Trong những ngày vừa qua, quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đột ngột trở lên căng thẳng, sau một thời gian lắng dịu, khi Triều Tiên tiến hành thử tên lửa chiến thuật ngày 25/3; sự kiện này có khả năng đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc và đối tác Triều Tiên đi xuống một vòng xoáy leo thang nguy hiểm.Để gửi lời cảnh báo tới Triều Tiên, vừa qua Washington và Seoul tuyên bố tiếp tục đầu tư vào công nghệ, nhằm bảo vệ an ninh của Hàn Quốc. Trong đó tập trung mua sắm máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35, thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay.Do tính linh hoạt của chiến đấu cơ F-35, đặc biệt là khả năng "xuyên phá" qua hệ thống phòng không được đánh giá là rất mạnh của Triều Tiên, nên F-35 được cả Quân đội Mỹ và Hàn Quốc lựa chọn là vũ khí chủ lực, để ngăn chặn và đánh bại Triều Tiên ngay trong giờ đầu của cuộc xung đột.Bình Nhưỡng đã phản ứng với thái độ "giận dữ", trước việc Không quân Hàn Quốc tiếp nhận máy bay F-35 và số lượng tiếp tục tăng. Triều Tiên cho hành động trang bị F-35 của Hàn Quốc là "hành động cực kỳ nguy hiểm" và đe dọa rằng: "Các nhà chức trách Hàn Quốc nên tỉnh táo lại, trước khi quá muộn".Trong số rất nhiều dự án quốc phòng mà Hàn Quốc đang thực hiện, tại sao việc mua F-35 lại gây ra phản ứng gay gắt như vậy từ phía Triều Tiên? Phải chăng, các cơ sở quân sự của Triều Tiên sẽ bị "san phẳng", bởi số chiến đấu cơ F-35 của Hàn Quốc?Có hàng loạt chiến lược trong học thuyết quân sự của Hàn Quốc, khiến Triều Tiên phải lo ngại; cụ thể là kế hoạch phát hiện và đánh phủ đầu, thực hiện một loạt các cuộc tấn công tầm xa, chính xác, nhanh chóng vào các địa điểm tên lửa của Triều Tiên và căn cứ quân sự quan trọng khác.Việc trang bị F-35, sẽ giúp Không quân Hàn Quốc tăng cường đáng kể khả năng xâm nhập sâu vào không phận và chế áp các trận địa phòng không, cũng như các trận địa tên lửa của Triều Tiên; tạo thuận lợi cho các lực lượng khác của Hàn Quốc bước vào chiến đấu.Với khả năng tàng hình vượt trội và khả năng tấn công mặt đất, F-35 cũng có thể phá hủy các trận địa pháo binh tầm xa dọc khu giới tuyến; loại bỏ được mối đe dọa mang tên pháo binh Triều Tiên đối với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, cũng như làm phá sản kế hoạch phản công của Triều Tiên mang tin Kill Chain.Hàn Quốc và Mỹ cho rằng, số máy bay chiến đấu F-35 hiện có trên lãnh thổ Triều Tiên, có thể tạo ra sự khác biệt lớn trên chiến trường. Đồng thời ngăn chặn có hiệu quả các cuộc tấn công trả đũa của Triều Tiên, với thiệt hại tối thiểu, đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Hàn Quốc.Hiện nay mối đe dọa đáng kể nhất của Triều Tiên, đối với máy bay F-35, là thống tên lửa đất đối không KN-06 mới nhất của Triều Tiên; theo phán đoán, đây có thể là một bản sao không hoàn chỉnh, của phiên bản tên lửa S-300 đới đầu, được sản xuất dưới thời Liên Xô.Nếu với tính năng như vậy, KN-06 chỉ có thể đe dọa sự an toàn của các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 