông Leonkov nhấn mạnh rằng, các phương pháp mà Quân đội Nga sử dụng, để phát hiện những hệ thống phòng không Ukraine rất đa dạng và không phải tất cả chúng đều có thể được tiết lộ.Nhưng theo chuyên gia Leonkov, Quân đội Nga đã học được cách chống lại các chiến thuật này một cách hiệu quả. Ông Leonkov nhấn mạnh rằng, các phương pháp mà Quân đội Nga sử dụng để phát hiện những hệ thống phòng không Ukraine rất đa dạng và không phải tất cả chúng đều có thể được tiết lộ.Theo phóng viên chiến trường người Nga Kiril Fedorov đưa tin, phi hành đoàn của một máy bay tiêm kích bom Su-34 của Nga đã thực hiện một chiến công phi thường, khi họ quyết định không nhảy dù, sau khi máy bay của họ bị một tên lửa phòng không của Ukraine bắn trúng.Thay vào đó, phi hành đoàn đã tìm cách hạ cánh an toàn chiếc máy bay đã bị thương tại sân bay gần nhất. Điều quan trọng cần lưu ý là thông tin của phóng viên Fedorov vẫn chưa được Quân đội Nga chính thức xác nhận, trong khi phóng viên Fedorov giữ kín danh tính của các phi công.Phóng viên Fedorov đã chia sẻ những thông tin quan trọng của vụ việc, đó là một chiếc tiêm kích bom Su-34 của Lực lượng Không quân chiến thuật Nga trong khi làm nhiệm vụ thả bom ở khu vực chiến tuyến, đã bị tên lửa phòng không Ukraine đã bắn trúng phía sau máy bay ở độ cao hơn 9 km. Vụ tấn công đã khiến một số hệ thống trên máy bay bị hỏng.Mặc dù tình hình rất nghiêm trọng, nhưng các phi công của chiếc Su-34 xấu số đã quyết định không phóng dù, mà cố gắng hạ cánh máy bay một cách an toàn. Thật đáng kinh ngạc, họ đã hoàn thành được điều này và chiếc máy bay bị bắn hỏng hiện đang được lên lịch sửa chữa. Theo Fedorov, những phi công dũng cảm sau đó đã được vinh danh với “Huân chương Dũng cảm”. Su-34 là máy bay tiêm kích bom chiến thuật hai chỗ ngồi, đã tham gia rất nhiều vào các cuộc không kích của Quân đội Nga trên chiến tuyến Ukraine; nó có nhiệm vụ như những máy bay ném bom chuyên dụng và được ví là “ngựa thồ” của Không quân Nga.Để thả những quả bom có cánh lượn trang bị mô-đun UMPK, phi công phải điều khiển máy bay Su-34 bay lên độ cao trên 9 km, nơi có bầu khí quyển loãng và nhiệt độ âm dưới 50 độ C; điều này đã gây ra những thách thức cho phi hành đoàn.Nếu vụ việc trên được xác thực, có thể nói rằng phi hành đoàn Su-34 đã có một sự may mắn đáng kinh ngạc. Theo Bulgarian Military, trong số các máy bay của Nga như Su-27, Su-30, Su-34 và Su-35, thì Su-34 là máy bay dễ bị tấn công bằng tên lửa phòng không hơn.Khi chiến đấu trên không phận có lực lượng phòng không mạnh của đối phương, kỹ năng của phi công đối với các động tác tránh tên lửa đối phương đang bay tới là hết sức quan trọng. Những hành động này có thể cứu mạng máy bay và phi công.Hành động tránh tên lửa thường thấy của phi công là bổ nhào thật nhanh, nhằm mục đích tối đa hóa tốc độ; đồng thời kích hoạt chế độ đốt sau để tăng tốc tránh tên lửa. Để phí công có thể tránh được đòn tấn công của tên lửa, phụ thuộc rất nhiều vào tính năng cụ thể của máy bay.Ví dụ máy bay tiêm kích Su-35 và máy bay tiêm kích bom Su-34, thì Su-35 có thể chịu được mức quá tải lên đến khoảng 9G, trong khi Su-34 đạt tối đa khoảng 7G. So sánh hai loại máy bay, Su-35 nhẹ hơn khoảng 4 tấn khi rỗng và có vũ khí. Đặc biệt là khi Su-34 mang bom đã hạn chế rất nhiều sự cơ động của máy bay.Do Su-34 tính năng cơ động thấp hơn Su-35, vì vậy khả năng tránh tên lửa cũng thấp hơn Su-35. Đặc biệt là khả năng chịu quá tải “G” của Su-35 cũng cao hơn của Su-34, do vậy phi công Su-35 có thể thực hiện các động tác ngoặt gấp ở tốc độ cao để tránh tên lửa đối phương, mà không ảnh hưởng tới khung thân máy bay. (Nguồn ảnh: Topwar, Wikipedia, Reuters).
Quân đội Ukraine gần đây bắt đầu tích cực sử dụng chiến thuật phục kích phòng không, nhằm vào máy bay chiến đấu Nga hoạt động tại các khu vực chiến tuyến. Tuy nhiên, Quân đội Nga đã nắm được quy luật phục kích và “tương kế, tựu kế”, phá hủy những tổ hợp phòng không của Ukraine.
Chuyên gia phân tích quân sự hàng đầu của Nga về các hệ thống phòng không, ông Alexey Leonkov, đã cho biết, Quân đội Ukraine đang sử dụng chiến thuật phục kích phòng không, khi bí mật đưa các hệ thống phòng không đến gần khu vực chiến tuyến.
