Vừa qua, hàng loạt phương tiện truyền thông của nhiều quốc gia đồng loạt đăng tin về việc Triều Tiên đã cho biên chế tiêm kích J-10B hiện đại do Trung Quốc sản xuất. Nguồn gốc bắt đầu từ tấm ảnh cho thấy chiếc tiêm kích đang cất cánh do có logo của hãng KCTV - Truyền hình nhà nước Triều Tiên ở bên góc phải.
Ảnh: Bức ảnh được cho là tiêm kích J-10B của Không quân Triều TiênJ-10 là tiêm kích một động cơ đánh chặn hạng nhẹ chủ lực của Không quân Trung Quốc hiện nay với số lượng chế tạo đã hơn 500 chiếc. Nó có khả năng cơ động vô cùng tốt và sức chiến đấu cao, được đánh giá là vượt trội hơn của F-16 của Mỹ và JAS-39 Gripen của Thụy Điển ở cùng phân khúc.
Ảnh: Tiêm kích J-10B của Không quân Trung QuốcViệc sử hữu J-10B sẽ khiến cho Không quân Triều Tiên được cải thiện đáng kể sức chiến đấu khi hầu hết trong biên chế của họ đều là những máy bay đã lỗi thời. Phải chăng chỉ có số lượng ít MiG-29 là còn đảm đương miễn cưỡng yêu cầu của một tiêm kích hiện đại tuy nhiên số lượng cũng không quá đáng kể.
Ảnh: Biên đội MiG-29 Không quân Triều Tiên cất cánhDẫu vậy, rất nhanh chóng, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lập tức đính chính tin tức và không hề có bất cứ chiếc J-10B nào được họ chuyển giao cho Triều Tiên. Bản thân chiếc J-10B bị cắt ghép là một máy bay thuộc lữ đoàn không quân của chiến khu bắc bộ trong lúc đang thực hành diễn tập, nơi có kiến trúc nhà cửa có sự ảnh hưởng với văn hóa Triều Tiên.
Ảnh: Chiếc J-10B bị hiểu lầm được cắt ra từ phóng sự của CCTVTriều Tiên từ lâu đã bị Mỹ và Phương Tây cấm vận ngặt nghèo cả về kinh tế lẫn quân sự, do đó việc nước này có thể mua các loại vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay gần như là quá khó. Do đó, họ chỉ còn cách dựa vào nội lực của bản thân để tự sản xuất.
Ảnh: MiG-29 của Không quân Triều Tiên hạ cánh Trang bị mạnh nhất của Không quân Triều Tiên là Sư đoàn Không quân số 55 và Sư đoàn Không quân số 57 với các máy bay tiêm kích MIG-29 Fulcrum-A được mua từ Liên Xô trong phần cuối những nă 1980. Đây là phiên bản MIG-29 đời đầu với năng lực chiến đấu khá hạn chế, thua kém rất nhiều so với Su-27SK đời đầu chứ chưa thể so được với F-15K của Hàn Quốc.
Ảnh: Tiêm kích MiG-29 Fulcrum-A của Không quân Triều TiênNgoài ra, họ vẫn còn duy trì một số lượng các tiêm kích đời cũ hơn như MiG-21 huyền thoại và phiên bản Trung Quốc sản xuất của nó là J-7 trong biên chế, cùng một số J-6 (MIG-19) cũ hơn. Và một cơ số cường kích bom Su-25.
Ảnh: Nữ phi công Triều Tiên bên cạnh chiếc MiG-21 Bên cạnh nhập khẩu, Triều Tiên cũng có khả năng tự sản xuất/lắp ráp các tiêm kích MiG-29 cho riêng mình theo giấy phép và dây chuyền chuyển giao từ Liên Xô. Những chiếc máy bay này có khả năng tương đương với phiên bản Fulcrum-C hoặc thậm chí hơn, với năng lực khá đáng tin cậy. Dù không rõ số lượng họ đã chế tạo xong nhưng có thể tin rằng chưa quá 40 chiếc hoàn thành.
Ảnh: MiG-29 của Không quân Triều TiênDẫu vậy, khả năng của Không quân Triều Tiên vẫn luôn bị đánh giá là kém hơn rõ rệt so với đối thủ tiềm năng ở phía Nam là Hàn Quốc.
Ảnh: Chủ tịch Triều Tiên - Kim Jong Un thị sát Sư đoàn Không quân số 55Thay vào đó, Triều Tiên tập trung vào đầu tư cho lĩnh vực phòng không với hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại. Nhiều tổ hợp có kiểu dáng mô phỏng với những hệ thống S-300/400 hay Tor-M1 nổi tiếng của Nga.
