Hải quân và Không quân Trung Quốc được trang bị khoảng 1.700 máy bay quân sự, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay cường kích. Quy mô của nó chỉ đứng sau quân đội Mỹ với 3.400 máy bay chiến đấu.Nhưng trong số 1.700 máy bay trên, hiện có khoảng 33% máy bay là máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện nay. Ngoài ra, 28% máy bay quân sự, bao gồm máy bay ném bom và máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mới hơn, nhưng đã có phần lạc hậu.Trung Quốc trang bị nhiều mẫu máy bay tiêm kích không hề xa lạ với phương Tây. Tuy nhiên, hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc đều lấy cảm hứng hoặc sao chép từ thiết kế của Nga và Mỹ; vì vậy, nếu biết xuất xứ của máy bay quân sự Trung Quốc, không khó để nắm được hiệu suất của chúng.Liên Xô và Trung Quốc là đồng minh trong thập niên 1950, vì vậy Liên Xô đã cung cấp cho Trung Quốc một số lượng lớn công nghệ bao gồm xe tăng và máy bay chiến đấu. Các máy bay chiến đấu J-6 đầu tiên, được sản xuất tại Trung Quốc có nguồn gốc từ MiG-19.Trung Quốc đã sản xuất hàng nghìn máy bay chiến đấu J-6, và về cơ bản, chúng đã được cho loại biên. Năm 1962, Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc hàng chục tiêm kích MiG-21 mới. Các máy bay chiến đấu này sau đó đã được Trung Quốc bắt chước và phát triển thành J-7.Từ năm 1978 đến năm 2013, Trung Quốc đã sản xuất hàng nghìn máy bay chiến đấu J-7, phát triển hàng chục phiên bản cải tiến và hiện vẫn còn gần 400 chiếc J-7 đang được biên chế.J-7 có tốc độ bằng chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, khi đạt tốc độ Mach 2, nhưng loại máy bay này không thể mang theo nhiều nhiên liệu hoặc vũ khí, và hiệu suất radar của nó cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, Trung Quốc đã và đang nâng cấp khả năng chiến đấu của J-7.Năm 2004, chiếc J-7G mới nhất đã được ra mắt, bao gồm radar Doppler và tên lửa không đối không tầm xa, buồng lái kính kỹ thuật số. Các máy bay chiến đấu này có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và bắn hạ mục tiêu bằng tên lửa ngoài tầm nhìn.Mặc dù hiệu suất không tốt, nhưng J-7 có thể giúp Trung Quốc giữ chân được nhiều phi công và nhân viên kỹ thuật được đào tạo bài bản, cho đến khi nó được thay thế bằng các loại máy bay chiến đấu mới.Một máy bay quân sự khác từ thời Liên Xô được Trung Quốc vẫn tin dùng là máy bay H-6, đây là loại máy bay ném bom hai động cơ, được sao chép từ máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô, được thiết kế từ thập niên 1950, và Liên Xô cũng loại biên loại máy bay này cách đây hơn 40 năm.Dù tính năng kém xa máy bay ném bom B-52 của Mỹ hay máy bay ném bom Tu-95 của Nga, nhưng H-6K được cải tiến, có thể tiếp nhiên liệu trên không, vẫn có thể mang tên lửa hành trình tầm xa hạng nặng, để tiêu diệt lại các mục tiêu trên biển, hoặc mặt đất, cách xa hàng nghìn km.Nhiệm vụ ban đầu của máy bay ném bom H-6 là thả bom hạt nhân, nhưng hiện nay, Không quân Trung Quốc không giao cho H-6 nhiệm vụ này, mà chỉ dùng để phóng tên lửa hành trình tầm xa, từ ngoài bán kính phòng không của đối phương.Vào giữa thập niên 1960, Trung Quốc bắt đầu phát triển một loại máy bay đánh chặn F-8, bay thử năm 1979. F-8 là một máy bay đánh chặn siêu thanh hai động cơ, với tốc độ Mach 2,2. Thực chất F-8 là bản sao của MiG-21, sự khác biệt là sử dụng hai động cơ, cửa hút khí ở hai bên gốc cánh.Mặc dù ra đời tương đối muộn, nhưng J-8 thiếu hệ thống điện tử hàng không hiện đại và khả năng cơ động kém. Phiên bản cải tiến J-8 II được đưa vào biên chế cuối thập niên 1980, J-8 II được trang bị một loại radar mới và trở thành máy bay đánh chặn chủ yếu của không quân Trung Quốc. Hiện còn khoảng 150 chiếc J-8 II trong biên chế.Cuối cùng là hơn 200 chiếc JH-7, được Trung Quốc đưa vào trang bị năm 1992, đây là loại tiêm kích - bom hải quân hai chỗ ngồi, có thể mang 9 tấn vũ khí và có tốc độ bay tối đa Mach 1,75.JH-7 không thích hợp để không chiến, chúng chỉ sử dụng tên lửa chống hạm tầm xa để chiến đấu, ngoài ra được trang bị một số tên lửa chiến đấu trong tầm nhìn để tự vệ. JH-7 được đánh giá tương đương với Su-25 của Nga, kém xa F-4E của Mỹ và chỉ được xếp là chiến đấu cơ thế hệ 3. Nguồn ảnh: QQ. Cận cảnh sức mạnh của chiến đấu cơ J-20 hiện đại nhất trong biên chế của Không quân Trung Quốc. Nguồn: XinhuaVideo.
