Những năm 1980, Không quân Mỹ đã lên kế hoạch phát triển một trực thăng trinh sát - tấn công mới bổ sung cho trực thăng tấn công AH-64 Apache.Hai nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Mỹ là Boeing và Sikorsky đã bắt tay hợp tác cùng nhau để tạo ra mẫu thử nghiệm mang tên RAH-66 Comanche.Mẫu thử nghiệm đầu tiên cất cánh vào ngày 4/01/1996. Mẫu thử nghiệm thứ 2 cất cánh vào 30/3/1999.Quân đội Mỹ dự định sử dụng RAH-66 với vai trò trinh sát - chỉ thị mục tiêu cho trực thăng tấn công AH-64 Apache.RAH-66 là dòng trực thăng được trang bị những hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại. Hình ảnh buồng lái RAH-66.Ấn tượng đầu tiên về RAH-66 là một thiết kế rất hầm hố nhằm làm giảm tối đa mặt cắt radar.Vỏ ngoài của nó được phủ thêm một lớp sơn đặc biệt có tác dụng hấp thu sóng điện từ.Thân trực thăng được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu composite cho phép giảm trọng lượng và tăng độ bền cơ học.Trực thăng trinh sát RAH-66 sử dụng cánh quạt chính 5 lưỡi cùng rotor ổn định bố trí trong đuôi trực thăng.Với yêu cầu nhiệm vụ trinh sát - chiến đấu tại những khu vực có tính đe dọa cao nên người ta trang bị cho trực thăng này những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.RAH-66 được trang bị 2 động cơ tuboshaft T-800-LHT-801 với công suất 1.432 mã lực/chiếc. Hệ thống động lực này giúp trực thăng đạt tốc độ tối đa 324km/h, tốc độ hành trình 300km/h. Với tốc độ này, RAH-66 là trực thăng có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay (ngoại trừ mẫu thử nghiệm Eurocopter X3).Đặc biệt, RAH-66 có phạm vi hoạt động tới 2.200km, phạm vi hoạt động này tương đương với một chiếc tiêm kích. Nhờ phạm vi hoạt động xa, RAH-66 có thể thực hiện nhiệm vụ trên một phạm vi rất rộng, nó có thể bay thẳng đến chiến trường mà không cần các phương tiện vận chuyển hỗ trợ khác đến địa điểm tập kết trước.RAH-66 được trang bị hệ thống “fly-by-wire” kỹ thuật số cho phép kiểm soát trạng thái của trực thăng tốt hơn. Ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống thông tin liên lạc đa kênh mạnh mẽ, hệ thống liên lạc vệ tinh cùng hệ thống liên kết dữ liệu trong thời gian thực.Về vũ khí, trực thăng RAH-66 được vũ trang một pháo XM301 20 mm bố trí dưới mũi.Hai khoang vũ khí bên trong thân có thể mang theo 6 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, hoặc 12 tên lửa phòng không tầm thấp AIM-92 Stinger.Do quân đội Mỹ yêu cầu đặc tính kỹ chiến thuật của RAH-66 rất cao nên chi phí phát triển trực thăng này trở nên vô cùng đắt đỏ.Theo Airforce-techonolory, kinh phí cho chương trình được dự kiến lên đến 40 tỷ USD, đây có thể coi là chương trình phát triển trực thăng đắt đỏ nhất thế giới.Ban đầu, quân đội Mỹ dự kiến mua sắm 800 chiếc RAH-66 với đơn giá khoảng 50 triệu USD/chiếc (tương đương với một chiếc tiêm kích hiện đại).Do chi phí quá đắt, trong khi hiệu quả tác chiến không quá cao, chương trình RAH-66 Comanche chính thức bị “khai tử” vào ngày 23/2/2004.Tại thời điểm bị “khai tử”, hai mẫu thử nghiệm RAH-66 đã ngốn hết 6,9 tỷ USD, chi phí mỗi chiếc tới 3,45 tỷ USD.Đây có thể coi là loại máy bay đắt đỏ nhất lịch sử hàng không thế giới. Dù bị tuyên bố hủy bỏ, nhưng không ít ý kiến cho rằng Mỹ có thể vẫn bí mật sản xuất một số chiếc để hoạt động trong các chiến dịch bí mật của mình.