Ảnh: Chủ tịch Kim thị sát đơn vị không quân
Vừa qua, hàng loạt phương tiện truyền thông của nhiều quốc gia đồng loạt đăng tin về việc Triều Tiên đã cho biên chế tiêm kích J-10B hiện đại do Trung Quốc sản xuất. Nguồn gốc bắt đầu từ tấm ảnh cho thấy chiếc tiêm kích đang cất cánh do có logo của hãng KCTV - Truyền hình nhà nước Triều Tiên ở bên góc phải.
Ảnh: Bức ảnh được cho là tiêm kích J-10B của Không quân Triều Tiên
J-10 là tiêm kích một động cơ đánh chặn hạng nhẹ chủ lực của Không quân Trung Quốc hiện nay với số lượng chế tạo đã hơn 500 chiếc. Nó có khả năng cơ động vô cùng tốt và sức chiến đấu cao, được đánh giá là vượt trội hơn của F-16 của Mỹ và JAS-39 Gripen của Thụy Điển ở cùng phân khúc.
Ảnh: Tiêm kích J-10B của Không quân Trung Quốc
Việc sử hữu J-10B sẽ khiến cho Không quân Triều Tiên được cải thiện đáng kể sức chiến đấu khi hầu hết trong biên chế của họ đều là những máy bay đã lỗi thời. Phải chăng chỉ có số lượng ít MiG-29 là còn đảm đương miễn cưỡng yêu cầu của một tiêm kích hiện đại tuy nhiên số lượng cũng không quá đáng kể.
Ảnh: Biên đội MiG-29 Không quân Triều Tiên cất cánh
Dẫu vậy, rất nhanh chóng, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lập tức đính chính tin tức và không hề có bất cứ chiếc J-10B nào được họ chuyển giao cho Triều Tiên. Bản thân chiếc J-10B bị cắt ghép là một máy bay thuộc lữ đoàn không quân của chiến khu bắc bộ trong lúc đang thực hành diễn tập, nơi có kiến trúc nhà cửa có sự ảnh hưởng với văn hóa Triều Tiên.
Ảnh: Chiếc J-10B bị hiểu lầm được cắt ra từ phóng sự của CCTV
Triều Tiên từ lâu đã bị Mỹ và Phương Tây cấm vận ngặt nghèo cả về kinh tế lẫn quân sự, do đó việc nước này có thể mua các loại vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay gần như là quá khó. Do đó, họ chỉ còn cách dựa vào nội lực của bản thân để tự sản xuất.
Ảnh: MiG-29 của Không quân Triều Tiên hạ cánh
Trang bị mạnh nhất của Không quân Triều Tiên là Sư đoàn Không quân số 55 và Sư đoàn Không quân số 57 với các máy bay tiêm kích MIG-29 Fulcrum-A được mua từ Liên Xô trong phần cuối những nă 1980. Đây là phiên bản MIG-29 đời đầu với năng lực chiến đấu khá hạn chế, thua kém rất nhiều so với Su-27SK đời đầu chứ chưa thể so được với F-15K của Hàn Quốc.
Ảnh: Tiêm kích MiG-29 Fulcrum-A của Không quân Triều Tiên
Ngoài ra, họ vẫn còn duy trì một số lượng các tiêm kích đời cũ hơn như MiG-21 huyền thoại và phiên bản Trung Quốc sản xuất của nó là J-7 trong biên chế, cùng một số J-6 (MIG-19) cũ hơn. Và một cơ số cường kích bom Su-25.
Ảnh: Nữ phi công Triều Tiên bên cạnh chiếc MiG-21
Bên cạnh nhập khẩu, Triều Tiên cũng có khả năng tự sản xuất/lắp ráp các tiêm kích MiG-29 cho riêng mình theo giấy phép và dây chuyền chuyển giao từ Liên Xô. Những chiếc máy bay này có khả năng tương đương với phiên bản Fulcrum-C hoặc thậm chí hơn, với năng lực khá đáng tin cậy. Dù không rõ số lượng họ đã chế tạo xong nhưng có thể tin rằng chưa quá 40 chiếc hoàn thành.
Ảnh: MiG-29 của Không quân Triều Tiên
Dẫu vậy, khả năng của Không quân Triều Tiên vẫn luôn bị đánh giá là kém hơn rõ rệt so với đối thủ tiềm năng ở phía Nam là Hàn Quốc.
Ảnh: Chủ tịch Triều Tiên - Kim Jong Un thị sát Sư đoàn Không quân số 55
Thay vào đó, Triều Tiên tập trung vào đầu tư cho lĩnh vực phòng không với hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại. Nhiều tổ hợp có kiểu dáng mô phỏng với những hệ thống S-300/400 hay Tor-M1 nổi tiếng của Nga.
Ảnh: Chủ tịch Kim thị sát đơn vị không quân