như F-15 hoặc F-16, nhưng khó có thể đe dọa được những chiến đấu cơ thế hệ 5 như F-35 hay F-22. Nói một cách đơn giản, phòng không Triều Tiên thiếu loại tên lửa, để có thể chống lại hiệu quả, những chiến đấu cơ thế hệ 5.Trong khi đó, số máy bay chiến đấu thời có từ thời Chiến tranh Lạnh của Triều Tiên, không có lợi thế trong chiếm ưu thế trên không trước số máy bay chiến đấu của liên quân Mỹ - Hàn, do những chiến đấu cơ thế hệ 5 như F-22 hay F-35 dẫn đầu.Các nhóm tấn công tàu sân bay với biến thể F-35C, xuất kích từ tàu sân bay, là nguồn dự bị quan trọng, tiếp thêm sức mạnh cho liên quân Mỹ-Hàn; giúp Hải quân Mỹ tấn công một số lượng lớn, cơ sở hạ tầng chính trị và quân sự của Triều Tiên, góp phần giảm nhẹ khả năng trả đũa của Triều Tiên.Nếu một cuộc chiến tranh tổng lực tiếp tục một lần nữa giữa hai miền, số F-35 của liên quân Mỹ - Hàn, sẽ đảm nhiệm thực hiện các cuộc tiến công chính xác tầm xa, trong đòn đánh đầu tiên, vào tất cả các địa điểm nghi ngờ là căn cứ tên lửa, kho vũ khí hạt nhân, trận địa phòng không và pháo tầm xa của Triều Tiên.Việc tăng cường trang bị F-35, có lẽ là thông điệp cứng rắn mà Hàn Quốc gửi đến Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ thừa khả năng đáp trả những hành động gây hấn với sức mạnh không quân áp đảo. Và chắc chắn, Quân đội Triều Tiên cũng đang tìm cách phá ưu thế này, của liên quân Mỹ - Hàn. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của Không quân Hàn Quốc tăng thêm vài bậc sau khi xuất hiện tiêm kích F-35 trong biên chế. Nguồn: Chosul.
Trong những ngày vừa qua, quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đột ngột trở lên căng thẳng, sau một thời gian lắng dịu, khi Triều Tiên tiến hành thử tên lửa chiến thuật ngày 25/3; sự kiện này có khả năng đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc và đối tác Triều Tiên đi xuống một vòng xoáy leo thang nguy hiểm.
Để gửi lời cảnh báo tới Triều Tiên, vừa qua Washington và Seoul tuyên bố tiếp tục đầu tư vào công nghệ, nhằm bảo vệ an ninh của Hàn Quốc. Trong đó tập trung mua sắm máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35, thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay.
Do tính linh hoạt của chiến đấu cơ F-35, đặc biệt là khả năng "xuyên phá" qua hệ thống phòng không được đánh giá là rất mạnh của Triều Tiên, nên F-35 được cả Quân đội Mỹ và Hàn Quốc lựa chọn là vũ khí chủ lực, để ngăn chặn và đánh bại Triều Tiên ngay trong giờ đầu của cuộc xung đột.
Bình Nhưỡng đã phản ứng với thái độ "giận dữ", trước việc Không quân Hàn Quốc tiếp nhận máy bay F-35 và số lượng tiếp tục tăng. Triều Tiên cho hành động trang bị F-35 của Hàn Quốc là "hành động cực kỳ nguy hiểm" và đe dọa rằng: "Các nhà chức trách Hàn Quốc nên tỉnh táo lại, trước khi quá muộn".
Trong số rất nhiều dự án quốc phòng mà Hàn Quốc đang thực hiện, tại sao việc mua F-35 lại gây ra phản ứng gay gắt như vậy từ phía Triều Tiên? Phải chăng, các cơ sở quân sự của Triều Tiên sẽ bị "san phẳng", bởi số chiến đấu cơ F-35 của Hàn Quốc?