Những năm 1980, Không quân Mỹ đã lên kế hoạch phát triển một trực thăng trinh sát - tấn công mới bổ sung cho trực thăng tấn công AH-64 Apache.
Hai nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Mỹ là Boeing và Sikorsky đã bắt tay hợp tác cùng nhau để tạo ra mẫu thử nghiệm mang tên RAH-66 Comanche.
Mẫu thử nghiệm đầu tiên cất cánh vào ngày 4/01/1996. Mẫu thử nghiệm thứ 2 cất cánh vào 30/3/1999.
Quân đội Mỹ dự định sử dụng RAH-66 với vai trò trinh sát - chỉ thị mục tiêu cho trực thăng tấn công AH-64 Apache.
RAH-66 là dòng trực thăng được trang bị những hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại. Hình ảnh buồng lái RAH-66.
Ấn tượng đầu tiên về RAH-66 là một thiết kế rất hầm hố nhằm làm giảm tối đa mặt cắt radar.
Vỏ ngoài của nó được phủ thêm một lớp sơn đặc biệt có tác dụng hấp thu sóng điện từ.
Thân trực thăng được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu composite cho phép giảm trọng lượng và tăng độ bền cơ học.
Trực thăng trinh sát RAH-66 sử dụng cánh quạt chính 5 lưỡi cùng rotor ổn định bố trí trong đuôi trực thăng.
Với yêu cầu nhiệm vụ trinh sát - chiến đấu tại những khu vực có tính đe dọa cao nên người ta trang bị cho trực thăng này những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.
RAH-66 được trang bị 2 động cơ tuboshaft T-800-LHT-801 với công suất 1.432 mã lực/chiếc. Hệ thống động lực này giúp trực thăng đạt tốc độ tối đa 324km/h, tốc độ hành trình 300km/h. Với tốc độ này, RAH-66 là trực thăng có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay (ngoại trừ mẫu thử nghiệm Eurocopter X3).
Đặc biệt, RAH-66 có phạm vi hoạt động tới 2.200km, phạm vi hoạt động này tương đương với một chiếc tiêm kích. Nhờ phạm vi hoạt động xa, RAH-66 có thể thực hiện nhiệm vụ trên một phạm vi rất rộng, nó có thể bay thẳng đến chiến trường mà không cần các phương tiện vận chuyển hỗ trợ khác đến địa điểm tập kết trước.
RAH-66 được trang bị hệ thống “fly-by-wire” kỹ thuật số cho phép kiểm soát trạng thái của trực thăng tốt hơn. Ngoài ra nó còn được trang bị hệ thống thông tin liên lạc đa kênh mạnh mẽ, hệ thống liên lạc vệ tinh cùng hệ thống liên kết dữ liệu trong thời gian thực.
Về vũ khí, trực thăng RAH-66 được vũ trang một pháo XM301 20 mm bố trí dưới mũi.
Hai khoang vũ khí bên trong thân có thể mang theo 6 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, hoặc 12 tên lửa phòng không tầm thấp AIM-92 Stinger.
Do quân đội Mỹ yêu cầu đặc tính kỹ chiến thuật của RAH-66 rất cao nên chi phí phát triển trực thăng này trở nên vô cùng đắt đỏ.
Theo Airforce-techonolory, kinh phí cho chương trình được dự kiến lên đến 40 tỷ USD, đây có thể coi là chương trình phát triển trực thăng đắt đỏ nhất thế giới.
Ban đầu, quân đội Mỹ dự kiến mua sắm 800 chiếc RAH-66 với đơn giá khoảng 50 triệu USD/chiếc (tương đương với một chiếc tiêm kích hiện đại).
Do chi phí quá đắt, trong khi hiệu quả tác chiến không quá cao, chương trình RAH-66 Comanche chính thức bị “khai tử” vào ngày 23/2/2004.
Tại thời điểm bị “khai tử”, hai mẫu thử nghiệm RAH-66 đã ngốn hết 6,9 tỷ USD, chi phí mỗi chiếc tới 3,45 tỷ USD.
Đây có thể coi là loại máy bay đắt đỏ nhất lịch sử hàng không thế giới. Dù bị tuyên bố hủy bỏ, nhưng không ít ý kiến cho rằng Mỹ có thể vẫn bí mật sản xuất một số chiếc để hoạt động trong các chiến dịch bí mật của mình.