Nhiệm vụ chính của những tổ hợp phòng không này là phục kích tiêu diệt máy bay Nga, mà không để bị đối phương phát hiện. Để làm được điều này, các hệ thống phòng không hoạt động một cách thụ động, chỉ bật radar vào thời điểm tấn công.
Nhiệm vụ phát hiện máy bay chiến đấu của Nga đang bay gần khu vực chiến tuyến, do các hệ thống trinh sát bên ngoài đảm nhiệm; điều này khiến việc phát hiện các hệ thống phòng không của Ukraine trở thành một nhiệm vụ khó khăn với Quân đội Nga.
Nhưng theo chuyên gia Leonkov, Quân đội Nga đã học được cách chống lại các chiến thuật này một cách hiệu quả. Ông Leonkov nhấn mạnh rằng, các phương pháp mà Quân đội Nga sử dụng, để phát hiện những hệ thống phòng không Ukraine rất đa dạng và không phải tất cả chúng đều có thể được tiết lộ.
Nhưng theo chuyên gia Leonkov, Quân đội Nga đã học được cách chống lại các chiến thuật này một cách hiệu quả. Ông Leonkov nhấn mạnh rằng, các phương pháp mà Quân đội Nga sử dụng để phát hiện những hệ thống phòng không Ukraine rất đa dạng và không phải tất cả chúng đều có thể được tiết lộ.
Theo phóng viên chiến trường người Nga Kiril Fedorov đưa tin, phi hành đoàn của một máy bay tiêm kích bom Su-34 của Nga đã thực hiện một chiến công phi thường, khi họ quyết định không nhảy dù, sau khi máy bay của họ bị một tên lửa phòng không của Ukraine bắn trúng.
Thay vào đó, phi hành đoàn đã tìm cách hạ cánh an toàn chiếc máy bay đã bị thương tại sân bay gần nhất. Điều quan trọng cần lưu ý là thông tin của phóng viên Fedorov vẫn chưa được Quân đội Nga chính thức xác nhận, trong khi phóng viên Fedorov giữ kín danh tính của các phi công.
Phóng viên Fedorov đã chia sẻ những thông tin quan trọng của vụ việc, đó là một chiếc tiêm kích bom Su-34 của Lực lượng Không quân chiến thuật Nga trong khi làm nhiệm vụ thả bom ở khu vực chiến tuyến, đã bị tên lửa phòng không Ukraine đã bắn trúng phía sau máy bay ở độ cao hơn 9 km. Vụ tấn công đã khiến một số hệ thống trên máy bay bị hỏng.
Mặc dù tình hình rất nghiêm trọng, nhưng các phi công của chiếc Su-34 xấu số đã quyết định không phóng dù, mà cố gắng hạ cánh máy bay một cách an toàn. Thật đáng kinh ngạc, họ đã hoàn thành được điều này và chiếc máy bay bị bắn hỏng hiện đang được lên lịch sửa chữa. Theo Fedorov, những phi công dũng cảm sau đó đã được vinh danh với “Huân chương Dũng cảm”.
Su-34 là máy bay tiêm kích bom chiến thuật hai chỗ ngồi, đã tham gia rất nhiều vào các cuộc không kích của Quân đội Nga trên chiến tuyến Ukraine; nó có nhiệm vụ như những máy bay ném bom chuyên dụng và được ví là “ngựa thồ” của Không quân Nga.
Để thả những quả bom có cánh lượn trang bị mô-đun UMPK, phi công phải điều khiển máy bay Su-34 bay lên độ cao trên 9 km, nơi có bầu khí quyển loãng và nhiệt độ âm dưới 50 độ C; điều này đã gây ra những thách thức cho phi hành đoàn.
Nếu vụ việc trên được xác thực, có thể nói rằng phi hành đoàn Su-34 đã có một sự may mắn đáng kinh ngạc. Theo Bulgarian Military, trong số các máy bay của Nga như Su-27, Su-30, Su-34 và Su-35, thì Su-34 là máy bay dễ bị tấn công bằng tên lửa phòng không hơn.
Khi chiến đấu trên không phận có lực lượng phòng không mạnh của đối phương, kỹ năng của phi công đối với các động tác tránh tên lửa đối phương đang bay tới là hết sức quan trọng. Những hành động này có thể cứu mạng máy bay và phi công.
Hành động tránh tên lửa thường thấy của phi công là bổ nhào thật nhanh, nhằm mục đích tối đa hóa tốc độ; đồng thời kích hoạt chế độ đốt sau để tăng tốc tránh tên lửa. Để phí công có thể tránh được đòn tấn công của tên lửa, phụ thuộc rất nhiều vào tính năng cụ thể của máy bay.
Ví dụ máy bay tiêm kích Su-35 và máy bay tiêm kích bom Su-34, thì Su-35 có thể chịu được mức quá tải lên đến khoảng 9G, trong khi Su-34 đạt tối đa khoảng 7G. So sánh hai loại máy bay, Su-35 nhẹ hơn khoảng 4 tấn khi rỗng và có vũ khí. Đặc biệt là khi Su-34 mang bom đã hạn chế rất nhiều sự cơ động của máy bay.
Do Su-34 tính năng cơ động thấp hơn Su-35, vì vậy khả năng tránh tên lửa cũng thấp hơn Su-35. Đặc biệt là khả năng chịu quá tải “G” của Su-35 cũng cao hơn của Su-34, do vậy phi công Su-35 có thể thực hiện các động tác ngoặt gấp ở tốc độ cao để tránh tên lửa đối phương, mà không ảnh hưởng tới khung thân máy bay. (Nguồn ảnh: Topwar, Wikipedia, Reuters).