Bước vào năm thứ ba của cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc đối đầu giữa hai nước ngày càng trở nên khốc liệt, và số vũ khí của cả hai bên đã được huy động hết. Với Nga đó là các loại bom hàng không, được Quân đội Nga sử dụng ở mức gần như “tối đa”.Chỉ tính riêng trong 3 tháng qua, lực lượng không quân chiến thuật của Nga đã thả 3.500 quả bom vào các vị trí của Quân đội Ukraine. Thông tin này được cung cấp bởi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Ivan Gavrilyuk. Theo ông, con số này gấp 16 lần so với năm 2023.Moscow đang tận dụng lợi thế của mình về bom đạn, nên không giảm cường độ hỏa lực; trong khi Ukraine và phương Tây không thể theo kịp Nga về số lượng bom đạn. Kể từ đầu năm 2024, lợi thế về hỏa lực pháo binh dọc tiền tuyến là 7:1 nghiêng về Quân đội Nga, ông Gavrilyuk nói.Lực lượng không quân chiến thuật Nga đã thả 250 quả bom mỗi ngày vào các vị trí của quân Ukraine; chính bom chứ không phải hỏa lực pháo binh, đã trở thành nỗi kinh hoàng thực sự đối với quân Ukraine ở tiền tuyến.Chính nhờ phần lớn vào hỏa lực không quân mà Quân đội Nga đã có thể nhanh chóng đánh sập pháo đài kiên cố Avdiivka. Quân đội Nga gần đây tranh thủ thời tiết tốt và phòng không Ukraine tê liệt, đã tăng đáng kể số lượng các cuộc tấn công bằng bom vào các mục tiêu của Ukraine.Giờ đây, bom không chỉ được quân Nga dùng để phá hủy mục tiêu kiên cố, mà còn được thả xuống các vành đai rừng trồng, nơi Quân đội Ukraine thường trú ẩn; thậm chí còn chi viện trực tiếp theo yêu cầu của bộ binh Nga ở những chiến trường trọng điểm.Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga công bố video sử dụng bom lượn có điều khiển hạng nặng FAB-1500 tấn công vào các vị trí của Ukraine. Sau khi nghe thấy một tiếng nổ lớn, một quả cầu lửa khổng lồ tới 15 mét, thổi bay mọi sự kháng cực của quân Ukraine; cảnh tượng thật kinh hoàng. Truyền thông Mỹ bình luận, việc Quân đội Nga sử dụng bom hạng nặng FAB-1500 đã phá hủy “không thương tiếc” tuyến phòng thủ của Ukraine, giúp Quân đội Nga chiếm thế chủ động trên tiền tuyến.FAB-1500 là ký hiệu viết tắt của bom thả rơi tự do 1.500 kg, do Liên Xô phát triển, tổng trọng lượng khoảng 1,5 tấn. Vỏ bom được làm bằng vật liệu hợp kim có độ bền cao, bên trong chứa một lượng lớn thuốc nổ mạnh tới 670 kg. Bom được kích nổ bằng ngòi chạm nổ.Bom FAB-1500 dùng để phá hủy các công trình phòng thủ kiên cố, như trung tâm chỉ huy mặt đất, đường băng sân bay, bến cảng, kho tàng của đối phương. Trước kia, bom FAB-1500 được trang bị trên các loại máy bay ném bom chuyên dụng, thả xuống mục tiêu gần theo phương thẳng đứng. Trong cuộc chiến với Ukraine, Không quân Nga đã thả bom FAB-1500 xuống Nhà máy thép Azovstal tại Mariupol vào tháng 6/2022 bằng máy bay ném bom Tu-22M3. Tuy nhiên, khi đó mục tiêu này đã bị vây hãm và lực lượng phòng không Ukraine tại đây đã bị tê liệt. Việc sử dụng với số lượng lớn loại bom tấn này của Nga chỉ được bắt đầu vào tháng 9/2023, khi bom FAB-1500 được cải tiến thành bom lượn có điều khiển, có thể tấn công mục tiêu từ xa, giúp nâng cao đáng kể độ chính xác và an toàn cho máy bay thả bom.Sau khi cải tiến, các loại máy bay