Có hàng loạt chiến lược trong học thuyết quân sự của Hàn Quốc, khiến Triều Tiên phải lo ngại; cụ thể là kế hoạch phát hiện và đánh phủ đầu, thực hiện một loạt các cuộc tấn công tầm xa, chính xác, nhanh chóng vào các địa điểm tên lửa của Triều Tiên và căn cứ quân sự quan trọng khác.
Việc trang bị F-35, sẽ giúp Không quân Hàn Quốc tăng cường đáng kể khả năng xâm nhập sâu vào không phận và chế áp các trận địa phòng không, cũng như các trận địa tên lửa của Triều Tiên; tạo thuận lợi cho các lực lượng khác của Hàn Quốc bước vào chiến đấu.
Với khả năng tàng hình vượt trội và khả năng tấn công mặt đất, F-35 cũng có thể phá hủy các trận địa pháo binh tầm xa dọc khu giới tuyến; loại bỏ được mối đe dọa mang tên pháo binh Triều Tiên đối với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, cũng như làm phá sản kế hoạch phản công của Triều Tiên mang tin Kill Chain.
Hàn Quốc và Mỹ cho rằng, số máy bay chiến đấu F-35 hiện có trên lãnh thổ Triều Tiên, có thể tạo ra sự khác biệt lớn trên chiến trường. Đồng thời ngăn chặn có hiệu quả các cuộc tấn công trả đũa của Triều Tiên, với thiệt hại tối thiểu, đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Hàn Quốc.
Hiện nay mối đe dọa đáng kể nhất của Triều Tiên, đối với máy bay F-35, là thống tên lửa đất đối không KN-06 mới nhất của Triều Tiên; theo phán đoán, đây có thể là một bản sao không hoàn chỉnh, của phiên bản tên lửa S-300 đới đầu, được sản xuất dưới thời Liên Xô.
Nếu với tính năng như vậy, KN-06 chỉ có thể đe dọa sự an toàn của các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 như F-15 hoặc F-16, nhưng khó có thể đe dọa được những chiến đấu cơ thế hệ 5 như F-35 hay F-22. Nói một cách đơn giản, phòng không Triều Tiên thiếu loại tên lửa, để có thể chống lại hiệu quả, những chiến đấu cơ thế hệ 5.
Trong khi đó, số máy bay chiến đấu thời có từ thời Chiến tranh Lạnh của Triều Tiên, không có lợi thế trong chiếm ưu thế trên không trước số máy bay chiến đấu của liên quân Mỹ - Hàn, do những chiến đấu cơ thế hệ 5 như F-22 hay F-35 dẫn đầu.
Các nhóm tấn công tàu sân bay với biến thể F-35C, xuất kích từ tàu sân bay, là nguồn dự bị quan trọng, tiếp thêm sức mạnh cho liên quân Mỹ-Hàn; giúp Hải quân Mỹ tấn công một số lượng lớn, cơ sở hạ tầng chính trị và quân sự của Triều Tiên, góp phần giảm nhẹ khả năng trả đũa của Triều Tiên.
Nếu một cuộc chiến tranh tổng lực tiếp tục một lần nữa giữa hai miền, số F-35 của liên quân Mỹ - Hàn, sẽ đảm nhiệm thực hiện các cuộc tiến công chính xác tầm xa, trong đòn đánh đầu tiên, vào tất cả các địa điểm nghi ngờ là căn cứ tên lửa, kho vũ khí hạt nhân, trận địa phòng không và pháo tầm xa của Triều Tiên.
Việc tăng cường trang bị F-35, có lẽ là thông điệp cứng rắn mà Hàn Quốc gửi đến Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ thừa khả năng đáp trả những hành động gây hấn với sức mạnh không quân áp đảo. Và chắc chắn, Quân đội Triều Tiên cũng đang tìm cách phá ưu thế này, của liên quân Mỹ - Hàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của Không quân Hàn Quốc tăng thêm vài bậc sau khi xuất hiện tiêm kích F-35 trong biên chế. Nguồn: Chosul.