Hải quân và Không quân Trung Quốc được trang bị khoảng 1.700 máy bay quân sự, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay cường kích. Quy mô của nó chỉ đứng sau quân đội Mỹ với 3.400 máy bay chiến đấu.
Nhưng trong số 1.700 máy bay trên, hiện có khoảng 33% máy bay là máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, khó đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện nay. Ngoài ra, 28% máy bay quân sự, bao gồm máy bay ném bom và máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mới hơn, nhưng đã có phần lạc hậu.
Trung Quốc trang bị nhiều mẫu máy bay tiêm kích không hề xa lạ với phương Tây. Tuy nhiên, hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc đều lấy cảm hứng hoặc sao chép từ thiết kế của Nga và Mỹ; vì vậy, nếu biết xuất xứ của máy bay quân sự Trung Quốc, không khó để nắm được hiệu suất của chúng.
Liên Xô và Trung Quốc là đồng minh trong thập niên 1950, vì vậy Liên Xô đã cung cấp cho Trung Quốc một số lượng lớn công nghệ bao gồm xe tăng và máy bay chiến đấu. Các máy bay chiến đấu J-6 đầu tiên, được sản xuất tại Trung Quốc có nguồn gốc từ MiG-19.
Trung Quốc đã sản xuất hàng nghìn máy bay chiến đấu J-6, và về cơ bản, chúng đã được cho loại biên. Năm 1962, Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc hàng chục tiêm kích MiG-21 mới. Các máy bay chiến đấu này sau đó đã được Trung Quốc bắt chước và phát triển thành J-7.
Từ năm 1978 đến năm 2013, Trung Quốc đã sản xuất hàng nghìn máy bay chiến đấu J-7, phát triển hàng chục phiên bản cải tiến và hiện vẫn còn gần 400 chiếc J-7 đang được biên chế.
J-7 có tốc độ bằng chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, khi đạt tốc độ Mach 2, nhưng loại máy bay này không thể mang theo nhiều nhiên liệu hoặc vũ khí, và hiệu suất radar của nó cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, Trung Quốc đã và đang nâng cấp khả năng chiến đấu của J-7.
Năm 2004, chiếc J-7G mới nhất đã được ra mắt, bao gồm radar Doppler và tên lửa không đối không tầm xa, buồng lái kính kỹ thuật số. Các máy bay chiến đấu này có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn và bắn hạ mục tiêu bằng tên lửa ngoài tầm nhìn.
Mặc dù hiệu suất không tốt, nhưng J-7 có thể giúp Trung Quốc giữ chân được nhiều phi công và nhân viên kỹ thuật được đào tạo bài bản, cho đến khi nó được thay thế bằng các loại máy bay chiến đấu mới.
Một máy bay quân sự khác từ thời Liên Xô được Trung Quốc vẫn tin dùng là máy bay H-6, đây là loại máy bay ném bom hai động cơ, được sao chép từ máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô, được thiết kế từ thập niên 1950, và Liên Xô cũng loại biên loại máy bay này cách đây hơn 40 năm.
Dù tính năng kém xa máy bay ném bom B-52 của Mỹ hay máy bay ném bom Tu-95 của Nga, nhưng H-6K được cải tiến, có thể tiếp nhiên liệu trên không, vẫn có thể mang tên lửa hành trình tầm xa hạng nặng, để tiêu diệt lại các mục tiêu trên biển, hoặc mặt đất, cách xa hàng nghìn km.
Nhiệm vụ ban đầu của máy bay ném bom H-6 là thả bom hạt nhân, nhưng hiện nay, Không quân Trung Quốc không giao cho H-6 nhiệm vụ này, mà chỉ dùng để phóng tên lửa hành trình tầm xa, từ ngoài bán kính phòng không của đối phương.
Vào giữa thập niên 1960, Trung Quốc bắt đầu phát triển một loại máy bay đánh chặn F-8, bay thử năm 1979. F-8 là một máy bay đánh chặn siêu thanh hai động cơ, với tốc độ Mach 2,2. Thực chất F-8 là bản sao của MiG-21, sự khác biệt là sử dụng hai động cơ, cửa hút khí ở hai bên gốc cánh.
Mặc dù ra đời tương đối muộn, nhưng J-8 thiếu hệ thống điện tử hàng không hiện đại và khả năng cơ động kém. Phiên bản cải tiến J-8 II được đưa vào biên chế cuối thập niên 1980, J-8 II được trang bị một loại radar mới và trở thành máy bay đánh chặn chủ yếu của không quân Trung Quốc. Hiện còn khoảng 150 chiếc J-8 II trong biên chế.
Cuối cùng là hơn 200 chiếc JH-7, được Trung Quốc đưa vào trang bị năm 1992, đây là loại tiêm kích - bom hải quân hai chỗ ngồi, có thể mang 9 tấn vũ khí và có tốc độ bay tối đa Mach 1,75.
JH-7 không thích hợp để không chiến, chúng chỉ sử dụng tên lửa chống hạm tầm xa để chiến đấu, ngoài ra được trang bị một số tên lửa chiến đấu trong tầm nhìn để tự vệ. JH-7 được đánh giá tương đương với Su-25 của Nga, kém xa F-4E của Mỹ và chỉ được xếp là chiến đấu cơ thế hệ 3. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh sức mạnh của chiến đấu cơ J-20 hiện đại nhất trong biên chế của Không quân Trung Quốc. Nguồn: XinhuaVideo.