chiến đấu của Nga như Su-34 hay Su-35 đều có thể mang loại bom tấn này. Cùng với bom FAB-500, bom FAB-1500 đã góp phần tấn công hiệu quả các mục tiêu kiên cố của quân Ukraine, mà hỏa lực pháo binh không thể giải quyết được.Trong trường hợp bình thường, Quân đội Nga sử dụng bom FAB-500 để tấn công mục tiêu và binh lính Ukraine ở tiền tuyến cho biết, họ đã quen với loại bom lượn nặng 500 kg này khi sức công phá là rất lớn. Tuy nhiên với bom tấn FAB-1500, thì nó mới thực sự là một "quả bom địa ngục".Bằng việc sử dụng quả bom cực mạnh này, Quân đội Nga đã san bằng một số lượng lớn công sự phòng thủ kiên cố của Ukraine ở Avdiivka, Marinka, Kupyansk hay Rabotino. Đặc biệt là “pháo đài không thể đánh sập” Avdiivka bị thất thủ chỉ trong vòng 30 ngày, điều này đã trở thành cơn ác mộng đối với Quân đội Ukraine ở tiền tuyến.Đồng thời, độ chính xác của bom lượn có điều khiển của Nga trong việc tấn công các mục tiêu điểm, khiến quân Ukraine tổn thất nặng. Đó là lý do tại sao cách đây một thời gian, Ukraine đã phải đưa hệ thống phòng không tầm xa Patriot đến gần các mặt trận.Tuy nhiên, việc đưa các hệ thống phòng không Patriot có khả năng cơ động hạn chế ra gần khu vực mặt trận là việc làm mạo hiểm, khiến một số khẩu đội Patriot đã bị phát hiện và phá hủy. Điều này khiến Quân đội Ukraine rơi vào vòng luẩn quẩn, mà họ chưa có cách nào đối phó với bom của Nga (Nguồn ảnh: Topwar, RIA Novosti, CNN).Máy bay tiêm kích bom Su-34 của Nga thả 4 quả bom lượn có điều khiển FAB-500M-62, tấn công các vị trí của quân Ukraine ở hướng Nam Donetsk. Nguồn: Topwar.
Bước vào năm thứ ba của cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc đối đầu giữa hai nước ngày càng trở nên khốc liệt, và số vũ khí của cả hai bên đã được huy động hết. Với Nga đó là các loại bom hàng không, được Quân đội Nga sử dụng ở mức gần như “tối đa”.
Chỉ tính riêng trong 3 tháng qua, lực lượng không quân chiến thuật của Nga đã thả 3.500 quả bom vào các vị trí của Quân đội Ukraine. Thông tin này được cung cấp bởi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Ivan Gavrilyuk. Theo ông, con số này gấp 16 lần so với năm 2023.
Moscow đang tận dụng lợi thế của mình về bom đạn, nên không giảm cường độ hỏa lực; trong khi Ukraine và phương Tây không thể theo kịp Nga về số lượng bom đạn. Kể từ đầu năm 2024, lợi thế về hỏa lực pháo binh dọc tiền tuyến là 7:1 nghiêng về Quân đội Nga, ông Gavrilyuk nói.
Lực lượng không quân chiến thuật Nga đã thả 250 quả bom mỗi ngày vào các vị trí của quân Ukraine; chính bom chứ không phải hỏa lực pháo binh, đã trở thành nỗi kinh hoàng thực sự đối với quân Ukraine ở tiền tuyến.
Chính nhờ phần lớn vào hỏa lực không quân mà Quân đội Nga đã có thể nhanh chóng đánh sập pháo đài kiên cố Avdiivka. Quân đội Nga gần đây tranh thủ thời tiết tốt và phòng không Ukraine tê liệt, đã tăng đáng kể số lượng các cuộc tấn công bằng bom vào các mục tiêu của Ukraine.
Giờ đây, bom không chỉ được quân Nga dùng để phá hủy mục tiêu kiên cố, mà còn được thả xuống các vành đai rừng trồng, nơi Quân đội Ukraine thường trú ẩn; thậm chí còn chi viện trực tiếp theo yêu cầu của bộ binh Nga ở những chiến trường trọng điểm.
Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga công bố video sử dụng bom lượn có điều khiển hạng nặng FAB-1500 tấn công vào các vị trí của Ukraine. Sau khi nghe thấy một tiếng nổ lớn, một quả cầu lửa khổng lồ tới 15 mét, thổi bay mọi sự kháng cực của quân Ukraine; cảnh tượng thật kinh hoàng.
Truyền thông Mỹ bình luận, việc Quân đội Nga sử dụng bom hạng nặng FAB-1500 đã phá hủy “không thương tiếc” tuyến phòng thủ của Ukraine, giúp Quân đội Nga chiếm thế chủ động trên tiền tuyến.
FAB-1500 là ký hiệu viết tắt của bom thả rơi tự do 1.500 kg, do Liên Xô phát triển, tổng trọng lượng khoảng 1,5 tấn. Vỏ bom được làm bằng vật liệu hợp kim có độ bền cao, bên trong chứa một lượng lớn thuốc nổ mạnh tới 670 kg. Bom được kích nổ bằng ngòi chạm nổ.
Bom FAB-1500 dùng để phá hủy các công trình phòng thủ kiên cố, như trung tâm chỉ huy mặt đất, đường băng sân bay, bến cảng, kho tàng của đối phương. Trước kia, bom FAB-1500 được trang bị trên các loại máy bay ném bom chuyên dụng, thả xuống mục tiêu gần theo phương thẳng đứng.
Trong cuộc chiến với Ukraine, Không quân Nga đã thả bom FAB-1500 xuống Nhà máy thép Azovstal tại Mariupol vào tháng 6/2022 bằng máy bay ném bom Tu-22M3. Tuy nhiên, khi đó mục tiêu này đã bị vây hãm và lực lượng phòng không Ukraine tại đây đã bị tê liệt.
Việc sử dụng với số lượng lớn loại bom tấn này của Nga chỉ được bắt đầu vào tháng 9/2023, khi bom FAB-1500 được cải tiến thành bom lượn có điều khiển, có thể tấn công mục tiêu từ xa, giúp nâng cao đáng kể độ chính xác và an toàn cho máy bay thả bom.
Sau khi cải tiến, các loại máy bay chiến đấu của Nga như Su-34 hay Su-35 đều có thể mang loại bom tấn này. Cùng với bom FAB-500, bom FAB-1500 đã góp phần tấn công hiệu quả các mục tiêu kiên cố của quân Ukraine, mà hỏa lực pháo binh không thể giải quyết được.
Trong trường hợp bình thường, Quân đội Nga sử dụng bom FAB-500 để tấn công mục tiêu và binh lính Ukraine ở tiền tuyến cho biết, họ đã quen với loại bom lượn nặng 500 kg này khi sức công phá là rất lớn. Tuy nhiên với bom tấn FAB-1500, thì nó mới thực sự là một "quả bom địa ngục".
Bằng việc sử dụng quả bom cực mạnh này, Quân đội Nga đã san bằng một số lượng lớn công sự phòng thủ kiên cố của Ukraine ở Avdiivka, Marinka, Kupyansk hay Rabotino. Đặc biệt là “pháo đài không thể đánh sập” Avdiivka bị thất thủ chỉ trong vòng 30 ngày, điều này đã trở thành cơn ác mộng đối với Quân đội Ukraine ở tiền tuyến.
Đồng thời, độ chính xác của bom lượn có điều khiển của Nga trong việc tấn công các mục tiêu điểm, khiến quân Ukraine tổn thất nặng. Đó là lý do tại sao cách đây một thời gian, Ukraine đã phải đưa hệ thống phòng không tầm xa Patriot đến gần các mặt trận.
Tuy nhiên, việc đưa các hệ thống phòng không Patriot có khả năng cơ động hạn chế ra gần khu vực mặt trận là việc làm mạo hiểm, khiến một số khẩu đội Patriot đã bị phát hiện và phá hủy. Điều này khiến Quân đội Ukraine rơi vào vòng luẩn quẩn, mà họ chưa có cách nào đối phó với bom của Nga (Nguồn ảnh: Topwar, RIA Novosti, CNN).
Máy bay tiêm kích bom Su-34 của Nga thả 4 quả bom lượn có điều khiển FAB-500M-62, tấn công các vị trí của quân Ukraine ở hướng Nam Donetsk. Nguồn: Topwar.